K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

Văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Khái niệm văn chương và văn học thường bị dùng lẫn lộn.Văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. 

28 tháng 3 2020

Văn chương: nghĩa rộng bao gồm cả triết học,chính trị học,sử học,văn học,...Nghĩa hẹp là tác phẩm văn học,nghệ thuật ngôn từ,nghĩa hẹp nữa là tính nghệ thuật,vẻ đẹp của câu văn,lời văn.

17 tháng 3 2019

Trả lời:

Có nghĩa là trong bài văn ấy nói về công dụng và ý nghĩa của văn chương đối với cuộc sống của con người

17 tháng 3 2019

Cảm ơn Hoàng nha! Mik sẽ k cho bn từ hôm nay đến CN tuần sau

20 tháng 3 2019

giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.

18 tháng 4 2019

1. Lập Dàn Ý

a) Mở bài

- Giới thiệu về vai trò của văn chương từ đó dẫn dắt nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có".

b) Thân bài

* Giải thích khái niệm liên quan tới nhận định của nhà phê bình

- Thế nào là văn chương?

+ Những tác phẩm văn học, những câu thơ, hay những gì mà thuộc về văn học đều được gọi là văn chương.

+ Định nghĩa văn chương: Là khái niệm dùng để gọi tên ngành nghệ thuật ngôn từ, lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ảnh và biểu hiện đời sống.

+ Cần phân biệt khái niệm văn học với văn chương. Văn chương ở đây là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chân chính.

- "Ta": Khái niệm chỉ đối tượng tiếp nhận văn chương (người đọc, người nghe, nhà phê bình...)

- "Tình cảm": Là những cảm xúc, nỗi niềm sâu kín, sự khắc khoải, bồn chồn, những tâm tư sâu kín... được trỗi dậy khi tiếp cận với văn chương.

* Chứng minh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có"

- Những tình cảm không có mà văn chương đưa lại là gì? Qua tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta - đó là những tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương.

- Nhấn mạnh: Bản thân mỗi chúng ta đều có những tình cảm nhân bản như tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, lòng thương người và những khát vọng cao đẹp... Qua phép màu của văn chương những tình cảm ấy được biểu hiện nhiều cung bậc, nhiều cách tiếp nhận khiến nó thật tinh tế và sâu sắc; đó là thứ tình cảm chỉ có văn chương mới đem lại.

- Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm văn học cũng như liên hệ thực tế để chứng minh cho nhận định này.

c) Kết bài

- Khẳng định nhận định trên của Hoài Thanh là đúng đắn.

- Nhấn mạnh vai trò của văn chương một cách ngắn gọn, súc tích.

Chi tiết nội dung phần Chứng minh Nói dối có hại cho bản thân đã được chúng tôi đề cập để các em ôn luyện.

2. Bài Viết

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về vai trò của văn chương với cuộc sống con người đã đưa ra nhận định sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có". Đây là một phát hiện không mới nhưng sâu sắc, ẩn chứa trong đó những thông điệp thú vị về tâm tư tình cảm - thế giới muôn màu sắc và đầy nhân văn của con người mà văn chương góp phần đem lại.

Trong nhận định của Hoài Thanh, khái niệm văn chương dùng để chỉ một ngành nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Văn chương không giống văn học vì văn học là ngành khoa học nghiên cứu về văn chương. Đối tượng của văn học là các hiện tượng văn chương nghệ thuật. Văn học được coi như một ngành khoa học trong khi văn chương là nghệ thuật ngôn từ.

Văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc trong ta. Những cảm xúc ấy với ai đó có sẵn, nhưng với một số người thì phải qua văn chương. Văn chương là cuộc sống được nhìn qua lăng kính nghệ thuật. Cuộc sống muôn hình, muôn vẻ với bao nhiêu sắc màu. Chúng ta, những người bình thường khó lòng cảm nhận được mọi diễn tiến của lòng người cũng như cuộc sống nếu như ta không được tiếp cận với những tác phẩm văn chương bởi "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", làm giàu tâm hồn ta bằng những tình cảm cao đẹp, phù hợp truyền thống đạo lý dân tộc, những nét ứng xử tinh tế nhân văn, những bài học sâu sắc về cuộc đời... Như vậy, những thông điệp mà nhà văn, nhà thơ truyền tải trong tác phẩm đều đến với chúng ta. Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của Colleen McCullough - một tiểu thuyết đến từ Úc, đất nước xa xôi với rất nhiều sự khác lạ về văn hóa, nếp nghĩ, phong tục so với chúng ta. Tuy thế, chúng ta vẫn xúc động trước cuộc tình đẹp đầy bi kịch của cô gái có tên Meggie với cha đạo Palph. Với nhiều người có lẽ đến tác phẩm này mới nhận ra một chân lí: Con người khát khao được sống với tình yêu của mình dù họ phải trả giá bằng cả cuộc đời khổ đau. Chân lí ấy khó có một lí thuyết hay một khóa học nào đưa lại thuyết phục như qua một tác phẩm văn chương bất hủ.

