Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đúng rùi
lên mạng tra cũng tốt hơn là phải chờ người khác giải bn ak
Tham khảo nha em:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu nói:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....
Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....
Lời khuyên:
-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.
1.dù có hoàn cảnh như thể nào hoặc túng thiếu cúng phải giữ lấy danh dự của mình
2.thế hệ đời sau của gia đình phát triển hơn,tài giỏi hơn là rất có phúc
Nghĩa đen:Quyển sách dù có bị rách nhưng còn giữ được lề thì vẫn còn là quyển sách,nếu để lề đứt thì tung hết
Nghĩa bóng:Dù sa sút nghéo khó cũng phải giữ nề nếp đạo đức gia phong
Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "kon ngoan trò giỏi"
đây nhé:Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng để dạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, Ông cha chúng ta đã từng căn dặn:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kêt quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có những lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa lời nói tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của mình. Ông cha thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng , lời nói sẽ tạo hiệu quả cao hơn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.
Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lòi nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở để con người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, Cần phải biết lựa chọn lời nói phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, Sắc thái tình cảm.
Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có rất nhiều cách diễn đạt: Sư già đã viên tịch, Người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, ông cụ mới khuất núi,...Người có văn hoá khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói phù hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho wan hệ them tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời
Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ; học ăn, học nói, học gói, học mở,...
Tuy chú ý đến viẹc lựa lời đẻ đạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp chỉ là sự vừa lòng nhau.
Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm dến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiép đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thực, sau đó với là lời nói đẹp
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn
Đất nước ta nay đang trong thời kì mở cửa, những đổi mới do sự giao lưu văn hoá rộng rãi đã đem lại bao không khí mới cho cuộc sống. Song mở cửa ắt gió lùa. Không ít những nếp sống vốn là nét đẹp riêng của dân tộc đang lung lay trước cơn gió lùa của thời mở cửa. Không ít người sa vào con đường tội ác, họ quên đi gốc rễ, đánh mất bản thân. Muốn tìm lại được mình thì phải trả bằng không ít đớn đau. Đáng trách hơn có kẻ lại còn cho rằng nền nếp văn hoá lâu đời là cổ hủ, phong kiến. Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta cũng không là ngoại lệ. Vậy câu:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An ”
có còn chỗ đứng nữa không? Làm sáng tỏ điều đó không chỉ là trách nhiệm của, riêng bạn hay riêng tôi mà là của tất cả chúng ta.
Đọc câu ca dao mà không ít người ngơ ngác: Sao bảo đó là câu ca nói về người thủ đô Thăng Long – Hà Nội? Chắc họ ngạc nhiên với cái tên Tràng An? Vâng, Tràng An xưa kia vốn là tên kinh đô của Trung Quốc, là đất đế đô của nhiều thế kỉ của nhiều triều đại phong kiến nên tập trung nhiều nét đặc sắc của văn minh Trung Hoa. Người Tràng An có những nét văn minh, thanh lịch mà nơi khác không có hoặc có mà không đậm nét bằng. Lâu dần, “Tràng An” trở thành tên chung, tượng trưng cho những vùng đất kinh đô và nói “người Tràng An” là chỉ chung những người sống ở kinh kì của một nước, không cứ là kinh kì của Trung Hoa. Bởi thế, ca dao cổ Việt Nam cũng gọi người kinh đô của mình là “người Tràng An”.
Nói “không” (không thơm, không thanh lịch) cũng chỉ là cách nói thậm xưng (ngoa dụ) vậy thôi, chính là nhằm để khẳng định, để ca tụng: hoa nhài có hương thơm đặc biệt, hoa khác không dễ gì có được, cũng như người Hà Nội có nếp thanh lịch đặc biệt, nơi khác không dễ gì sánh được. Và vì nó có vẻ riêng biệt nên nói “không” hay đúng hơn, nói “ít” cũng là so với cái hương thơm, cái thanh lịch không giống với cái hương thơm và nét thanh lịch của chính nó đó thôi.
Có người lại cho rằng, người Hà Nội thường là xinh đẹp, là trai thanh gái tú. Họ không chấp nhận người lao động lam lũ là thanh lịch, và không hề băn khoăn khi vội vàng khẳng định một chàng trai đẹp, mũi dọc dừa, mắt sáng là một con người thanh lịch. Sai hết, sai cơ bản vì thanh lịch là tính cách của con người. Câu ca dao ấy nói rằng người Tràng An là người thanh lịch, vì vậy không thơm nồng nàn đắm đuối như hoa hồng mà nhẹ nhàng ngát hương như hoa nhài, dẫu thế nào cũng được tiếng thơm là người Thăng Long – Hà Nội.
Vậy thế nào là người thanh lịch? Người thanh lịch là con người trong sáng (thanh) và lịch sự (lịch). Con người đó không nhỏ nhen tầm thường, biết ứng xử tốt, biết nói hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng nơi, đúng lúc.
Tại sao người Hà Nội lại được tiếng là thanh lịch? Vì nước Đại Việt ta từ ngàn năm trước, nơi đâu có trường học lớn nhất? – Thăng Long. Nơi đâu như có ánh sáng, có khí thiêng sông núi kết tinh như Bấc Đẩu rạng rỡ chiếu khắp giang sơn đất nước? – Thăng Long. Chính vì thế mà nhắc tới Thăng Long – Hà Nội, nhắc tới người Hà Nội, mọi người như nhắc tới một nơi đẹp đẽ cao cả, nhắc tới người thông minh, thanh lịch.
Thật diễm phúc cho ai được sinh ra và lớn lên trên đất Hà Nội, để trở thành người Hà Nội. Nhưng Hà Nội ngày hôm nay đã khác với Hà Nội ngày xưa. Chưa nói tới Hà Nội của thời câu ca dao ra đời, chỉ xin so với Hà Nội những năm khói lửa chống đế quốc Mĩ thôi, đã thấy Hà Nội nay mất đi không ít những nét đáng quý của con người Hà Nội. Người Hà Nội thuở ấy không sợ đạn bom, sẵn sàng hi sinh vì người khác. Họ đối xử với nhau thật đẹp, mộc mạc nhưng chân tình, ấm áp; chỉ cần gặp nhau một lần thôi, thoáng chốc thôi nhưng dư âm thì mãi mãi. Và giữa một thời bom dội, họ luôn đứng thẳng, từ nơi sâu thẳm trong trái tim tràn ngập một niềm tin: “Chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao!”. Vì vậy, Hà Nội trở thành “niềm tin yêu hi vọng của núi sông hôm nay và mai sau”. Còn ngày nay? Người Hà Nội ngày nay khá phức tạp. Có những người sống vì bạo lực và cũng vì bạo lực mà bỏ phí mạng sống của mình. Có kẻ suốt ngày thác loạn trong ánh đèn mờ ảo của vũ trường,.. .Song, cũng còn rất nhiều người giữ và đang phát huy được “nếp xưa”: họ sống chân thành, chăm chỉ làm việc để dựng xây gia đình và xã hội,…Nhờ họ mà nếp sống người Hà Nội, đất Hà Nội vẫn giữ được vẻ đẹp riêng.
Không thể có một đất nước hạnh phúc khi không có cuộc sống an ninh ổn định trên đất nước ấy. Mà cơ sở làm nên sự an ninh ấy là cuộc sống có văn hoá. Cuộc sống văn hoá mới không thể cắt lìa với cội nguồn. Có lẽ vì thế mà những năm gần đây, nhà trường và xã hội đều quan tâm giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá dân tộc. Thủ đô ta cũng trong trào lưu đó. Chúng ta quan tâm giữ gìn và phát huy nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. Bởi thế, chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến câu ca dao xưa, vốn là niềm tự hào của thủ đô:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
#tham khảo #
học tốt
Bài này từ nguồn google, bạn tham khảo nhé.
Chồng người đánh giặc sông Lô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần
Chồng người cưỡi ngựa bắn cung
Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.
Bà Bảy đã tám mươi tư
Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.
Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn
Bước sang tháng sáu nước giá chân,
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.
Con chuột kéo cầy nồi nồi,
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.
Vườn rộng thì thả rau rong.
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.
Đàn bò đi tắm đến trưa,
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.
Voi kia nằm ở gậm giường,
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.
Chuồn kia thấy cám liền ăn,
Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.
Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười
Con gà nậm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô
Thóc giống cắn chuột trong bồ
Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu
Chim chích cắn cổ diều hâu
Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.
Buồn buồn ngồi đốt đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay lên tận thiên tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: thằng nào đốt rơm?
Mình viết cả bài thơ nhé :
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ , có cha
Mẹ cô đàn bà , cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
Vay thi can dien la tu Sinh con đầu lòng
- Câu : " Chân mình thì lấm mê mê , cứ cầm bó đuốc mà rê chân người "ý chỉ bản thân mình đầy rẫy những thói hư,tật xấu mà không nhận thấy, lại còn đi soi mói, bới móc người khác.
- Sức lực không phải là yếu tố chính quyết định sự thành công trong tương lai mà là tính kỷ luật.Kỷ luật giúp đào tạo con người, nhờ có kỷ luật mà năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu, từ đó ta có thể đi tới chỗ thành công.
- Phân tích cách so sánh, ví von: " Công cha – núi ngất trời." và "nghĩa mẹ – nước biển đông" => Sự so sánh với những đại lượng khó xác định, chỉ sự lớn lao, vĩnh cửu của tự nhiên từ đó khẳng định công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đo đếm được.
- “Cù lao chín chữ”: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dạy bảo
=> Nội dung chính: Âm điêu tâm tình, thành kính, sâu lắng=> Công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
Bài ca dao thứ hai: Lời người con gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Phân tích nội dung:
- Thời gian “Chiều chiều” gợi lên một nỗi buồn và nồi nhớ da diết về quê mẹ.
- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.
- Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.
=> Nội dung: Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
Bài ca dao thứ ba: là nỗi nhớ của con cháu về ông bà (lời của con cháu nói với ông bà):
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Phân tích nội dung:
- Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kính
- Hình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
=> Nội dung: diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà, dạy chúng ta phải biết nhớ tới cha ông, anh em ruột thịt phải biết đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Bài ca dao thứ tư: là lời của anh em nói với nhau hoặc có thế là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu:
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Phân tích nội dung:
- Cặp từ “cùng chung” - “cùng thân”: thể hiện tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiết
- Nghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống
=> Nội dung: Khuyên nhủ, nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng
Back to top
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Bài ca dao thứ nhất: đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Cách ví von:" công cha, nghĩa mẹ- núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông" là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt.
- Hình ảnh: “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát. Cha mẹ là người có vai trò và công lao vô cùng to lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện bổn phận và trách nhiệm của những người làm con với công lao trời biển ấy của cha mẹ. Đó là tình cảm sâu sắc nhất mà bài ca dao 1 muôn nhắn nhủ tới người đọc.
Bạn tham khảo, chúc bạn học tốt!
Cứu 1 mạng người hơn xây bảy tháp phù đồ" - nếu đem so sánh bình thường thì đây chì là một cách so sánh thôi; nhưng nếu đặt vào tình cảnh của xã hội khi mà ai cũng đua tranh cúng dường đóng góp chùa lớn, chùa mới chỉ để mục đích khoe khoang "công đức", trong khi bên ngoài phố vẫn còn người ăn xin chết đói thì câu này lại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
Cũng tương tự như chuyện Taliban phá hủy tượng Phật ở Bamiyan trước đây; tại vùng này có rất nhiều người tị nạn trong cảnh đói khát mà chính quyền Taliban kêu gọi Liên Hiệp Quốc, các xứ Tây Phương cùng Phật giáo đóng góp giúp đở họ. Qua nhiều năm chẳng ai cho đồng xu vì lý do nhân đạo này. Khi họ tuyên bố phá hủy tượng Phật thì thế giới lại đổ tiền "cứu trợ" bức tượng; điều này đã làm họ tức giận không lay chuyển quyết định phá tượng. Họ tuyên bố là họ chỉ phá những "đống đá vô trì" mà thôi... Họ cho việc khóc tượng là điều giả dối.
CÁM ƠN BẠN NHA