K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023

Giải thích hiện tượng sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng đông đặc sau khi lên men: Khi lên men, vi khuẩn lactic chuyển hóa đường có trong sữa thành acid lactic, làm giảm độ pH trong dịch sữa. Khi pH giảm, protein trong sữa kết tủa lại, chuyển sang dạng đông đặc. Do đó, khả năng đông tụ sữa cũng là tiêu chí đánh giá sự thành công của việc làm sữa chua.

9 tháng 4 2021

Sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua vì vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic, đồng thời các prôtêin phức tạp đã chuyển thành các prôtêin đơn giản dễ tiêu ; sản phẩm axit  lượng nhiệt dược sinh ra  nguyên nhân làm sữa đông tụ.
----đây nha bạn.

17 tháng 8 2023

Tham khảo

a.

- Nhận xét về trạng thái, mùi vị của sữa chua sau khi lên men:

+ Màu sắc sữa chuyển từ màu trắng sang trắng ngà.

+ Trạng thái từ lỏng sang đông tụ (đặc sệt lại).

- Giải thích những biến đổi trong thí nghiệm làm sữa chua: Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa chua thành acid lactic, đồng thời các protein phức tạp đã chuyển thành các protein đơn giản dễ tiêu; sản phẩm acid và lượng nhiệt dược sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ. Vì thế sữa chua có vị ngọt của sữa giảm hơn so với nguyên liệu sữa ban đầu, vị chua tăng lên và ở dạng đông tụ.

b.

- Khi làm dưa chua nên phơi héo rau vì: Khi phơi nắng, giúp làm giảm lượng nước trong dưa, làm dưa muối giòn hơn và ít bị khú. Đồng thời, việc phơi nắng cũng giúp phân giải các chất gây hại tồn dư trong dưa, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng sau này.

- Khi muối dưa cần cho thêm đường vì: Thêm 1 - 2 thìa đường để cung cấp thêm thức ăn cho vi khuẩn lactic nhất là đối với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.

- Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.

23 tháng 4 2021

a. do vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic nên độ pH trong sữa giảm, casein trong sữa sẽ đông tụ và làm cho sữa từ lỏng trở thành sệt.

b. cho thêm sữa chua làm men cái chứa các vi sinh vật lên men là vi khuẩn lactic. Sữa chua dùng làm men cần được để hết lạnh hoàn toàn hoặc chuyển về trạng thái lỏng giúp khâu trộng sữa chua cái với phần sữa chua còn lại dễ dàng hơn, và giúp cho vi khuẩn không bị ảnh hưởng khi chuyển từ môi trường lạnh sang môi trường ấm, ngoài ra sữa chua cái đặc khi trộn sẽ khuấy mạnh tay ảnh hưởng đến hoạt động của vsv

c. nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến cường độ phát triển và còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của vi sinh vật có lợi. Vsv phát triển mạnh ở nhiệt độ ở 40 – 44 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn thì lên men kém, cao hơn thì mất men

e. vi khuẩn lactic

f. Để bên ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại trong sữa chua lên men nhanh => sữa chua sẽ nhanh hư và khó bảo quản. Vì thế phải bỏ vào tủ lạnh để bảo quản tốt và giảm sự lên men của vi sinh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

a) Nhận xét:

* Thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt theo thứ tự tăng dần là:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá.

* Dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa do sự đục của dung dịch là do albumin tạo nên và trong nước ép lõi dứa có các enzyme phân giải protein này. Khi protein albumin không còn thì dung dịch ban đầu cũng chuyển từ đục thành trong.

* Có sự giống hoặc khác nhau về thời gian phản ứng cũng như đặc điểm của dung dịch trong ống khi kết thúc thí nghiệm là do: hoạt tính của enzyme phân giải albumin giữa các ống. Cụ thể:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa, để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó albumin bị phân giải nhanh nhất và do đó cũng cần ít thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được albumin dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở ống 1. Do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 1 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó albumin bị phân giải chậm nhất và cần nhiều thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

b) Khi ăn dứa tươi người ta hay gọt bỏ lõi, nếu ăn cả lỗi sẽ rát lưỡi do:

-  Trong lõi dứa tươi có chứa các enzyme phân giải protein.

- Do đó, nếu ăn cả lõi dứa thì các enzyme này sẽ hoạt động và phân giải các protein trên màng tế bào lưỡi, dẫn tới phá hủy tế bào lưỡi và gây ra hiện tượng rát lưỡi.

c) Xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột cũng như có sự giống hoặc khác nhau về đường kính các vết lõm là do: trong dịch mầm lúa có enzyme amylase có khả năng phân giải tinh bột. Khi đó:

- Đĩa tương ứng với ống 3: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó tinh bột bị phân giải tốt nhất và do đó kích thước vết lõm là lớn nhất.

- Đĩa tương ứng với ống 1: việc thêm nước cất, để nhiệt độ phòng vào dịch mầm lúa. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được tinh bột dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó đĩa 1 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 3.

- Đĩa tương ứng với ống 2: thêm nước vôi trong vào dịch mầm lúa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở đĩa 1. Do đó đĩa 2 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 1.

- Đĩa tương ứng với ống 4: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó tinh bột bị phân giải chậm nhất và kích thước vết lõm trên đĩa 4 nhỏ nhất.

d) Bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt là do:

- Trong nước bọt của người có enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn.

