Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1 :
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố – nhà văn hiện thực xuất sắc.
cái này là GV cho tham khảo
Tắt đèn là một “đoản thiên tiểu thuyết” xuất sắc về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.Cùng viết về nỗi khổ cực của người nông dân nhưng Ngô Tất Tố lại chọn một lối đi riêng.Oâng muốn lột trần bộ mặt tàn ác của bọn thực dân thông qua chính sách thuế khóa hà khắc ở nông thôn.Tắt đèn sừng sững một tượng đài nông dân-chị Dậu.Đó là một con người quyết chống lại cường quyền gian ác để giữ lấy chính cuộc sống của mình.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ chính là một lần chị phải đấu tranh như thế.
Chị Dậu chạy đôn,chạy đáo bán bòn đủ thức mới đủ suất sưu cho chồn.Vất vả nhưng được tai qua nạn khỏi nghĩ cũng mừng.Vậy mà ngờ dâu suất của chồng vừa mới lo xong lại sinh thêm suất sưu của người chết.Thế là trăm dâu đổ đầu tằm,biết là oan ức mà chẳng thể nào giải được.Lo một suất sưu chị đã “khuynh gia bại sản” nay lại thêm suất nữa,chị Dậu bị đẩy đến đường cùng.Đoạn trích Tức nước vỡ bờ mở đầu bằng vài thở phào của chị.Anh Dậu sau khi bị đánh liên hồi kỳ trận được bọn chúng thả về.May thay bà láng giềng cho nắm gạo,thế là chị Dậu tất tả nấu cho chồng bát cháo mong cứu cho chồng ra khỏi cơn nguy khốn.Nhưng đáng thương thay,bát cháo vừa mới kịp đưa lên miệng thì bọn cai lệ ầm ầm xô tới với roi với thước.Trước sự hách dịch và hung ác,chị Dậu nhất nhất chỉ còn biết kêu oan “Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”.Nhưng cái câu nói ấy của chị Dậu có nghĩa gì đâu.Cai lệ trừng trợn trút một hai câu tai ngược “Mày định nói cho mày nghe đấy à?Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất”.
Đúng là “tức nước” sẽ đến “vỡ bờ”.Ở trong một hoàn cảnh khác,chị Dậu hẳn đã phải có vài câu đáp lại cái thói cư xử coi người như rác của bọn cai lệ nhà ông Lý.Nhưng chị Dậu vẫn kiên nhẫn van nài.Chỉ hẳn đã hiểu quá rõ cái thân phận hèn mọn của mình và lại càng hiểu hơn cái thói hung ác của bọn tay sai.Chị vẫn tha thiết “********!Nhà cháu đã không có,dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi.Xin ông trông lại”.Rõ ràng là ở đấy,câu nói của chị Dậu đã cứng cỏi hơn,đã có những dấu hiệu “không chịu được”.Lời xin của chị Dậu tỏ vẻ bất cần và không còn ngại ngùng nể sợ hoàn toàn như trước nữa.
Đến đây kịch tính của tình huống bắt đầu được đẩy lên cao.Cai lệ hầm hề “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ,thì ông sẽ dở cả nhà mày đi,chửi mắng thôi à?”.Câu nói vẫn đầy hách dịch của những kẻ bề trên quen coi người lao động là con trâu,con ngựa.Vừa nói hắn vừa lao sầm sầm vào anh Dậu.Thế là “chị Dậu xám mặt”,vội vàng chạy đến kêu xin.Chị vẫn năm ông mười ông mong khơi gợi một chút lòng thương hại từ tên cai lệ.Nhưng những lời khẩn khoản của chị ác thay lại được đáp lại bằng những hậu quả đấm chắc nịch từ tay cai lệ.Như lửa đã được đổ thêm dầu,chị Dậu “không thể chịu được”đành “liều cự lại”.Tâm lý chị Dậu rõ ràng đã có những biến đổi nhưng chưa phải là hành động hoàn toàn chủ động.Sự tàn ác của tên cai lệ đã đảy chị vào tình thế phải “liều mình”.
