K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

nghĩa bóng và nghĩ đen

nghĩa bóng quyết định giá trị bài thơ

25 tháng 10 2021

nghĩa bóng là nói về người phụ nữ thời xưa

nghĩa đen là bánh trôi nước bình thường

25 tháng 7 2023

Theo quan điểm của tôi, lời ru trong bài thơ "Lời ru của mẹ" của Xuân Quỳnh có thể được coi là một hình ảnh ẩn dụ.

Lời ru trong bài thơ không chỉ đơn thuần là một lời ru để đưa con ngủ, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ. Nó là một biểu tượng cho tình yêu và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ dành cho con. Nếu là hình ảnh ẩn dụ, thì ẩn dụ này dành cho tất cả những người con và những người có tình yêu và sự quan tâm đặc biệt đến mẹ. Bài thơ mang ý nghĩa rằng mẹ luôn bên cạnh, che chở và yêu thương con, dù cho có khó khăn và gian khổ. Câu thơ "Lời ru của mẹ, đêm nay con ngủ" có thể mang ý nghĩa ẩn dụ về sự an lành, bình yên và sự bảo vệ của mẹ đối với con. Nó thể hiện sự yên tĩnh và sự an toàn mà mẹ tạo ra cho con trong giấc ngủ, cũng như sự ủng hộ và sự chăm sóc của mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Tóm lại, lời ru trong bài thơ "Lời ru của mẹ" có thể được coi là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho tình yêu và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ dành cho con. Câu thơ "Lời ru của mẹ, đêm nay con ngủ" mang ý nghĩa ẩn dụ về sự an lành và sự bảo vệ của mẹ đối với con.

25 tháng 7 2023

Theo quan điểm của em, lời ru trong bài thơ "Lời ru của mẹ" của Xuân Quỳnh có thể được coi là một hình ảnh ẩn dụ.

Lời ru trong bài thơ không chỉ đơn thuần là một cách ru ngủ cho con, mà còn mang ý nghĩa sâu xa hơn về tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ dành cho con.

Nếu là hình ảnh ẩn dụ, thì ẩn dụ trong bài thơ này có thể dành cho tất cả những người mẹ trên thế giới. Bài thơ không chỉ miêu tả về một người mẹ cụ thể, mà còn mang ý nghĩa đại diện cho tình mẹ hiền hậu và vô điều kiện.

Câu thơ "Lời ru của mẹ là một khúc hát vô tận" có thể mang ý nghĩa ẩn dụ. Nó không chỉ đề cập đến việc mẹ ru con ngủ, mà còn ám chỉ đến tình yêu mãnh liệt và không biên giới của mẹ dành cho con. Khúc hát vô tận ở đây có thể hiểu là tình yêu mẹ không bao giờ kết thúc và luôn tồn tại mãi mãi.

Tuy nhiên, quan điểm này chỉ là một ý kiến cá nhân và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về bài thơ này.

25 tháng 3 2018

Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. 
Vậy Học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: 
…Đời bồi tàu lên đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi 
Những đất tự do những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi…
Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ...” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc". Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to". Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân". Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân.

Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
Bác đã lên đường, theo tổ tiên 
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

17 tháng 2 2022

Bài thơ "Bánh trôi nước" có hai lớp nghĩa. 
- Nghĩa thứ nhất :
 Về lạo bánh trôi nước (nghĩa đen)
- Nghĩa thứ hai: Về người phụ nữ thời phong kiến, ba chìm bảy nổi giống như bánh trôi nước (nghĩa bóng)

Nghĩa bóng sẽ quyết định giá trị của bài thơ vì : 

 Khi so sánh bánh trôi nước với người phụ nữ thời phong kiến thì rất có nhiều điều giống như: Người phụ nữ rất vất vả, nổi vết chai cứng ngắc, giống như bánh trôi khi lặn quá dày, số phận của người chìm nổi, không được bình đẳng, giống như bánh trôi khi chín thì nổi, khi sống thì chìm.