Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:
- Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.
- Bằng chứng:
+ Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.
+ Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.
+ Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.
+ Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.
- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý ở chỗ, người viết đã lần lượt nêu ra các bằng chứng theo chủ đề nhất định: không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
ấn theo link này là có câu trả lờiTừ ngày xưa, ông cha ta đã có câu ca rằng: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ” Đạo hiếu và lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ bởi người xưa quan niệm rằng Hiếu là nền tảng của mọi đạo đức, là đức hạnh mở đầu cho nhân cách mỗi con người. Cuốn sách được chia làm ba phần: Phần 1: Gương hiếu thảo của những người con đất Việt Phần 2: Hai mươi tư gương hiếu thảo của người Trung Quốc xưa. Phần 3: Gương hiếu thảo trong những câu chuyện kể dân gian Với 27 câu chuyện góp mặt trong cuốn sách, lời kể của các nhân vật có thật trong đời thường đã được các nhà văn, nhà báo ghi lại, phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về họ. Một Phan Văn Tài 22 tuổi, quê ở thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, Thăng Bình, Quảng Nam, bán thận cứu mẹ. Tài đã đăng tin trên internet để bán thận cứu mẹ với nội dung: “Em là con trai một trong nhà. Năm nay em 22 tuổi. Em cần bán một quả thận để chữa bệnh cho mẹ em. Em biết cách này rất là dại nhưng em chấp nhận chứ em không biết làm sao nữa…” Ngay sau đó đã có rất nhiều người đã liên hệ theo số điện thoại của Tài để hỏi mua. Tác giả Bùi Hữu Cường đã kể lại câu chuyện “Gặp chàng trai 22 tuổi rao bán thận cứu mẹ” rất cảm động trong cuốn sách. “23 năm cuốc bộ tìm mẹ thất lạc giữa triệu người” là câu chuyện của tác giả Loan Nguyễn kể về ông Nguyễn Lâm Thức ở Quỳ Hợp, Nghệ An đã tìm thấy mẹ sau 23 năm trải bao mưa nắng, khổ cực. Câu chuyện đã khiến nhiều người xúc động và cảm phục lòng hiếu thảo của người con luống tuổi đi tìm mẹ giữa chợ người. Cậu bé Lê Văn Chiến, 12 tuổi ở Thanh Chương, Nghệ An mò cua, bắt ốc nuôi bà nội: “Hàng ngày ngoài một buổi đi học, Chiến lại lội xuống ruộng hay ao hồ mò cua bắt ốc, hoặc đi cuốc rau má bán lấy tiền nuôi bà và nuôi dưỡng ước mơ được đi học. Câu chuyện đã khiến nhiều người rơi nước mắt qua lời kể của tác giả Phương Thảo. Ngoài ra còn nhiều câu chuyện cảm động khác như: “Nhọc nhằn đời ve chai nuôi mẹ già bệnh tật, Người con dâu hiếu thảo, Chàng sinh viên khiếm thị hiếu thảo, Vượt qua nước mắt, Xúc động trước lòng hiếu thảo của cậu bé không cha… Cuốn sách không chỉ dừng lại ở người thật, việc thật mà còn trính dẫn nhiều câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ hay về gia đình, lòng hiếu thảo của con cái với bố mẹ… ----------------------------- nxb dân trí , đông tây xuất bản tháng 4 năm 2016 -------- mình chỉ biết vậy thôi |
- Mục tiêu đọc sách là nhằm bồi dưỡng tri thức, những kiến thức về các tác phẩm văn học, các tác giả, hiểu biết thêm về các khía cạnh của cuộc sống …để từ đó có thể hoàn thiện và nâng cao hiểu biết của bản thân.
- Cách đọc sách có hiệu quả:
+ Tạo không gian đọc sách thoải mái.
+ Lựa chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân.
+ Ứng dụng ít nhất một điều đã học được từ sách vào cuộc sống
+ Trao đổi với bạn bè về những điều thú vị, những nội dung mình chưa hiểu trong cuốn sách để cùng nhau giải đáp.
- Tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A-đam Khu) là:
+ Văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung và phương tiện để trình bày
b. Luyện tập
2. Trình bày bài nói
3. Sau khi nói
Người nghe
Người nói
- Nghe và ghi vắn tắt những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc quan điểm về việc đọc sách để có thể trao đổi, nêu câu hỏi sau khi người nói trình bày.
- Nêu ý kiến về nội dung bài nói và cách trình bày
- Nghe góp ý và phản hồi những ý kiến của người nghe về nội dung bài nói một cách phù hợp, rõ ràng có thể bổ sung những điểm cần làm rõ thêm.
- Trao đổi lại với người nghe về cách trình bày để có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách hiệu quả