K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2019

    - Nhân bản vô tính ở động vật có thể được tiến hành theo quy trình tóm tắt như sau:

     + Đầu tiên người ta phải tách nhân tế bào từ tế bào cơ thể của động vật cần nhân bản rồi cho vào một tế bào trứng trước đó đã lấy mất nhân hoặc huỷ nhân để tạo ra hợp tử chứa nhân con vật cần nhân bản.

     + Tiếp đến, người ta nuôi hợp tử trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi sau đó cấy phôi vào tử cung của con cái khác cho mang thai và sinh đẻ bình thường.

    - Nhân bản vô tính ở động vật có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhân bản động vật biến đổi gen. Ví dụ, nếu ta có một con giống có nhiều đặc điểm quý thì ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen như vậy. Tuy nhiên, nhân bản vô tính ở động vật mới đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm ở một số động vật.

3 tháng 8 2016

Trong tự nhiên, khi một hợp tử trong những lần phân chia đầu tiên vì một lí do nào đó lại tách ra thành nhiều phôi riêng biệt. Sau đó, những phôi này phát triển thành những cá thể giống nhau.

3 tháng 8 2016

Trong tự nhiên, khi một hợp tử trong những lần phân chia đầu tiên vì một lí do nào đó lại tách ra thành nhiều phôi riêng biệt. Sau đó, những phôi này phát triển thành những cá thể giống nhau.

2 tháng 4 2017

Trong tự nhiên, khi một hợp tử trong những lần phân chia đầu tiên vì một lí do nào đó lại tách ra thành nhiều phôi riêng biệt. Sau đó, những phôi này phát triển thành những cá thể giống nhau.

28 tháng 11 2021
 nhân bản vô tính ở động vậttạo giống bằng công nghệ gen
Mục đíchNhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm hoặc tăng năng suất trong chăn nuôi.

 

Tạo động vật chuyển gen

Tạo giống cây trồng biến đổi gen

Tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen

Qui trình

- Tách tế bào xoma của động vật cho nhân, nuôi trong phòng thí nghiệm.

- Tách tế bào trứng của loài động vật nhận nhân, loại bỏ nhân của tế bào trứng.

- Chuyển nhân của tế bào cho nhân vào trứng đã bị bỏ nhân. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phân cắt thành phôi.

- Chuyển phôi vào tử cung của động vật mang thai.

- Tạo ADN tái tổ hợp

- Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận

- Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.

Cơ sở di truyềnĐộng vật có vú có thể được nhân bản lên từ tế bào xoma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cần chất tế bào của 1 noãn bào.Thể truyền có khả năng nhân đôi độc lập hoặc có khả năng gắn vào hệ gen của tế bào nhận

 

28 tháng 11 2021

- Cấy truyền phôi: Công nghệ này còn được gọi là công nghệ tăng sinh sản ở động vật. Sau khi phôi được lấy ra từ động vật cho thì được tách thành nhiều phôi rồi cấy phôi vào động vật nhận.

- Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân: chuyển nhân của tế bào xôma vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân và nuôi cấy trên môi trường nhân tạo thành phôi, chuyển phôi vào tử cung của con cái sinh ra con non.

28 tháng 1 2018

Đáp án A

1. đúng, đều có thể tạo ra cơ thể mang 2 bộ NST lưỡng bội của loài

2. sai, nhân bản vô tính và cấy truyền phôi không tạo ra giống mới

3. sai, được áp dụng chủ yếu ở thực vật và vi sinh vật

4. đúng.

5. đúng, vì các cơ thể này được phân cắt từ 1 phôi ban đầu

5 tháng 9 2016

So sánh phương pháp cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật

* Giống nhau: - đều là một trong các kĩ thuật của công nghệ sinh sản, tạo ra cơ thể mới giống với thế hệ bố mẹ. - đều cần có cơ thể cho vật chất di truyền (giao tử hoặc nhân của tế bào sinh dưỡng).        - đều có giai đoạn được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng để tạo phôi. - đều cần có cơ thể cái mang thai hộ.

* Khác nhau:

- Cấy truyền phôi. 

+ Phương pháp tiến hành: Phôi được tạo ra bằng cách thụ tinh theo cách truyền thống hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Hợp tử được tạo ra được nuôi cấy trong ống nghiệm để tạo ra phôi. Sau đó các tế bào phôi được cắt rời ra, mỗi phần sẽ tiếp tục được nuôi cấy để tạo ra nhiều phôi mới. Tiếp đó, các phôi này được chuyển vào cơ thể cái nhận mang thai hộ và sinh ra cơ thể con.

