Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn của xã hội mà có. Và một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó là lòng khiêm tốn. Một học giả nối tiếng của Trung Hoa là Lâm Ngữ Đường viết: “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”.
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Biểu hiện của lòng khiêm tốn được nhận biết rất rõ trong đời sống hàng ngày. Một người giàu có nhưng không phung phí tiền bạc, không vì có tiền mà khinh rẻ những người nghèo khó, không phân biệt đối xử giàu - nghèo... mà vẫn nỗ lực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Đó là khiêm tốn. Một người tài giỏi, thông minh nhưng không cậy mình hơn người mà coi thường những người khác; vẫn miệt mài học tập, sáng tạo... Đó là khiêm tốn. Vậy góc rễ của lòng khiêm tốn chính là sự ý thức đúng đắn về vị trí bản thân mình trong xã hội. Họ hiểu những chân lí và những điều tất yếu trong cuộc sống: mình đã giàu, đã giỏi nhưng có những người còn hơn mình vậy nên phải phấn đấu hơn nữa và không coi thường người khác. Hơn nữa, nguồn gốc tạo ra tài sản và trí tuệ là sự lao động và học hỏi không ngừng, do đó nếu ta bằng lòng với những gì mình có mà dừng lại không phấn đấu nữa thì ta sợ tụt hậu. Trong khi đó, những người kém ta hôm nay có ngày mai để vượt lên trước ta.
Trong câu nói của mình, Lâm Ngữ Đường đã đánh giá rất cao đức tính khiêm tốn ở con người: "Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật". Nghệ thuật xử thế và đối đãi sự vật là cách thức ứng xử, tác động của bản thân con người đối với những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội... Trong quan hệ giữa người với người, điều quan trọng nhất là phải biết mình là ai, người đối giao với mình là ai. Trong việc tự ý thức về bản thân và ý thức về những người xung quanh cần hiểu rằng chỗ đứng của mối người trong xã hội là gì. Một cá thể trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ phức tạp: là em người này, là cháu người nọ nhưng lại là anh người kia, bác người khác... Tương tự như vậy, bản thân ta có thể rất giỏi trong lĩnh vực này nhưng lại rất kém trong lĩnh vực khác. Truyện kể rằng có vị tướng rất đắc ý và lấy làm kiêu hãnh khi mình cười ngựa bắn tên thì bắn mười phát trúng cả mười. Nhưng một ngày nọ, ông phải lấy làm xấu hổ khi gặp một cụ già mắt bị bịt kín mà vẫn rót dầu trôi chảy qua lỗ nhỏ trên mặt đồng xu. Trong thực tế xã hội, có rất nhiều người thành đạt, nhưng đằng sau sự thành đạt của họ là mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu người giúp sức. Một mình họ đâu có thể làm được điều gì! Chính bởi những điều đó, khi đứng trước một cuộc đối thoại, khi bắt đầu một mối quan hệ,... điều quan trọng nhất là phải biết khiêm tốn. Khiêm tốn để không rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai” (tự khen mình rất giỏi nhưng vì lí do nào đó lại không hoàn thành được: công việc!). Khiêm tốn để thể hiện thái độ cầu tiến, muốn tiếp tục học hỏi. Khiêm tốn để được hướng dẫn những điều tốt đẹp hơn... Vậy là, trong cách xử thế và đối đãi với vạn vật, lòng khiêm tốn thực sự là điều căn bản, là gốc rễ của vấn đề.
Trong thực tế, nhờ khiêm tốn mà rất nhiều người giành được những thành công lớn. Bản thân Bác Hồ là người có học vấn rất uyên thâm nhưng trên con đường bôn ba năm châu bốn bể. Người vẫn luôn khiêm nhường nhờ người khác chỉ dạy nhiều điều: học ngoại ngữ, viết báo,... Nhờ vậy, Bác biết nhiều thứ tiếng, học được nhiều phong tục tập quán của các nước khác, viết báo thành công,... Có nhiều bạn học sinh học giỏi, giành được nhiều giải cao trong các ki thi quốc gia, quốc tế nhưng đến trường các bạn vẫn hòa nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô, khiêm nhường học hỏi. Ngày ngày các bạn vẫn làm bài tập trên lớp thầy cô giao cho để rèn thêm kĩ năng làm bài. Đó thực sự là những tấm gương sáng về lòng khiêm tốn.
Đối với mỗi người, việc rèn luyện đạo đức là công việc lâu dài, bền bỉ cần phải tiến hành ngay từ khi còn nhỏ. Đó là lí do vì sao một trong năm điều Bác Hồ khuyên thiếu niên nhi đồng là phải trau dồi đức tính khiêm tốn: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bởi vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người học sinh chúng ta cần tu dưỡng cho mình đức tính quý báu ấy.
