K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Nguyên nhân gây tăng huyết áp là căng thẳng, thức ăn chiên, ít tập thể dục, tuổi tác, chủng tộc và các bệnh thứ cấp như bệnh thận. 

- Nguyên nhân gây đột quỵ ở người già :Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị dừng đột ngột, não thiếu oxy và chất dinh dưỡng khiến vùng não thiếu máu bị tổn thương cấp tính, dẫn đến hoại tử trong thời gian ngắn. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chủ yếu là do dòng máu bị cản trở bởi các cục máu đông (tắc mạch máu) hay vỡ mạch máu não gây xuất huyết não.

25 tháng 3 2021

1. Đột quỵ do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố chính gây ra bệnh đột quỵ não ở thể xuất huyết não. Huyết áp tăng cao và thường xuyên không thể kiểm soát được, là nguy cơ hàng đầu gây vỡ mạch và xuất huyết não. Theo thống kê cho thấy, xấp xỉ 30% người già bị đột quỵ não là do có nguy cơ từ bệnh cao huyết áp lâu ngày. Con số này đang giảm ở những người có độ tuổi dưới 45.

2. Đột quỵ não do tim

Cục máu đông ở thành mạch máu gây ra tình trạng đột quỵ

Cục máu đông ở thành mạch máu gây ra tình trạng đột quỵ

Đây cũng là bệnh lý hay gặp ở những người cao tuổi. Nguyên nhân đột quỵ ở người cao tuổi bao gồm những bệnh lý của tim thường tạo ra các cục huyết khối bên trong các buồng tim rồi di chuyển lên não và gây tắc mạch máu. Điển hình trong số đó là một số bệnh về tim như hẹp hai lá, suy tim, bị nhồi máu cơ tim.

3. Đột quỵ não do đái thái đường

Bệnh đái tháo đường tăng dẫn đến nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng về các mạch máu, sự tổn thương thành mạch trong bệnh lý này chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ tim mạch (điển hình nhất là nhồi máu cơ tim và đột quỵ não dạng xuất huyết).

4. Đột quỵ não là do vỡ phình mạch não và vỡ tĩnh mạch não

Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ quan trọng, được cho là yếu tố nguy cơ hàng đầu chính là do bị vỡ phình mạch não và tĩnh mạch não. Túi phình động mạch não thường được đặt tại vị trí các vòng nối động mạch ở phía nền sọ ( trong y khoa gọi là đa giác Willis). khi bị vỡ, các túi phình sẽ gây xuất huyết mạng nhện. Đối với tĩnh mạch não-búi thông động thường có nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh. Khi máu đi vào thẳng tĩnh mạch não ( mà không chuyển tiếp qua hệ mao mạch) sẽ tạo nên những túi phồng lớn.

5. Đột quỵ não do xơ vữa động mạch là phổ biến

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người cao tuổi rất phổ biến, tuổi càng cao thì nguy cơ này cũng tăng dần. Ngoài ra, một số bệnh lý như hội chứng kháng phospholipid, bệnh hồng cầu lưỡi liềm…cũng có khả năng gây tắc mạch máu và đột quỵ.

25 tháng 3 2021

 kq đúng nhất mà mik có thể làm là đó ạ 

Giải thích ngắn gọn các hiện tượng sau:

a) Người già huyết áp thường cao hơn lúc trẻ. \(\rightarrow\) Vì thành của động mạch sơ cứng và huyết áp tâm thu tăng.

b) Phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang thai. \(\rightarrow\) Tim phải đập nhanh hơn để duy trì tình trạng của mẹ và thai nhi.

c) Nhịp tim của trẻ em thường cao hơn nhịp tim của người trưởng thành. \(\rightarrow\) Tim trẻ còn nhỏ và yếu cần đập nhiều để đáp ứng nhu cầu trong cơ thể.

d) Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tiêm vào máu chứ ít khi cho trâu, bò uống. \(\rightarrow\) Vì tiêm vào máu thì hiệu quả thuốc cao hơn uống và đa số là ở trâu bò thường mắc bệnh về sán nên tiêm là biện pháp hiệu quả nhất.