Song kịch tính của đoạn trích thực sự được đẩy đến cao trào khi cai lệ mạnh tay “tát ngang vào mặt chị Dậu”.Tức nước vỡ bờ,người đàn bà lực điền nghiến hai hàm răng “Mày trói ngay chồng bà đi,bà cho mày xem”.Rồi chị túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra phía cửa.Sức của anh chàng nghiện không chịu nổi một cái lẳng của người đàn bà.Đoạn văn là một sự thay thế “ngôi vị”.Từ lời xưng hô hèn mọn “cháu-ông”,chị Dậu bực mình đưa mình lên “bà” và hạ hắn xuống thành “mày”.Còn nữa,từ thế bị động chị Dậu đã không thể chịu được sự đè nén,quyết đứng ra bảo vệ chồng mình.
Tức nước vỡ bờ miêu rả một quá trình tâm lý.Ngô Tất Tố đã tạo ra một tình huống giàu kịch tính để rồi cứ thế nhân vật chính va chạm với những tính cách khác từ đó bộc lộ phẩm chất của mình.Quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu diễn ra nhanh chóng nhưng tinh tế.Đặc biệt nó rất phù hợp với quy luật phát triển tính cách cũng như hoàn toàn phù hợp với phẩm chất con người nhân vật.Đó là một sự thể hiện có tính toán và rất sắc sảo. của nhà văn.
cái này là của GV dạy thêm
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ hiện lên là một người phụ nữ không chỉ hiền lành đảm đang mà còn vô cùng táo bạo, ngang tàn . Khó có thể tin rằng chị Dậu_một người đàn bà nhỏ bé, một người vợ thương chồng, một người mẹ yêu con dưới sự đè nén của lũ quan lại khốn kiếp lại dám (không phù hơp!) vùng lên chống lại trong một xã hội phong kiến thối nát, đầy dãy (sai chính tả " RẤY" ) bất công. Hành động mạnh mẽ ấy xuất phát từ tình thương chồng cùng long căm hờn (không phù hơp!) lũ quan lại sâu sắc. Chồng chị_ anh Dậu là người phải chịu nhiều khổ sở, bất công, bị đè nén bởi cái thứ gọi là sưu thuế đến mức “ vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.”Chúng quát tháo, thúc ép nộp sưu ngay cả khi anh đang đau ốm, ngay cả khi gia đình túng quẫn, khó khăn, phải lo ăn từng bữa , ngay cả khi chị Dậu van nài, xưng “ông”, “cháu” với mấy tên cai lệ nhãi nhép: “mày định nói cho cha mày nghe đấy à?”, “ nếu không có tiền nộp sưu, ông dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi ko à?”. Nhưng, chị vẫn nhẫn nhục, chịu đựng trước những lời nhục mạ ấy cho đến khi tên cai lệ bịch cho chị mấy phát rồi sấn đến trói anh Dậu. Chị mới sỗ sang` cự lại bằng một lời nói mạnh mẽ: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”Lời nói đanh thép ấy tựa như vừa phá tan bức tường giai cấp, đập tan khoảng cách giữa dân đen tôi tớ với lũ cai lệ khốn kiếp. Chị đã dám đứng lên, xưng “tôi” với “ông”, dám cự lại bằng một lời nói thách thức dù chị biết rằng hậu quả của việc ấy là không thể lường trước được, rằng cái đúng cũng không nghiêng về phía chị nhưng chị vẫn nghiến hai hàm răng khi tên cai lệ nhảy vào anh Dậu, quát lớn: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!” Người đàn bà quê mùa mà khi bị đày đoạ khổ sở quá, thương chồng quá cũng phải đứng lên. Lời nói ít học mà chất chứa sự uất ức, khổ đau về một xã hội tăm tối. Nhưng, vẫn chưa dừng lại ở đó, nỗi tức giận lên đến cực điểm khi chị túm lấy cổ tên cai lệ, dúi ra cửa, nắm lấy cây gậy của tên lí trưởng, túm tóm, lẳng cho hắn một cãi ngã nhào ra