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Biểu hiện của lòng khiêm tốn được nhận biết rất rõ trong đời sống hàng ngày. Một người giàu có nhưng không phung phí tiền bạc, không vì có tiền mà khinh rẻ những người nghèo khó, không phân biệt đối xử giàu - nghèo... mà vẫn nỗ lực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Đó là khiêm tốn. Một người tài giỏi, thông minh nhưng không cậy mình hơn người mà coi thường những người khác; vẫn miệt mài học tập, sáng tạo... Đó là khiêm tốn. Vậy góc rễ của lòng khiêm tốn chính là sự ý thức đúng đắn về vị trí bản thân mình trong xã hội. Họ hiểu những chân lí và những điều tất yếu trong cuộc sống: mình đã giàu, đã giỏi nhưng có những người còn hơn mình vậy nên phải phấn đấu hơn nữa và không coi thường người khác. Hơn nữa, nguồn gốc tạo ra tài sản và trí tuệ là sự lao động và học hỏi không ngừng, do đó nếu ta bằng lòng với những gì mình có mà dừng lại không phấn đấu nữa thì ta sợ tụt hậu. Trong khi đó, những người kém ta hôm nay có ngày mai để vượt lên trước ta.
Trong câu nói của mình, Lâm Ngữ Đường đã đánh giá rất cao đức tính khiêm tốn ở con người: "Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật". Nghệ thuật xử thế và đối đãi sự vật là cách thức ứng xử, tác động của bản thân con người đối với những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội... Trong quan hệ giữa người với người, điều quan trọng nhất là phải biết mình là ai, người đối giao với mình là ai. Trong việc tự ý thức về bản thân và ý thức về những người xung quanh cần hiểu rằng chỗ đứng của mối người trong xã hội là gì. Một cá thể trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ phức tạp: là em người này, là cháu người nọ nhưng lại là anh người kia, bác người khác... Tương tự như vậy, bản thân ta có thể rất giỏi trong lĩnh vực này nhưng lại rất kém trong lĩnh vực khác. Truyện kể rằng có vị tướng rất đắc ý và lấy làm kiêu hãnh khi mình cười ngựa bắn tên thì bắn mười phát trúng cả mười. Nhưng một ngày nọ, ông phải lấy làm xấu hổ khi gặp một cụ già mắt bị bịt kín mà vẫn rót dầu trôi chảy qua lỗ nhỏ trên mặt đồng xu. Trong thực tế xã hội, có rất nhiều người thành đạt, nhưng đằng sau sự thành đạt của họ là mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu người giúp sức. Một mình họ đâu có thể làm được điều gì! Chính bởi những điều đó, khi đứng trước một cuộc đối thoại, khi bắt đầu một mối quan hệ,... điều quan trọng nhất là phải biết khiêm tốn. Khiêm tốn để không rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai” (tự khen mình rất giỏi nhưng vì lí do nào đó lại không hoàn thành được: công việc!). Khiêm tốn để thể hiện thái độ cầu tiến, muốn tiếp tục học hỏi. Khiêm tốn để được hướng dẫn những điều tốt đẹp hơn... Vậy là, trong cách xử thế và đối đãi với vạn vật, lòng khiêm tốn thực sự là điều căn bản, là gốc rễ của vấn đề.
Trong thực tế, nhờ khiêm tốn mà rất nhiều người giành được những thành công lớn. Bản thân Bác Hồ là người có học vấn rất uyên thâm nhưng trên con đường bôn ba năm châu bốn bể. Người vẫn luôn khiêm nhường nhờ người khác chỉ dạy nhiều điều: học ngoại ngữ, viết báo,... Nhờ vậy, Bác biết nhiều thứ tiếng, học được nhiều phong tục tập quán của các nước khác, viết báo thành công,... Có nhiều bạn học sinh học giỏi, giành được nhiều giải cao trong các ki thi quốc gia, quốc tế nhưng đến trường các bạn vẫn hòa nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô, khiêm nhường học hỏi.
Ngày ngày các bạn vẫn làm bài tập trên lớp thầy cô giao cho để rèn thêm kĩ năng làm bài. Đó thực sự là những tấm gương sáng về lòng khiêm tốn.
Đối với mỗi người, việc rèn luyện đạo đức là công việc lâu dài, bền bỉ cần phải tiến hành ngay từ khi còn nhỏ. Đó là lí do vì sao một trong năm điều Bác Hồ khuyên thiếu niên nhi đồng là phải trau dồi đức tính khiêm tốn: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bởi vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người học sinh chúng ta cần tu dưỡng cho mình đức tính quý báu ấy.
Thanks nha