22 tháng 12 2023

thanks :))

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ở người, khi tiếp xúc cùng một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không vì mỗi người có một khả năng miễn dịch khác nhau: Những người mắc bệnh là do cơ thể họ không có khả năng chống lại sự xâm nhập và gây hại của tác nhân gây bệnh (khả năng miễn dịch kém), còn một số người khác không bị bệnh là do cơ thể họ có khả năng chống lại sự xâm nhập và gây hại của tác nhân gây bệnh (khả năng miễn dịch tốt).

23 tháng 12 2023

* Tham khảo:

- Ăn mặn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì muối natri trong mặn có thể làm tăng huyết áp. Khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước để loại bỏ muối dư thừa, điều này có thể làm tăng áp lực trong mạch máu và gây ra cao huyết áp. Ngoài ra, muối cũng có thể gây ra sự co thắt của mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và làm tăng áp lực trong mạch máu. Do đó, ăn mặn thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

14 tháng 7 2023

• Ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp vì:

- Khi ăn mặn, áp suất thẩm thấu máu tăng kích thích giải phóng hormone ADH, dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp, đồng nghĩa, làm giảm lượng nước tiểu và tăng lượng nước trong máu. Đồng thời, ăn mặn cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn. Kết quả dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên khiến áp lực lên mạch máu tăng. Lâu dần, áp lực này dẫn đến tình trạng bệnh lí tăng huyết áp. - Ngoài ra, muối cũng làm tăng độ nhạy của tim mạch và thận với adrenaline – một chất có khả năng làm huyết áp tăng lên.

• Tác hại của việc thường xuyên nhịn tiểu:

- Làm bàng quang bị giãn ra, các cơ vòng bên ngoài cũng bị kéo căng dẫn đến khả năng giữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế, mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ.

- Có thể gây bí tiểu, thậm chí, trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.

- Khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lí tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, suy thận,…

 

- Bệnh lao phổi:

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn lao gây nên

+ Triệu chứng: ho nặng, đau lồng ngực, ho ra máu, cơ thể suy nhược, sốt,...

+ Hậu quả: Làm phổi bị phá hủy, các cơ quan nội tạng khác cũng có nguy cơ bị vi khuẩn lao tấn công gây hại, ngoài ra sự phát tán qua không khí dễ dàng làm cho dịch bệnh dễ nổi lên ảnh hưởng đến xã hội

+ Biện pháp phòng tránh: tiêm phòng vaccine , ăn uống đủ chất, không sử dụng chất kích thích, chăm chỉ vận động thể thao, khi có dấu hiệu bệnh phải tự cách li và đi khám kịp thời

- Trong quá trình nuôi cá tôm ở mật độ cao phải dùng quạt nước vì quạt nước giúp tăng nồng độ oxygen trong nước giúp cá, tôm hô hấp dễ dàng

- Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên trong: gout, hở van tim, béo phì

- Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên ngoài: viêm đường hô hấp cấp, sốt xuất huyết, ghẻ, cảm cúm

- Một cơ thể được coi là bị bệnh khi có sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

- Các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật:

+ Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân vật lí (các tia bức xạ, tia phóng xạ,…), tác nhân hóa học (các loại hóa chất độc hại), tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật,…). Bệnh truyền nhiễm thường do các nguyên nhân bên ngoài gây ra.

+ Nguyên nhân bên trong: rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,…

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ở thực vật có hai con đường thoát hơi nước là con đường qua khí khổng và con đường qua bề mặt lớp cutin biểu bì lá. Thoát hơi nước qua khí khổng là hình thức thoát hơi nước chủ yếu, chiếm tới 90% nước thoát ra, còn lượng nước thoát ra qua cutin là rất ít.

Thoát hơi nước qua khí khổng được điều tiết bởi cơ chế đóng mở khí khổng.

- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra.

- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá : lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là do sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở tế bào hạt đậu.