thềm. Rõ rang, sức mạnh của chị chàng con mọn đã chiến thắng mấy tên lẻo khoẻ, chỉ có cái mã, cái uy hão để răn đe tôi tớ. Nhưng, sức mạnh của người đàn bà lực điền hay tình thương chồng sâu sắc liêu có đủ đến khiến chị dám đánh cai lệ, những kẻ ngày ấy gọi là “cha,mẹ” của dân chúng. Rõ rang, dưới cái hình dáng quê mùa chân chất là một sức mạnh tiềm tang, khó khuất phục hay đánh đổ bởi cứ một nỗi đe doạ nào. Chị đã trở thành một người đàn bà ngang tang, táo bạo. Hành đông ấy tuy là của những người ít học nhưng nó vẫn rực rỡ, đẹp đẽ hơn bất cứ những lời nói văn hoa, sáo rỗng của tên nho sĩ nào.Hơn gì hết, đó là bằng chứng tốt nhất của sự phản kháng, của nỗi căm hơn vì bị bóc lột, đè nén. Cả một tác phẩm với những tình tiết, hoàn cảnh tăm tối đã như bừng sang lên bởi hành động rực rỡ của chị. Có thể, chị Dậu không phải là một hình tượng của thời đại, nhưng nhắc đến chị, là người ta nhớ đến lòng can đảm, của những sức mạnh tiềm tàng vốn tồn tại mà con người không bao giờ nhận ra
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.
Nói đến văn học Mỹ, người đọc thế giới thường nhắc tới O.Henry như một trong những tác giả viết truyện ngắn có duyên nhất. Với một vốn sống phong phú, O.Henry đã sáng tác hơn 400 truyện ngắn và góp vào nền văn học Mỹ một tiếng nói rất riêng.
Văn chương của O.Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo. Giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi khi giấu sau những nụ cười là một sự nghiệt ngã đến không ngờ của cuộc sống. Rất nhiều tác phẩm của O.Henri có những kết thúc bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc. Nhiều độc giả yêu quý nhà văn này đã rất ngạc nhiên vì một nhà văn không có học vấn cao (ông chỉ học ở một trường tư cho đến năm 15 tuổi) nhưng lại rất thành công với mảng truyện ngắn và đã đưa vào tác phẩm của mình một xã hội đa dạng và rộng lớn của nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bạn có thể tìm thấy trong văn chương O.Henri những tội phạm, thế giới của người vô gia cư, cuộc sống phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìm vàng cho đến cuộc sống giàu sang của thành phố New York…
Bạn sẽ bị cuốn đi bởi những bi kịch có vẻ rất ngẫu nhiên trong đời sống, đến những mối tình ngang trái hay những tình yêu đầy bất ngờ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi vừa đọc một câu chuyện có vẻ như bông đùa về tình yêu, về lòng tốt – bởi một sự ngẫu nhiên rất bi hài, thì lại cũng gặp những áng văn khác đầy cảm động về lòng bao dung của con người… Tiêu biểu như Chiếc lá cuối cùng - tác phẩm cảm động này được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, có mặt trong nhiều cuốn sách giáo khoa tại nhiều trường học trên thế giới.
Để có một tấm phông xã hội rộng lớn trong các tác phẩm của mình, cuộc đời của O.Henry cũng trải qua rất nhiều thăng trầm, với nhiều nghề khác nhau, từ nghề thuốc, làm trong ngành địa chính, vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu bếp, làm trong xưởng in, nhân viên ngân hàng… Ông từng vào tù vì làm thất thóat tiền của ngân hàng. Chính trong tù là thời gian ông chuyên tâm vào sáng tác và sau đó đã dần định hình một phong cách riêng.