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng đem lại những giá trị tốt đẹp cho con người. Rất nhiều tác giả văn chương đi chệch khỏi truyền thống đạo lí nhân văn, khiến tác phẩm của họ đem lại thú vui giải trí không lành mạnh. Trước tiên văn chương cần có lời hay ý đẹp và sau đó nó phải là sản phẩm của những trái tim biết yêu thương. Lúc đó, người tiếp nhận văn chương sẽ có những tình cảm đẹp mà văn chương đưa lại.

Qua thực tế cuộc sống và việc tiếp nhận văn chương cho thấy nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn. Văn chương sẽ giúp con người ta sống tốt, tạo nên cho ta những tình cảm đẹp đẽ khiến chúng ta yêu hơn chính mình và con người xung quanh

18 tháng 4 2019

ngắn thoy nha mn

26 tháng 2 2021

Văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.." Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật.Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..." Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.Từ lòng thương xot cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm hồ Xuân Hương mới có bài thơ : Thân em vừ trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta: Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngât Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngât mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đong Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai. Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,...kho tàng ca dao dân ca Việt nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông núi cao biể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Hay như bài ca doa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thửng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tinh quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương, Hình ảnh của Hồ Chủ Tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya".Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong" Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "bên kia sông Đuống " của Hoàng Cầm, "Từ ấy " của Tố Hữu,"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "tiếng hát con tàu'', "nhớ con sông quê hương " của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,... Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được Những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi,"Nguyên tiêu " của Hồ Chí Minh Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong c\xã hội thực đân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: " Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn."đông hào có ma" của Nguyễn công hoan,... Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng ", thuyền và biẻn" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm: Cô kia đội nón mới mua Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu về nhà mẹ hỏi nón đâu Thì em cứ bảo qua cầu gió bay. Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe ko kính” của Phạm Tiến Duật........ Ta hình dung được, tái hiện được Ccuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trả qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng: “Ko có kính, ko phải vì xe ko có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....” (Phạm Tiến Duật)Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha” ; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gôc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Ta yêu kính mẹ cha hơn, hiếu thảo hơn khi đọc bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần

29 tháng 3 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

29 tháng 3 2018

Bài làm:

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.

Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự  chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.

Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.

Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

Nội dung câu tục ngữ này khẳng định trong trồng trọt, quan trọng nhất là thời vụ (thời tiết), thứ hai là đất canh tác.

Kinh nghiệm này đã đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nghề trồng lúa nhất thiết phải gieo cấy đúng thời vụ và sau mỗi vụ thu hoạch phải tập trung cải tạo đất để chuẩn bị tốt cho vụ sau. Có như vậy thì công sức lao động vất vả của người nông dân mới được đền bù xứng đáng bằng những mùa lúa bội thu.

Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cho thấy từ ngàn xưa, nông dân ta đã có khả năng trồng trọt và chăn nuôi giỏi. Dựa trên cơ sở thực tế, họ đã đưa ra những nhận xét chính xác về một số hiện tượng thiên nhiên có liên quan trực tiếp đến lao động sản xuất . Từ đó, chủ động trong sắp xếp công việc của mình. Những kinh nghiệm quý báu nêu trên có ý nghĩa thực tiễn lâu dài trong nghề nông. Ngày nay, kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học, kĩ thuật tiên tiến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nông dân và góp phần đưa nước ta vào danh sách một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới

hok tốt!!

31 tháng 7 2021

      Tấm lòng yêu thương là một truyền thống quý báu của dân toocjj ta từ xưa đến nay, truyền thống ấy đã đc ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ thg ng như thể thg thân."Thương người như thể thương thân" nhắc nhở chúng ta phải bt yêu thg mọi ng như thg chính bản thân mk. Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình.Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt.