Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![vé máy bay đi Vinh](https://i1.wp.com/bay468.com/image/data/vinh/ve-may-bay-di-vinh.jpg)
![vé máy bay đi VInh](https://i2.wp.com/bay468.com/image/data/vinh/ve-may-bay-di-vinh-1.jpg)
![vé máy bay đi Vinh](https://i2.wp.com/bay468.com/image/data/vinh/ve-may-bay-di-vinh-gia-re.jpg)
Tôi không sinh ra ở Vinh, cũng không có quá nhiều thời gian gắn bó với nơi này. Nhưng có lẽ giữa tôi và thành phố bé nhỏ này vẫn có chút gì đó gọi là duyên nợ. Ra đi rồi trở về, tôi vẫn luôn thấy Vinh mang dáng dấp và hơi thở thân quen, gần gũi, mặc cho thời gian và guồng quay của nhịp sống đang khiến mọi thứ đổi thay từng ngày.
![Một cảm nhận phố Vinh](https://image.baonghean.vn/w607/Uploaded/2018/nkdkswkqoc/201601/original/images1439343_4_mua_qua_pho_1.jpg)
Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Vinh là ngày tôi tiễn thầy tôi ra chiến trường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong con mắt trẻ thơ lúc đó, Vinh thực sự rất ồn ào, nhộn nhịp và tấp nập - khác hẳn miền quê thanh bình mà tôi sinh sống. Những ngôi nhà tầng những cột khói cao ngút trời, cả những chiếc xích lô chở khách dạo khắp phố phường,… Mọi thứ thật lạ lẫm, khơi dậy sự thích thú và trí tò mò của một đứa trẻ quê lần đầu ra tỉnh. Rồi cả những chuyến tàu xình xịch chuyển bánh, bóng thầy tôi với chiếc mũ tai bèo khuất dần sau ô cửa kính. Người ta bảo rằng, ấn tượng ban đầu như chất keo dính chặt tâm hồn vào vạn vật. Và tôi vẫn mang giấc mơ khắc khoải về một thành Vinh với những con tàu, những tòa nhà và sự ồn ào của phố xá cho đến tận lúc trưởng thành.
Sau này, khi đã đặt chân đến nhiều vùng, miền khắp trong Nam, ngoài Bắc, tôi càng cảm nhận được sự khác biệt của thành Vinh. Trong cái huyên náo của phố phường, Vinh vẫn có chút gì đó rất riêng, rất đặc biệt, không quá buồn hiu hắt như Huế, cũng không vội vã, ồn ào như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, Vinh là tổng hòa, xen kẽ của sự trầm lắng và tấp nập, vui tươi và yên bình. Điều đó luôn khiến cho những kẻ lữ khách như tôi cho phép mình sống chậm khi trở về hòa nhịp giữa thành Vinh, để cảm nhận hết vẻ đẹp nhuốm màu thời gian mà không lạc hậu ấy. Cũng chính những nét khác biệt đó thôi thúc tôi tìm hiểu cặn kẽ về bề dày lịch sử của thành Vinh - vùng đồng bằng trù phú bên bờ sông Lam.
![Một cảm nhận phố Vinh](https://image.baonghean.vn/w607/Uploaded/2018/nkdkswkqoc/201601/original/images1439347_4_mua_qua_pho_2.jpg)
Tôi tìm gặp các cụ cao niên từng gắn bó với mảnh đất thành Vinh trọn đời người, đến cả những hiệu sách cũ, tìm trong tài liệu ở Thư viện tỉnh. Mỗi lần được nghe kể hoặc tìm tòi, phát hiện về chiến tích thành Vinh và những dấu vết xưa còn lưu lại, tôi càng yêu mến nơi đây đến bội phần. Cách đây hàng nghìn năm, người Việt cổ đã sinh sống khá đông đúc trên vùng đất này. Việc tìm thấy 2 trống đồng thuộc thời đại Hùng Vương cách đây hơn 4.000 năm dưới chân núi Dũng Quyết và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An đã minh chứng cho điều đó.