Cho đến nay, nhiều truyện ngắn của O.Henry vẫn là những mẫu mực của truyện ngắn hiện đại với cấu trúc ngắn gọn, giọng văn giản dị, hài hước và những kết thúc bất ngờ. Thiết nghĩ, các nhà văn mới vào nghề sẽ học tập được từ O.Henry rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Và chắc chắn rất nhiều độc giả sẽ cảm thấy thích thú khi đặt chân vào lãnh địa văn chương của O.Henry.
. Henry (tên thật là William Sydney Porter, tên sinh là William Sidney Porter; 1862–1910) là nhà văn Mỹ được xem là một trong số ít cây bút viết truyện ngắn được yêu thích nhất trong mọi thời đại.
Tiểu sử
O. Henry sinh dưới tên William Sidney Porter tại Greensboro, North Carolina, Hoa Kỳ. Bà mẹ ông qua đời vì bệnh lao khi ông mới được 3 tuổi, và ông theo học tại trường tư do bà cô làm chủ cho đến năm lên 15. Đấy là quá trình giáo dục duy nhất mà ông tiếp nhận được. Ông bổ sung kiến thức của mình bằng cách đọc sách rất nhiều, và cũng bằng cách quan sát cùng lắng nghe những người quanh ông. Sau khi bỏ học, ông làm việc cho hiệu y dược của ông chú.
Năm 1882, khi bắt đầu có triệu chứng bệnh lao lây từ bà mẹ, ông được gửi đến sống trong một trang trại chăn nuôi ở Texas với hy vọng khí hậu nơi đồng nội giúp vượt qua cơn bệnh – tương tự như nhân vật chính trong truyện Hygeia at the Solito. Ít lâu sau, ông đã thử viết những truyện ngắn đầu tay và mấy mẩu truyện vui cười cho các nhật báo miền Tây-Nam Hoa Kỳ. Kế đến, ông làm tại một cơ quan địa chính và lần lượt qua nhiều công việc khác nhau: vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu bếp nhà hàng, làm nhân viên cho công ty địa ốc, xưởng in, v.v. Hầu như từ mỗi ngành nghề, O. Henry đều có thể góp nhặt tư liệu cho các truyện ông viết.
Đến năm 1894, ông lập nên tờ tuần san hài hước The Rolling Stone và làm chủ bút. Tờ báo này không mấy thành công, trở nên chết yểu sau một năm. Ông cũng làm phóng viên cho báo khác và thỉnh thoảng đóng góp vẽ hí họa.
Kế đến, ông làm nhân viên ngân hàng First National Bank ở thành phố Austin, Texas. Năm 1896, nhà nước mở cuộc điều tra vì tình nghi ông biển thủ tiền của ngân hàng. Trước đấy khá lâu, ông đã phản đối là không thể nào cân đối sổ sách kế toán của ngân hàng vì việc quản lý tại đây quá lỏng lẻo. Mặc dù bố vợ ông đã chi trả hộ khoản tiền thất thoát, chính quyền liên bang vẫn muốn truy tố tội hình sự. Nếu ông chấp nhận ra hầu tòa, có lẽ ông đã được tha bổng vì số tiền liên quan chỉ nhỏ nhoi và có thể bào chữa là do lỗi lầm kế toán. Nhưng bạn bè ông khuyên ông nên trốn lánh. Ông nghe theo và bỏ đi đến nước Honduras ở Trung Mỹ – và có tư liệu cho vài truyện phiêu lưu lấy bối cảnh từ vùng đất này.
