K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Từ năm 1908 đến năm 1911, Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống thuế ở Trung Kì (1908), vào Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh, sau đó vào Sài Gòn.

+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn), sang phương Tây tìm đường cứu nước.

+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu; làm nhiều công việc để vừa kiếm sống vừa tìm hiểu thực tiễn ở các nước; đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

+ Tháng 12/1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp; trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri,...

- Ý nghĩa: hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Những nét chính về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Từ năm 1908 đến năm 1911, Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống thuế ở Trung Kì (1908), vào Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh, sau đó vào Sài Gòn.

+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn), sang phương Tây tìm đường cứu nước.

+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu; làm nhiều công việc để vừa kiếm sống vừa tìm hiểu thực tiễn ở các nước; đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

+ Tháng 12/1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp; trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri,...

- Ý nghĩa: hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

 

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

Phan Châu Trinh (1872 - 1926):

- Năm 1906: mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhắm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".

- Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội.

- Năm 1911: Phan Châu Trinh sang Pháp, thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách trính trị ở Việt Nam.

- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:

+ Về kinh tế: Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”,...

+ Về giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học…

+ Về văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến,...

=> Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908).

- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.

- Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.

=> Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

=> Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Phan Bội Châu là một trong những sĩ phu yêu nước tiến bộ và tiêu biểu của Nam đầu thế kỉ XX. Ông đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương dùng lực đánh Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu:

+ Năm 1883, viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp.

+ Năm 1904, sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến Việt Nam.

+ Năm 1905 - 1908, sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện.

+ Năm 1912 - 1913, thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân và tay sai đầu sỏ.

- Ý nghĩa:

+ Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc;

+ Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu. Ông đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hoà.

- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Châu Trinh:

+ Từ năm 1905, Phan Châu Trinh nhiều lần vào Nam, ra Bắc tìm hiểu dân tình, tìm người có cùng chí hướng để hoạt động cứu nước.

+ Năm 1906, Phan Châu Trinh gửi thư cho Chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu họ sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt Nam văn minh lên. Ông đã khởi xướng cuộc vận động duy tân với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đi nhiều nơi để vận động nhân dân thay đổi. Cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh phát động diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như mở trường học, kêu gọi mở mang công nghiệp, thương nghiệp,... đã ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là ở Trung Kì.

+ Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giam cầm và tuyên án tử hình nhiều người yêu nước. Phan Châu Trinh lúc bấy giờ đang ở Hà Nội cũng bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Phong trào tan rã.

- Ý nghĩa:

+ Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc;

+ Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

13 tháng 8 2023

Tham Khảo:

Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu:

Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX.  (ảnh 1)

Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh:

Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX.  (ảnh 2)

Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành:

Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX.  (ảnh 3)

13 tháng 8 2023

Tham khảo
Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu
loading...

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1908 - 1917:

- Năm 1908: Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao, thuế nặng của nhân dân Thừa Thiên Huế ngày 11/4/1908.

- Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

- Năm 1917:

+ Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

+ Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có chuyển biến mạnh mẽ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Trong thời gian từ năm 1908 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng trong quá trình hoạt động yêu nước của mình. Sau khi ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã đi qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ. Trong quá trình đó, Nguyễn Tất Thành đã quan sát, nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình thế giới, về các phong trào đấu tranh của nhân dân các nước.

Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp và tham gia các hoạt động của Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp. Tại đây, Nguyễn Tất Thành đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng của các nước khác nhau. Đặc biệt, Nguyễn Tất Thành đã được tìm hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin và đã nhận ra rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là con đường duy nhất có thể giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Năm 1919, Nguyễn Tất Thành đã cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam khác gửi bản Yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles. Bản yêu sách này đã phản ánh những nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, yêu sách này đã không được Hội nghị Versailles chấp thuận.

Năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một đảng viên cộng sản. Việc Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Người.

Từ năm 1920 đến năm 1925, Nguyễn Tất Thành đã tiếp tục đi nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Mỹ để tìm hiểu về tình hình thế giới và về các phong trào đấu tranh của nhân dân các nước. Trong quá trình đó, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin và đã dần dần hình thành tư tưởng cách mạng của mình.