+ Các cơ thể con được sinh ra có nguồn gốc từ 1 phôi ban đầu sẽ có kiểu gen giống nhau nên có nhiều đặc điểm kiểu hình giống nhau.

+ Phương pháp này nhằm nhân nhanh các giống động vật quý hiếm, tăng hệ số sinh sản cho vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.

- Nhân bản vô tính:
+ Phương pháp tiến hành: một tế bào sinh dưỡng (ví dụ trường hợp cừu Dolly thì là tế bào tuyến vú của cừu mặt trắng) được tách lấy nhân, bỏ tế bào chất. Một tế bào trứng của cơ thể cái khác được loại bỏ nhân, giữ lại tế bào chất. Chuyển nhân của tế bào cho nhân vào tế bào đã bị loại bỏ nhân, nuôi cấy trong môi trường phù hợp để kích thích phát triển thành phôi, cấy phôi vào tử cung của một cơ thể cái khác nhờ mang thai hộ và sinh ra cơ thể con.

+ Cơ thể con có kiểu gen giống với cơ thể cho nhân.

+ Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc cứu vớt, bảo tồn các loài động vật quý hiếm, nhất là các loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc chỉ còn 1 cá thể,.. vì có thể tạo ra cơ thể con mới từ tế bào sinh dưỡng, không cần phải có cả bố và mẹ như phương pháp sinh sản thông thường.

4 tháng 5 2016

a) Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc điển hình ở sinh vật nhân sơ với một gen điển hình ở sinh vật nhân thực :

- Giống nhau: Đều gồm 3 vùng : vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

- Khác nhau : 

Sinh vật nhân sơSinh vật nhân thực

- Vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)

- Vì không có các intron nên gen cấu trúc ngắn. 

- Vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các êxôn là các intron (gen phân mảnh).

- Vì có các intron nên gen cấu trúc dài. 

b)Ý nghĩa :

- Cấu trúc không phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân sơ tiết kiệm tối đa vật liệu di truyền, năng lượng và thời gian cho quá trình nhân đôi ADN và phiên mã.

- Cấu trúc phân mảnh của gen giúp cho sinh vật nhân thực tiết kiệm vật chất di truyền : từ một gen cấu trúc quá trình cắt các intron, nối các exon sau phiên mã có thể tạo ra các phân tử mARN trưởng thành khác nhau, từ đó dịch mã ra các chuỗi polipeptit khác nhau. 

4 tháng 5 2016

Giúp zới ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ ❤ ❤

iu bn đóa nhứt á

27 tháng 12 2017

Đáp án: C

5 tháng 11 2021

C4:  Hóa thạch là gì: -Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất, đá. 2. Sự hình thành hóa thạch: - Sau khi thực vật hay động vật chết, chỉ các phần cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất, còn phần mềm bị vi khuẩn phân hủy. - Cơ thể bị hóa đá khi hội đủ điều kiện. Ví dụ: Xác sinh vật chết bị chìm xuống đáy nước, bị cát, bùn; đất sét bao phủ, về sau phần mềm tan dần đi, để lại khoang trống trong đất. Nếu có ôxit silic lấp đầy khoảng trống sẽ đúc thành một sinh vật bằng đá giống với trước đó. - Trường hợp đặc biệt: Xác sinh vật chết dược bảo toàn nguyên vẹn. Ví dụ: - Xác voi Mamut đã chết hàng chục vạn năm trước đáy vần còn tươi nguyên trong các tảng băng hà hoặc xác của sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách vẫn còn giữ nguyên màu sắc trong thời gian dài. 3. Ý nghĩa việc nghiên cứu hóa thạch: a. Đối với nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật: - Xác định được lịch sử xuất hiện, phát triển hay diệt vong của sinh vật nhờ phát hiện các hóa thạch trong lòng đất. - Dựa vào phương pháp địa tầng học, phương pháp đo thời gian bán phân rã của đồng vị phóng xạ, con người xác định được tuổi của sinh vật tương ứng với tuổi của lớp đất chứa hóa thạch của chúng. - Khôi phục hình thái, cấu tạo của sinh vật sống trước đây nhờ nghiên cứu từ những hóa thạch. b. Ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất: - Xác định tuổi của lớp đất đá: Tương ứng tuổi của hóa thạch. - Xác định khí hậu trong thời gian sống trước đó của sinh vật. Ví dụ. Sự xuất hiện hóa thạch của Quyết thực vật chứng tỏ vào thời gian đó, vùng này có khí hậu ẩm ướt. c. Xác định được đặc điểm biến đổi địa chất trong thời gian sống trước đó của hóa thạch: Ví dụ: Việc tìm thây hóa thạch dộng vật biển trên núi gần Lạng Sơn, chứng tỏ trước đây khu vực này là biến.