Sáu tháng sau, nghe tin vợ mình đang đau nặng, ông trở về Mỹ. Nhà cầm quyền đợi đến khi vợ ông qua đời mới đem ông ra xét xử. Đến lúc này thì sự kiện bỏ trốn đi khỏi nước là yếu tố rất bất lợi cho ông. Tuy thế, ông bị kết mức án tù nhẹ nhất có thể được là 5 năm. Trong nhà tù ở thành phố Columbus, Ohio, ông làm dược tá cho bệnh viện nhà tù, có thời giờ sáng tác để gửi tiền cho con gái, và bắt đầu dùng bút hiệu O. Henry. Sau khi đã qua hơn 3 năm trong tù, nhờ tư cách tốt ông được trả tự do sớm vào năm 1901. Ông đến cư ngụ tại thành phố Pittsburgh, Pennsylvania.
Năm sau, ông định cư hẳn tại Thành phố New York, cố giấu tung tích mình là tù phạm cũ. Từ lúc này, các truyện ngắn của ông bắt đầu xuất hiện đều đặn trên các báo hàng ngày và tạp chí. Mười tập truyện lần lượt được ra đời trong thời gian 1904-1910.
Sau những năm tháng cùng quẫn, mặc dù đến lúc này đã trở nên nổi danh và có tiền nhuận bút khá, O. Henry vẫn không được hưởng hạnh phúc vào những năm cuối đời: cuộc hôn nhân thứ hai thiếu hạnh phúc, khó khăn về tài chính vì chi tiêu quá cao, lại thêm tái phát chứng lao phổi lây từ bà mẹ và tật nghiện rượu nhiễm từ ông bố. Ông qua đời một cách khổ sở tại Thành phố New York ngày 5 tháng 6 năm 1910 do bệnh lao cộng thêm chứng xơ gan. Thêm ba tập truyện được ấn hành sau khi ông mất.
Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập "Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry" (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc.
Tại Việt Nam đã có nhiều bản dịch một số truyện ngắn của O. Henry. Gần đây nhất là quyển "Tinh hoa truyện ngắn O. Henry" do Hội Nhà văn xuất bản. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã được đưa vào chương trình văn học nhà trường.
Tác phẩm
Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.
Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên nhữ
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Tình cảm của em
“Tắt đèn” là một tác phẩm chân thực, cảm động về gia đình chị Dậu - một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáy của xã hội lúc bấy giờ. Họ bị thực dân phong kiến đày đọa, tưởng chừng như không còn lối thoát. Từ tên tác phẩm “Tắt đèn” ta hiểu rõ phần nào ý nghĩa của tác phẩm. Tắt đèn trong đêm tối có khác nào sống trong một thế giới nghèo nàn công lý.
Thật vậy đến với tác phẩm, ta càng hiểu thêm số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến ấy. Thật oái oăm! Chúng không những bắt chị Dậu phải nộp thuế cho người em chống đã chết từ năm trước. Không nộp thuế đúng hạn, chúng mang anh Dậu đi đánh đập. Chị Dậu phải đứt ruột bán đi đứa con gái của mình để lấy tiền nộp sưu. Nhưng chúng lại không trả hết tiền cho chị và vì không đủ tiền nộp vì thế mà chị phải đi làm vú nuôi cho một gia đình trong làng. Mặc dù bị chôn vùi và chèn ép khổ cực như vậy nhưng phẩm chất cao quý của người nông dân như chị Dậu vẫn không hề mất đi. Người nông dân ấy nghèo nhưng có đạo đức đáng quý, tuy nghèo nhưng không chịu khuất phục, tuy nghèo nhưng có sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
“Việc Làng” là thiên phóng sự dài 17 chương với những nội dung ghi lại để phân tích, phơi bày những thủ tục lạc hậu ở Việt Nam. Những hủ tục ấy đã đẩy người dân quê vào cảnh cùng quẫn tạo cơ hội để bọn cường hào địa chủ nhũng nhiễu dân lành.