Năm 1925, Nguyễn Tất Thành đã về nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng chính trị độc lập, có lý luận cách mạng khoa học, có tổ chức chặt chẽ và có đội ngũ cán bộ lãnh đạo tài năng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Tất Thành đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng đã giành được độc lập dân tộc vào năm 1945. Sau khi nước Việt Nam giành được độc lập, Nguyễn Tất Thành đã được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Tất Thành là một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Người là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tóm tắt những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917):

+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.

+ Trong những năm 1911 - 1917: cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Nhờ đó, Người hiểu rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người yêu nước An Nam, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, buổi mit tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mạnh mẽ.

- Nguyễn Tất Thành chọn hướng đi mới, khác với các nhà yêu nước tiền bối, vì:

+ Sang phương Đông (hướng về Trung Quốc, Nhật Bản…) là hướng đi truyền thống, nhưng hướng đi này và hoạt động của các bậc yêu nước tiền bối chưa đem lại thắng lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Nguyễn Tất Thành dù rất khâm phục các nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, nhưng không tán thành đường lối đấu tranh của họ.

+ Một trong những nhân tố tác động tới quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành chính là: bối cảnh thời đại và sự du nhập của văn minh phương Tây vào Việt Nam. Chính sự phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản và ánh sáng của văn minh phương Tây đã thôi phúc Nguyễn Tất Thành đi sang phương tây để “xem các nước làm thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu xem điều gì ẩn sau những khẩu hiệu Tự do - Bình đẳng - Bác ái mà thực dân Pháp tuyên truyền ở Việt Nam.

14 tháng 8 2023

tham khảo

Thông qua việc tìm hiểu về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành, em rút ra được bài học: muốn đánh đuổi kẻ thù phải biết rõ kẻ thù của mình.  
15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Bối cảnh thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:

- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

- Đất nước bị mất độc lập, chủ quyền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

- Sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Nhiều yếu tố của văn minh phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam => ánh sáng văn minh phương Tây đã thôi thúc Nguyễn Tất Thanh sang đây để “xem các nước làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu “điều gì ẩn náu sau những chữ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

* Điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước tiền bối:

- Khác biệt về hướng đi:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Hướng sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc).

+ Nguyễn Ái Quốc: Hướng sang phương Tây (các nước đế quốc hùng mạnh của thời đại, trong đó có nước Pháp)

Khác biệt về mục đích:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: cầu viện, nương nhờ, vận dụng mô hình học tập vào Việt Nam để giành độc lập dân tộc.

+ Nguyễn Ái Quốc: tìm hiểu cách thức, phương pháp để giải phóng dân tộc.

- Cách thức tiếp cận chân lý:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua tân thư, tân báo, tân văn; không tiến hành khảo sát trên diện rộng để có cái nhìn phổ quát.

+ Nguyễn Ái Quốc: Tiến hành khảo sát trên diện rộng (đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, trong đó Nguyễn Tất Thành đã dừng chân khá lâu ở Anh, Pháp, Mĩ); trải qua quá trình lao động thực tiễn.

16 tháng 8 2023

Tham khảo
(*) Lựa chọn: 
thực hiện nhiệm vụ 2

Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Tình hình văn hóa dưới thời Nguyễn:

- Văn học:

+ Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị, phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc.

+ Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức.

+ Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật biểu diễn: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao; xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...

+ Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian.

+ Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),...

- Tôn giáo:

+ Phật giáo tiếp tục phát triển.

+ Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

- Khoa học:

+ Nhiều công sử học được biên soạn. Tiêu biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…

+ Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử có giá trị như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... được biên soạn.

+ Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.

* Em ấn tượng nhất: tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vì:

- Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; đồng thời khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như: quyền sống, tự do, công lí, tình yêu và hạnh phúc...

- Tác phẩm Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ; nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

- Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

* Tình hình văn hóa dưới thời Nguyễn:

- Văn học:

+ Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị, phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc.

+ Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức.

+ Nội dung cơ bản của các tác phẩm văn học là phản ánh cuộc sống lao khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật biểu diễn: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao; xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...

+ Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian.

+ Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),...

- Tôn giáo:

+ Phật giáo tiếp tục phát triển.

+ Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

- Khoa học:

+ Nhiều công sử học được biên soạn. Tiêu biểu là: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú),…

+ Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử có giá trị như: Nhất thống địa dư chí (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức),... được biên soạn.

+ Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.

* Em ấn tượng nhất: tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vì:

- Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa; đồng thời khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như: quyền sống, tự do, công lí, tình yêu và hạnh phúc...

- Tác phẩm Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ; nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

- Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.