- Trong bát cháo ăn dở đã có nước bọt của người và do đó có enzyme amylase phân giải tinh bột trong cháo, làm cháo bị vữa.

- Nhai cơm trong miệng lâu thì sẽ tạo thời gian cho amylase phân giải tinh bột thành đường đơn glucose. Glucose có vị ngọt nên ta sẽ cảm thấy ngọt.

17 tháng 9 2019

do nhiệt độ làm biến tính Pr albumin

17 tháng 9 2019

Pr albumin là j vậy bn

23 tháng 3 2023

Khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi để tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, tránh nhiễm khuẩn vào nguyên liệu, đảm bảo cho quá trình lên men sữa chua được thành công.

17 tháng 1

Hũ sữa chua mở nắp để ở ngăn mát tủ lạnh sau 4 ngày có hiện tượng:

- Sau khi mở nắp, sữa chua sẽ tiếp xúc với không khí và các vi khuẩn gây hư hỏng. Các vi khuẩn này sẽ phát triển và phân hủy các chất dinh dưỡng trong sữa chua khiến sữa chua có vị chua hơn, mùi nồng hơn và bắt đầu xuất hiện các đốm trắng hoặc xanh trên bề mặt.

- Quá trình hư hỏng của sữa chua sẽ diễn ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu để sữa chua mở nắp ở ngăn mát tủ lạnh, sữa chua sẽ có thể bị hư hỏng sau khoảng 4 ngày.

Giải thích

- Sữa chua là một sản phẩm lên men được tạo ra từ sữa, vi khuẩn lactic và các chất phụ gia khác. Vi khuẩn lactic sẽ phân hủy đường lactose trong sữa thành axit lactic khiến sữa chua có vị chua.

- Khi sữa chua được mở nắp, vi khuẩn lactic sẽ tiếp xúc với không khí và các vi khuẩn gây hư hỏng. Các vi khuẩn này cũng sẽ phân hủy đường lactose thành axit lactic, nhưng quá trình phân hủy này sẽ diễn ra nhanh hơn và tạo ra nhiều axit lactic hơn. Điều này khiến sữa chua có vị chua hơn, mùi nồng hơn và bắt đầu xuất hiện các đốm trắng hoặc xanh trên bề mặt.

- Ngoài ra, các vi khuẩn gây hư hỏng cũng có thể sản sinh ra các chất độc hại, khiến sữa chua không an toàn để ăn.

Hũ sữa chua mở nắp để ở ngăn đông tủ lạnh sau 4 ngày có hiện tượng: 

- Sữa chua để ở ngăn đông tủ lạnh sẽ được bảo quản tốt hơn so với ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, sữa chua cũng sẽ bị hư hỏng sau một thời gian.

- Sau khoảng 4 ngày, sữa chua để ở ngăn đông tủ lạnh sẽ bắt đầu bị đóng băng. Các tinh thể nước trong sữa chua sẽ lớn dần lên và làm sữa chua bị cứng lại.

- Nếu sữa chua được rã đông ở nhiệt độ phòng, các tinh thể nước sẽ tan chảy và khiến sữa chua bị lỏng hơn. Sữa chua cũng sẽ có vị chua hơn, mùi nồng hơn và có thể xuất hiện các đốm trắng hoặc xanh trên bề mặt.

Giải thích

- Sữa chua có thể được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh (-18oC) trong khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, sữa chua sẽ bị đóng băng và có thể bị biến chất sau một thời gian.

- Khi sữa chua bị đóng băng, các tinh thể nước trong sữa chua sẽ lớn dần lên và làm sữa chua bị cứng lại. Các tinh thể nước này có thể làm phá vỡ cấu trúc của sữa chua, khiến sữa chua bị lỏng hơn sau khi rã đông.

- Ngoài ra, quá trình đông lạnh và rã đông sữa chua cũng có thể khiến các vi khuẩn gây hư hỏng phát triển. Điều này khiến sữa chua có vị chua hơn, mùi nồng hơn và có thể xuất hiện các đốm trắng hoặc xanh trên bề mặt.

9 tháng 11 2023

Trong rễ cây đậu nành có sự cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn Rhizobium. Trong mối quan hệ cộng sinh này, cây cung cấp sản phẩm quang hợp cho đời sống và hoạt động của vi khuẩn ngược lại vi khuẩn có vai trò cố định N2 tự do từ không khí thành NH3 vừa cung cấp cho cây vừa cung cấp cho đất. Như vậy, việc chuyển sang trồng đậu nành trên mảnh đất đã trồng khoai trước đó lại có tác dụng bổ sungg và duy trì nitrogen trong đất.

14 tháng 3 2021

bn nên hiowir chị gg chứu ko nên hỏi ở đây

14 tháng 3 2021

1) Ủ trong vòng 8 tiếng là đủ để đông, nếu lâu hơn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua.

2) Do sản phẩm axit và lượng nhiệt được sinh ra.

3) Protêin

4) Khi lên men thành sữa chua (ủ men) thì nó có cấu trúc liên kết mạch yếu. Nếu không giữ trong tủ lạnh thì quá trình lên men sẽ tiếp tục diễn ra → phá vỡ cấu trúc → sữa chua bị vữa nát, trở nên quá chua.