Năm 1788, khi đang trên đường ra Thăng Long đại phá quân Thanh, không kìm lòng được trước cảnh sắc mây núi của vùng đất này, Hoàng đế Quang Trung phải công nhận: "Hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới". Và không lâu sau đó, Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô, thành phố Vinh và đặt tên là Phượng Hoàng Trung Đô, ấn định đây sẽ là kinh đô của đất Việt. Mặc dù chưa được xây dựng hoàn tất do sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, song Phượng Hoàng Trung Đô đã trở thành dấu son chói lọi trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh. Không những vậy, các hoàng đế sau này cũng coi là đây là vùng đất văn vật, địa linh. Những dấu tích của cổng thành cổ Vinh là chứng nhân lịch sử cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này của các vị minh quân thuở trước.
Vào những năm đất nước đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, thành Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng... nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều... Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Sự đối lập giữa cảnh sung túc, giàu sang của người ngoại quốc và cảnh lầm than của dân cày, cộng thêm sự áp bức bóc lột nặng nề đã khiến vùng đất này trở thành cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng. Rồi đến những năm tháng chống đế quốc Mỹ, Vinh là mục tiêu ném bom tàn phá nặng nề nhất của không quân Mỹ, toàn thành phố gần như bị san phẳng trong một đống hoang tàn, đổ nát.
![Một cảm nhận phố Vinh](https://image.baonghean.vn/w607/Uploaded/2018/nkdkswkqoc/201601/original/images1439350_4_mua_qua_pho_3.jpg)
Mãi đến năm 1973, Cộng hòa Dân chủ Đức giúp nhân dân ta xây dựng lại thành phố Vinh theo thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô. Sử sách ghi lại rằng, hồi đó các chuyên gia Đức và công nhân Việt Nam không quản mệt nhọc, nắng mưa, hăng say lao động với tình cảm hữu nghị thân thiện. Từ đó, các tòa nhà cao tầng bắt đầu mọc lên, đường sá mở rộng, xoá dần những dấu tích hoang tàn của chiến tranh. Thành phố Đỏ kiêu hãnh đổi thay trong cuộc tái thiết, người dân thành Vinh bắt đầu bước vào thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và làm đẹp giàu quê hương xứ Nghệ.
Ngày nay, người ta chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng của thành Vinh trên bước đường hội nhập, đô thị loại 1 được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của vùng Bắc Trung bộ. Nhưng đáng tự hào thay, người ta vẫn thấy một thành Vinh kiêu hãnh anh hùng, mang hào khí Xô viết năm xưa, kiên cường và mạnh mẽ. Vinh đâu chỉ có Phượng Hoàng Trung Đô, đâu chỉ có dấu tích thành cổ, Vinh còn có cả những làn điệu ví, giặm ngân vang sau cánh võng đưa nôi, có cả bát nước chè xanh ấm tình xứ Nghệ. Vinh mộc mạc, ân tình, vẫn khiến bao bước chân du khách phải lưu luyến mỗi bận trở về.
Còn với tôi, đã ra đi, đã trở về chốn này không biết bao nhiêu lần. Nhưng lạ kỳ thay, lần nào cũng vẹn nguyên cảm xúc như thuở ban đầu. Tôi vẫn thấy hình bóng của Vinh qua tiếng còi tàu của lần tiễn biệt thầy ra Bắc, vẫn thấy Vinh đáng yêu và trìu mến từ giọt mồ hôi mặn chát sau miệng cười của bác xích lô chờ khách trước cổng nhà ga,… Tình yêu đôi khi là bất chợt, nhưng có lẽ với thành Vinh, tôi đã trót yêu bằng một tình yêu da diết, nên mọi thứ hiện lên tươi đẹp đến vậy...
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đây. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
chúc bạn hok tốt ><
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.
Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.
Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.
Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.
Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.
Bạn tham khảo nhé!
Đề 1:
Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.
Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.
Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.
Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...
Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.
Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đề 1:
Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa.
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.
Lịch sử:
Từ nguyên: Chữ "Tết" do chữ "Tiết" mà thành.Hai chữ "Nguyên đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".[3] Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là "Xuân Tiết" hoặc "Nông lịch tân niên" , và vẫn là tết cổ truyền của họ, mặc dù từ năm 1949, Trung Quốc đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán.
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc[6] và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vòng Văn hóa chữ Hán khác, mà có thể chênh lệch 1 ngày.
Nguồn gốc ra đời: Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thừa") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần.Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tứctháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn ở miền Bắc. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1). Từ năm 1976, cả 2 miền nam bắc mới dùng chung múi giờ GMT+7.
Các giai đoạn chính trong Tết:
Ngày nay, người Việt Nam ta quan niệm rằng trong ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.
Đề 2: