K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2018

Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm. Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa. Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa. Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí). Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.

20 tháng 3 2018

Thuế máu là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề đã gợi cho ta thấy những hình ảnh đau thương, căm thù đối với chủ nghĩa thực dân Pháo. Chúng đã lợi dụng những con người thuộc địa nghèo khổ ấy để phục vụ cho chiến tranh phi nghĩ- tham vọng của chúng (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918)

1 tháng 5 2018

-Tác giả :Nguyễn Ái Quốc

-Xuất xứ:Văn bản "Thuế máu" được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp
-b)tố cáo những tội ác của thực dân pháp gây ra cho nhân dân việt nam.chúng áp đặt nhiều thứ thuế vô lí, bất công và tàn bạo,nhất là thuế máu .

c)-nội dung :văn bản như 1 bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh .

-Nghệ thuật:-có tư liệu phong phú xác thực giàu hình ảnh , giàu giá trị biểu cảm

-thể hiện giọng đanh théo hùng hồn

-sử dụng ngòi bút sắc sảo, giọng điệu mỉa mai

về phần biểu hiện mk ko bjk bạn đang ns về biểu hiện của cái gì nên mk chưa trả lời đc.

mong pn ra nhiều câu hỏi hơn nữa. Chúc pn học tốtok

1 tháng 5 2018

a, Xuất xứ: Pháp

Tác giả: HCM

b, Giải thích nhan đề: "thuế máu" là tên tác giả đặt ra để nói lên sự tàn bạo độc ác của bọn thức dân pháp đã đặt lên nước ta một thứ thuế bằng máu, bằng mạng người.

c,

Nghệ thuật:các tư liệu phong phú,xác thực,ngòi bút trào phúng sắc sảo.đoạn trích thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm,có dọng điệu vừa đanh thép,vừa mỉa mai chua chát.

Nội dung:chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho cuộc chiến tranh tàn khốc.

22 tháng 3 2017

Chọn d

12 tháng 5 2021

, Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. ... 'Thuế Máu' là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên 'thuế máu' gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tớm của chính quyền thực dân.

17 tháng 3 2017

Vì :

Nhan đề đã gợi lên số phận bi thương của người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế vô lí. Thuế máu là thứ thuế vô lí và tàn nhẫn nhất của chủ nghĩa thực dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai, châm biếm đối với tội ác của chính quyền thực dân thông qua nhan đề tác phẩm.

19 tháng 3 2017

Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm. Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa. Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa. Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí). Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.

27 tháng 2 2022

Tham khảo

Nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh.

27 tháng 2 2022

Tham khảo:

Nhớ rừng'' có thể nói là một nhan đề bao hàm chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà Thế Lữ muốn làm toát lên nội dung thông qua lời của một con hổ đang bị giam cầm và có thể mãi mãi không thể trở về quê hương mà nó đang sống chính là rừng xanh. Hay nói cách khác thì tác giả muốn mượn lời con hổ để nói về số phận người dân trong thời kì phong kiến bị chà đạp, lợi dụng và khốn khổ hơn cả là bị lấy mất đi quyền tự do không được trở về với quê hương mình , phải làm nô lệ cho bọn vua chúa, quan lại

14 tháng 3 2018

- “Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “Thuế máu”? Cách đặt nhan đề tạo nên sự tò mò, mang đến sự chú ý, ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. Phải chăng chế chộ của thực dân xâm lược tàn bạo và hà khắc đến mức nhân dân ta phải đóng thuế bằng “máu”.

- Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân.

- Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

21 tháng 3 2019

Trong văn bản "Thuế máu", Nguyễn Ái Quốc đã có cách đạt tên chương, tên các phần rất ấn tượng. Chúng đã phản ánh chính xác thực tế cuộc sống, gợi được sự căm phẫn trong lòng người đọc cũng như chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc đối với bè lũ thực dân đế quốc. Thuế máu là cái tên chương rất sắc sảo khi phản ánh rất đúng thực tế ở thuộc địa khi dân chúng phải chịu đủ những thứ thuế bất công vô lí. "Thuế" là phần thu bắt buộc cố định theo kì hạn mà chính quyền yêu cầu người dân phải nộp. Ở các nước thuộc địa, nhân dân phải đóng thuế đất, thuế lúa, thuế muối,... rồi bất công hơn là thuế thân. Nhưng xót xa hơn cả, tàn nhẫn hơn cả là khi họ rơi vào hoàn cảnh bị bóc lột xương máu, phải đem máu và mạng sống của mình cống nạp cho chính quyền cai trị. Lúc ấy, thứ thuế họ phải đóng chính là dòng máu của mình - "Thuế máu". Trong chương sách, trình tự và tên gọi các phần cũng rất mạch lạc và biểu cảm. Nó gợi lên rất rõ quá trình lừa bịp, bóc lột tàn tệ của bọn thực dân. Đó là một quá trình bóc lột rất tinh vi từ. Chiến tranh và những người bản xứ phản ánh tình trạng người dân thuộc địa trong thời kì trước và khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra. Phần Chế độ lính tình nguyện phân tích bản chất chế độ lính mà khi chiến tranh nổ ra, người dân thuộc địa "tình nguyện" đầu quân. Và rồi, cuối cùng tác giả chỉ ra Kết quả của sự hi sinh rất vô nghĩa của những người dân bản địa trong cuộc chiến ấy đồng thời chua xót lên án cách đối xử của chính quyền đối với binh lính thuộc địa sau mỗi cuộc chiến tranh ăn cướp. Cách đặt tên chương, tên các phần văn bản chẳng những tạo ra sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe mà còn khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực văn học.^^

31 tháng 3 2019

“Thuế” có lẽ là định nghĩa không còn xa lạ gì đối với chúng ta bởi “thuế” đã ra đời từ rất lâu và tồn tại như một quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người, nó là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Có điều trước nay ta chỉ nghe có thuế đường, thuế đất,… và của cải nộp quy đổi ra tiền, những vật ngoài thân chứ chưa từng nghe “thuế máu” bao giờ. Phải chăng có chế độ bạo tàn tới mức mà người dân phải nộp thuế bằng chính máu của mình?

“Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Khi mang mác khai hóa, mở mang văn minh đối với các nước đô hộ để ra sức bóc lột, đàn áp những người dân thuộc địa, những tên thực dân chả khác nào những con “quỷ hút máu” đã ép người dân thấp cổ bé hỏng phải mang không chỉ là của cải vật chất mà còn là sức khỏe, tính mạng của bản thân ra để nộp cho chúng. Chúng đăt ra đủ mọi loại thuế vô lí để vắt kiệt của cải nhân dân, coi mạng người như cỏ rác chỉ biết làm việc cho chúng trong trạng thái bẩn thỉu và luôn bị đánh đòn mà vẫn phải cam chịu. Chúng thậm chí mang họ ra trở thành những tấm bia đỡ đạn trên những chiến trường phi nghĩa mà chúng gây ra. Và sự trả giá bất công ấy như một thứ thuế, “Thuế máu” này không phải chỉ người An Nam nói riêng mà tất cả người dân các nước thuộc địa đang phải từng ngày trả vô điều kiện cho chúng.

“Thuế máu” là nhan đề dùng với lối nói châm biến, đả kích kịch liệt, thứ thuế dã man này ra đời chính là sự phản ánh số phận bất hạnh của những người dân nước thuộc địa đồng thời là sự tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Phải dùng đến từ “máu” cho thấy đây là một thứ thuế tàn nhẫn nhất, ghê gớm nhất, phũ phàng nhất, thứ thuế mà nộp cũng nắm chắc mất mạng, không nộp cũng không yên khi những tên thực dân tàn bạo muốn gây chiến tranh hay hành hạ người dân thuộc địa. Qua nhan đề, ta còn nhận thấy thái độ căm phẫn, tố cáo quyết liệt bọn thực dân pháp và thể hiện niềm xót xa thương cảm đối với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột của tác giả. Thông qua đó, Người không chỉ thức tỉnh, kêu gọi sự vùng dậy, đấu tranh của các nước thuộc địa để dành tự do độc lập mà còn vạch trần, tố cáo tội ác của chế độ thực dân cho những người Pháp yêu chuộng hòa bình nói riêng và người dân thế giới nói riêng thấy.

“Thuế máu” quả là một nhan đề vô cùng ấn tượng, nó gây cho ta niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa cùng sự căm hờn với chế độ thực dân tàn bạo. Đó cũng chính là tài năng, bút lực xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc.

1 tháng 1 2020

Vì trong phần này tác giả đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.

28 tháng 8 2019

- Ý nghĩa nhan đề: : Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

- Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê sợ).