Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì có rất nhiều tác nhân gây bệnh xung quanh môi trường sống của chúng ta, có thể là tác nhân bên trong hay tác nhân bên ngoài. Cơ thể người tiếp xúc với hàng loạt các tác nhân gây bệnh nên nguy cơ mắc bệnh là rất lớn. Nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh đó nên nguy cơ bị bệnh đã giảm xuống đáng kể.
* Tham khảo:
- Ăn mặn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì muối natri trong mặn có thể làm tăng huyết áp. Khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước để loại bỏ muối dư thừa, điều này có thể làm tăng áp lực trong mạch máu và gây ra cao huyết áp. Ngoài ra, muối cũng có thể gây ra sự co thắt của mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và làm tăng áp lực trong mạch máu. Do đó, ăn mặn thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Tham khảo!
- Ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có đến $7000$ hóa chất độc hại, trong đó, trong đó có $69$ chất gây ung thư. Khi hút thuốc lá, các chất độc tích tụ, phá hủy dần các tế bào trong cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vòm họng, viêm đường hô hấp,…
- Đặc biệt, khói thuốc lá không chỉ gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe người hút thuốc lá mà còn gây ra những hậu quả tương tự đối với người hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Bởi vậy, việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện,…) và cấm trẻ em dưới $16$ tuổi hút thuốc lá là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
• Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:
- Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.
• Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu:
- Làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ.
- Có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.
- Khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…
Sỏi thận được hình thành do các chất thải trong nước kiểu kết lại với nhau và lắng đọng, lâu ngày tạo thành sỏi. Những người có thói quen ít uống nước hoặc ăn uống không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận vì:
- Thói quen uống ít nước khiến cơ thể khó thải hết các chất độc hại qua thận, đồng thời, nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi thận.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối, ăn nhiều protein động vật tạo ra nhiều uric acid, tăng thải calcium qua nước tiểu dẫn đến nguy cơ cao tạo ra sỏi thận.
a) máu sau khi trở về tim là máu nghèo O2
- tâm nhĩ co trước để bơm máu lên thực hiện vòng tuần hoàn nhỏ để lấy O2
- sau đó tâm thất co để đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể
=> tâm nhỉ luôn có trước tâm thất
- nếu tâm nhĩ và tâm thất co đồng thời thì một phần máu sẽ đc bơm lên đông mạch phổi và phần còn lại theo theo động mạch chủ đi toàn cơ thể
=> phần máu đi nuôi cơ thể sẽ k có O2 => k có O2 cho TB=> TB k hô hấp (đặc biệt là não k hoạt động )=> cơ thể chết
c) có sự khác nhau
- tim phổi của người sống ơ vùng núi cao sẽ hoạt đông bình thường còn ơ người sống ơ đồng bằng sẽ tăng hoạt động
VÌ:- tim và phổi của người sống ở núi cao đã có hoạt động cao hơn người bình thường do ở núi cao không khí loãng ít O2=> tim phổi tăng hoạt động hơn người ở đồng bằng - khi chơi thể thao với người ở đồng bằng thi người ở đồng bằng tim và phổi sẽ tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu cơ thể
- Còn người ở núi cao do tim và phổi đã thích nghi với sự hoạt động cao nên khi chơi thể thao với người đồng bằng thì tim hoạt động bình thường
Một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư:
- Khối u phát triển trên da và màng nhày có thể phá vỡ rào cản tự nhiên cho phép tác nhân gây bệnh xâm nhiễm.
- Các khối u lớn đè lên các cơ quan, bộ phận gây tổn thương hoặc làm giảm sự lưu thông của máu (sự di chuyển của các tế bào miễn dịch trọng máu) trong cơ thể.
- Một số tế bào ung thư xâm nhập vào tế bào tủy xương, cạnh tranh với tế bào tủy xương về không gian sống và chất dinh dưỡng. Khi nhiều tế bào tủy xương bị phá hủy, số ít còn lại không tạo đủ các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống bệnh.
- Ngoài ra, việc sử dụng các liệu pháp điều trị ung thư như dùng thuốc, hóa trị hoặc xạ trị cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh.