">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mọi người  cần phải học hành thì mới có tri thức.Nhờ có học , chúng ta tích lũy được kiến thức , đồng thời biết học hỏi, tìm tòi , mở mang, nâng cao kiến thức sẽ giúp mình , trình độ của ta sẽ được nâng cao.Khi học tập tích cực và chăm chỉ sẽ giúp ta tiến tới thành công , góp phần vào xây dựng cuộc sống bản thân , gia đình và xã hội. Muốn con người phát huy được năng nực của mình thì càng phải học tập không ngừng nghỉ.Kiến thức của nhân loại vốn rất rộng lớn: những gì chúng ta biết chẳng bằng một hạt cát trên hoang mạc rộng lớn...Bởi vậy , nếu chúng ta tự hài lòng với bản thân thì sẽ không tiến bộ được. Khoa học kĩ thuật và kiến thức nhân loại đang tiến bộ và phát triển, nếu không trau dồi, tích lũy, cố gắng thì khó có thể đạt được thành công trong cuộc sống.Muốn chiểm được đỉnh cao của khoa học cần phải lựa chọn cái hay, cái tốt để học , học miệt mài, chăm chỉ để ko ảnh hưởng tới bản thân và xã hội.

19 tháng 1 2020

Đi học để tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: "đi học đế biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

3 tháng 7 2019

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

 

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

 

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

31 tháng 8 2016

Câu hỏi của Nguyễn Thị Hiền Lương - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

31 tháng 8 2016

   Mẹ là người hi sinh cho con tất cả. Tấm lòng của mẹ những người làm con không bao giờ quên được, tấm lòng ấy đất trời biển cả không thể so sánh được. Con ốm mẹ chăm sóc, mẹ bên cạnh con không rời nửa bước. Mẹ dạy bảo con, quát mắng con là mong muốn con trưởng thành hơn chứ không có ý gì khác. Mong những người làm con hiểu rõ tấm lòng tình yêu của mẹ dành cho các con không bao giờ thay đổi.

Có mấy ai trong đời chỉ ngồi ở nhà mà kiếm được rất nhiều tiền? Có mấy ai đi rất nhiều nơi mà không thu được bất kỳ một bài học kinh nghiệm sống nào? Tôi đã từng nghe một câu nói rằng, “cuộc đời là những chuyến đi”, mỗi cuộc hành trình của ta sẽ như một vùng đất mới mở ra bao điều thú vị, nó làm tôi chợt nhớ tới lời dạy của ông cha ta “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ khiến ta liên tưởng đến một con đường đang mở ra ngay trước mắt. “Ngày đàng” hay ngày đường, “đi một ngày đàng” biểu thị cho việc đi đây đi đó, tìm hiểu, khám phá cuộc sống xung quanh, từ đó ta sẽ thu được cho mình “sàng khôn” tức là những kinh nghiệm sống, hiểu biết, bài học quý giá có lợi cho bản thân. Như vậy, qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã răn dạy con cháu cần phải biết ra ngoài, đi đây đi đó để tìm hiểu cuộc sống, điều đó sẽ giúp mỗi người học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý báu và sâu sắc.

Vậy thì tại sao việc đi đây đi đó sẽ giúp ta có được “sàng khôn”? Cuộc sống xung quanh ta còn rất nhiều những điều hay, thú vị chờ ta khám phá. Nếu chỉ học qua sách vở, qua các phương tiện mà không có sự trải nghiệm thực tế, được chứng kiến tận mắt những kiến thức ấy ngoài đời sống thì ta khó có thể có được cái nhìn, sự thấu hiểu một cách toàn diện, kiến thức từ đó mà cũng chỉ là lý thuyết suông, khó thấm lâu. Một nhiếp ảnh gia làm sao có thể thành công nếu anh ta chỉ ngồi ở nhà, ở văn phòng để tác nghiệp? Một người tài xế làm sao có thể thực hiện công việc của mình nếu anh ta chưa từng đi qua những cung đường, đến những nơi khác nhau? Việc đi đây đi đó sẽ giúp ích cho tính chất công việc của mỗi người.

Bên cạnh đó, khi ta ra ngoài, tìm hiểu cuộc sống xung quanh, ta sẽ có cho mình những trải nghiệm quý giá. Gặp được nhiều người, tiếp xúc với những đặc trưng vùng miền khác nhau sẽ giúp ta rèn luyện được khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, hiểu được những phong tục, tập quán, thấm nhuần những tinh hoa văn hóa nhân loại. Con người ta từ đó cũng trở nên bạo dạn, cởi mở, mạnh mẽ hơn. Một người hay đi đây đi đó, có cho mình những kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội mở ra trước mắt hơn những người không có một chút kinh nghiệm nào, không có khả năng giao tiếp dù cho kiến thức có uyên bác ra sao. Thay vì chỉ ngồi một chỗ chờ cơ hội tìm đến ta, làm một con ếch ngồi đáy giếng, tại sao không tự đứng lên và tìm cơ hội cho chính mình. Hồ chủ tịch của chúng ta chính là một tấm gương sáng về điều đó. Bác đã đi rất nhiều nơi, qua bao nhiêu quốc gia, làm bao nhiêu việc từ phụ bếp, quét tuyết, thợ chụp ảnh,..để rồi bác đã có cho mình biết bao kỹ năng sống, tiếp thu được những tinh hoa văn hóa…

Cuộc sống của bạn có trở nên đa dạng, tuyệt vời hay không là phụ thuộc vào chính bạn. Một cuộc sống mà vĩnh viễn chỉ ngồi trong bốn bức tường, ngắm nhìn thế giới xung quanh qua trang giấy hay ô cửa sổ sẽ chỉ khiến người ta thu mình lại, không hiểu biết về cuộc sống, thiếu kỹ năng giao tiếp. Cuộc sống như vậy liệu có thực sự có ý nghĩa. Trong xã hội này cũng vẫn còn rất nhiều kẻ giống như những con “ếch ngồi đáy giếng”, cho rằng mình hiểu biết sâu rộng nhưng thực chất ra ngoài thế giới bao la kia, họ có thể bị vùi ngã bất cứ lúc nào. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy định hướng và lên kế hoạch cho bản thân về những hành trình, những cuộc trải nghiệm . Tất nhiên, đi đây đi đó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, mỗi điều kiện và học, tích lũy những cái hay, cái tốt, cái tinh túy có chọn lọc chứ không phải cái gì cũng học, học một cách bừa bãi.

Cuộc đời là những chuyến đi, dù gần hay xa thì cũng sẽ đến đích, chỉ là quãng đường đến đích của mỗi người sẽ là khác nhau, có thể sẽ có những khó khăn, nhưng cái ta nhận được thì sẽ lại những trái thơm quả ngọt. Lời răn dạy của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao.

20 tháng 2 2019

Bài làm

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

giai-thich-cau-di-mot-ngay-dang-hoc-mot-sang-khon

Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”-Văn lớp 7

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

2 tháng 5 2022

tham khảo+“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” - Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, ...

Đề văn hôm nay trường mình mới thi xong, mấy bạn tham khảo nha Câu 1 (4đ)đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dướiCon người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết.... đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.. (xem rõ đoạn văn trên tại SGK Ngữ văn 7/ 53)a. thế nào là liệt kê? chỉ ra và nêu tác dụng...
Đọc tiếp

Đề văn hôm nay trường mình mới thi xong, mấy bạn tham khảo nha

 

Câu 1 (4đ)

đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết.... đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.. (xem rõ đoạn văn trên tại SGK Ngữ văn 7/ 53)

a. thế nào là liệt kê? chỉ ra và nêu tác dụng của 1 phép liệt kê đã được sử dụng trong đoạn văn trên

b. nêu nội dung đoạn văn

c. em học được gì về cách viết văn nghị luận của tác giả qua đoạn trích trên?

 

câu 2 (6đ)

chọn 1 trong 2 đề sau:

1) giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

2) học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ Nga)

bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh câu nói trên

-----HẾT------

 

 

Sau khi thi xong khóc 1 trận vì sợ sai hay lạc đề gì đó, ngu đi chọn đề 2 TT^TT

12
25 tháng 4 2016

cho mình xin lỗi nhé mnh quên chưa đọc chỉ lướt qua thôi

25 tháng 4 2016

đây là lớp 7

23 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

 Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vì câu “Không thầy đố mày làm nên” muốn khẳng định vai trò của người thầy, bên cạnh đó  câu “học thầy không tày học bạn” muốn nhấn mạnh vai trò của việc học bạn. Từ đó cả 2 câu đi đến một mục đích chung đó là khuyên ta nên biết chọn người để học không chỉ là thầy mà còn là bạn.

29 tháng 3 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

29 tháng 3 2018

Bài làm:

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.

Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự  chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.

Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.

Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0

Câu 2 :

Những việc làm của em thể hiện tình yêu nước :

+ Kêu gọi, ủng hộ, tuyên truyền mọi người về tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

+ Giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn

+ Cùng nhau đẩy lùi dịch COVDID19 bằng những việc làm như: ở nhà không ra ngoài để tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang,....

Qua bài nào hả bạn