Đặc biệt ở đây là chuyện ăn uống, sự việc này được khai thác ở rất nhiều khía cạnh. Góc độ khác nhau như lên án những hủ tục kì quái. Đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khốn cùng, nợ nần thậm chí có người phải thắt cổ tự tử cũng vì miếng ăn cho làng. Những thứ hủ tục ấy là cái để kiếm ăn cho bọn quan lại vô công đồi nghề. Chúng dựa vào đó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu của người dân quê. Qua phóng sự này, Ngô Tất Tố đã nhìn vào hiện thực mà một lần nữa lên án nạn thịt xôi của lũ tham quan, phê phán tâm lí hiếu danh, tiêu cực của dân quê, nhưng ta không thể xem đó là bản chất của họ. Ngô Tất Tố không những phê phán mà còn thông cảm với họ, thông cảm với những người bị bọn tham quan ô lại lừa lọc.
Trong thời kì trước cách mạng tháng 8, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Bằng ngòi bút tài hoa, các nhà văn hiện thực xuất sắc đã phác họa lại một cách rõ nét về bối cảnh xã hội đương thời. Một trong số đó là Ngô Tất Tố với tác phẩm ''Tắt Đèn''. ''Tắt Đèn'' là một tác phẩm chân thực mà cảm động về gia đình chị Dậu - một gia đình nông dân nghèo đang sống dưới tầng đáy của xã hội lúc bấy giờ. Họ bị thực dân phong kiến đày đọa, chèn ép đến bần cùng hóa, tưởng chừng như không còn lối thoát. Từ cách đặt tên tác phẩm là "Tắt Đèn'', ta đã hiểu rõ được phần nào ý nghĩa của tác phẩm.Tắt đèn trong đêm tối có khác nào sống trong một thế giới nghèo nàn công lý?
Thật vậy, đến với tác phẩm, ta càng hiểu thêm số phận đau thương của người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến thời ấy. Thật oái oăm! Chúng không những bắt gia đình chị Dậu nộp sưu thuế của anh Dậu mà chúng còn bắt nộp sưu thuế cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Không xoay đủ tiền sưu thuế cho bọn chúng đúng thời hạn, anh Dậu đã bị bắt giải lên đình đánh đập. Là vợ, chị Dậu rất thương chồng. Chị đã phải bán đứa con mà mình đã dứt ruột sinh ra, đứa con mà chị luôn yêu thương, luôn hiếu thuận với cha mẹ. Nhưng chúng lại không trả đủ tiền cho chị nên chị đã phải đi làm vú nuôi cho một gia đình nọ. Vào một đêm tối chị bị lão chủ nhà mò vào phòng. Chị đã quá bức bối không thể chịu được nữa, nên đã chạy ra ngoài. Hình ảnh người phụ nữ nông dân chạy ra ngoài trong đêm đại diện cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám phải sống trong khổ cực thiếu vắng bóng chân lý. Toàn bộ tác phẩm là một câu chuyện cảm động về số phận đau thương của gia đình chị Dậu, và cũng là đại diện cho cuộc sống người nông dân thời ấy. Với những hình ảnh cảm động và cách miêu tả tâm lý nhân vật một cách sâu sắc tác phẩm đã gợi lại trong lòng độc giả nhưng ấn tượng sâu sắc về một thời sống nghèo khổ thiếu vắng bóng chân lý.
Tui cạn não, thông cảm, nhớ ủng hộ tui vs nhé, đang âm điiẻm, mơn nhìu.
~ HOK TỐT ~
Tham khảo:
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Nhắc đến truyện ký Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời: "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940)... ; các phóng sự: Tập án cái đình (1939); Việc làng (1940)...
Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 năm 1996.
NGÔ TẤT TỐ
- Năm sinh, mất: 1894 - 1954
- Quê: Làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
- Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
- Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như "Tắt đèn", "Việc làng", "Tập án cái đình".
- Ông có các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân, Thục Điểu, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
- Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.
TẮT ĐÈN
- Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937).
- Nội dung: cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam.
- Tác phẩm Tắt đèn không chỉ phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy xã hội qua hình ảnh chị Dậu. Dù họ có bị tần lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những người nông dân nghèo.