Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
“Tôn sư trọng đạo” vốn là truyền thống lâu đời của người phương Đông nói chung, người Việt Nam ta nói riêng. Theo quan điểm của các nhà Nho xưa, kẻ quân tử trước hết phải biết đạo làm tôi (trong mối quan hệ với vua), đạo làm trò (trong mối quan hệ với thầy) và đạo làm con (trong mối quan hệ với cha mẹ).Thậm chí, trong ba mối quan hệ ấy, dưới một góc độ nào đó, sự tôn kính người thầy còn đặt cao hơn hơn cả cha mẹ (Quân-Sư-Phụ). Còn trong dân gian, yêu kính thầy giáo cũng là một trong những chuẩn mực đạo đức của xã hội: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Thế nhưng, “yêu thầy”, “tôn kính thầy” là để thể hiện sự “trọng đạo” chứ không phải vì vụ lợi. Đồng thời để được tôn kính thì người làm thầy cũng có bổn phận phải thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp của mình. Hay nói cách khác, “Tôn sư - trọng đạo” là mối quan hệ thiêng liêng; mối quan hệ ấy xuất phát từ hai phía, có “đạo làm trò” và có “đạo làm thầy”
-Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.
Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
bài lm
Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy … Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu từ ngàn xưa. Vâng, thật đúng như vậy, thầy cô, những người lái đò tận tụy chở bao lớp học trò cập bến tri thức, thầy cô là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ học sinh chúng em! Không một nhân tài nào mà đằng sau không có bóng dáng người thầy, bởi lẽ “ không thầy đố mày làm nên”, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người? Mấy ai có thể tự tìm đến tương lai nếu không có sự soi sáng ấy?
Các bạn học sinh thân mến!
Cái ngày đầu tiên các bạn cắp sách đến trường, ai là người đã dang tay ra đón các bạn? Tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng vẫn còn nhớ như in cái cảm xúc bồi hồi, xao xuyến khi đó! Thế rồi chúng ta lớn lên, sau mỗi bước đi của ta luôn là sự động viên, soi bước của các thầy cô giáo. Có đôi khi chúng ta cũng bị thầy cô trách mắng, nhưng thế đâu có nghĩa là thầy cô ghét chúng ta? Hãy hiểu rằng đối với các thầy cô, từng học sinh đều như những đứa con nghịch ngợm cần rèn giũa, uốn nắn từng chút một và chính thầy cô sẽ là một trong những người hạnh phúc nhất khi nhìn các bạn nên người. Làm con phải nhớ công ơn cha mẹ, làm học trò phải nhớ đến công ơn của thầy cô! Đó là một bổn phận, đó cũng là một nghĩa vụ :
Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay
Muốn khôn thì phải có thầy
Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên
Mười năm luyện tập sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Yêu kính thầy mới làm thầy
Những phường bội bạc sau nầy ra chi !
Thầy cô kính yêu!
Biết bao mùa phượng nở đỏ rực sân trường, biết bao mùa lá bàng đỏ rụng, biết bao thế hệ học sinh trưởng thành, biết bao thế hệ học trò mới đang đến, bụi phấn lại ngày một rơi nhiều hơn trên mái tóc thầy giáo, cô giáo của em. Em sẽ không quên phút giây mái tóc của cô thầy bạc thêm, em sẽ không thể ngăn nỗi nghẹn ngào khi nhìn thầy cô của em đã sương pha mái đầu, đôi mắt đã thấm nét mỏi mệt... Mai đây trên vạn nẻo đường đời, thầy cô vẫn mãi là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.Chúng em vẫn mãi khắc ghi công ơn thầy cô!
Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.
Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.
......
Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.
Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
.....
Câu 1.
- Nhận xét về cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
+ Về cấu tạo: gồm có 4 từ - có nghĩa trái ngược nhau (lên – xuống)
+ Ta không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm từ này và cũng không thể chêm xen một từ khác vào, cũng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.
= > Bởi cụm từ đã có cấu tạo cố định, các từ tạo nên chúng đã lên kết thành một khối hoàn chỉnh, nếu ta thay đổi nó sẽ trở nên cọc cạch, mất đi sự hoàn chỉnh.
- Kết luận về cụm từ:
+ Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo cố định
+ Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Ý nghĩa của cụm từ lên thác xuống ghềnh.
+ Nghĩa đen: Lên – xuống: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nhau Thác – ghềnh: sự khó khăn, nguy hiểm.
+ Nghĩa bóng: là vượt qua những nơi có nhiều gian nan nguy hiểm.
Câu 2 :
- Xác định vai trò của thành ngữ.
+ Bảy nổi ba chìm - > làm vai trò vị ngữ của câu
+ Tắt lửa tối đèn - > làm bổ ngữ cho động từ phòng.
- Cái hay của hai câu thành ngữ trên.
+ Ngắn gọn, hàm súc tiết kiệm được lời.
+ Tính hình tượng cao vì cho ta nhiều ấn tượng sinh động.
a) “Lên thác xuống ghềnh” : Trải qua nhiều phen gian nan, nguy hiểm
- Không thể thay hoặc chêm xen được vì ý nghĩa của cụm từ trở nên lỏng lẻo
- Không thay đổi vị trí được vì đây là cụm từ có trật tự cố định.
- Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có cấu tạo cố định.
b) Thành ngữ bảy nổi ba chìm giữ chức vụ vị ngữ trong câu.
Thành ngữ tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ của danh từ
Cái hay của thành ngữ lên thác xuống ghềnh mang ý nghĩa hàm ẩn, chỉ sự vất vả , long đong, phiêu dạt . . .(có hình tượng)
Thành ngữ tắt lửa tối đèn chỉ sự khó khăn hoạn nạn . . . có hình tựơng
3. Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ là đàn bà, cha là đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai
Nội dung:Phê phán những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người dân nhẹ dạ để kiếm tiền đồng thời cũng phê phán những người tin vào mê tín dị đoan
Bà già chủ động xem quẻ bói về chuyện thiệt hơn nếu mình lấy chồng. Chuyên lợi hay không lợi của việc lấy chồng không đặt ra đối với các cô gáỉ vì với họ, lấy chồng là tất nhiên; nhưng với bà già thì không được xã hội cho là bình thường nữa, ông thầy bói nói trắng giọng nước đôi của thầy bói: vừa có lợi, vừa không lợi (bởi mất răng).
1. Một mặt người bằng mười mặt của
Con người luôn quý giá gấp nhiều lần hơn của cải, vật chất. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cũng như phẩm chất để được đề cao và tôn trọng hơn cả vật chất.
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Cái răng, cái tóc có thể thể hiện được sức khỏe, phẩm chất và tính cách của con người. Chúng ta có thể đánh giá con người qua hai yếu tố này.
3. Học ăn, học gói, học nói, học mở
Đầu tiên, chúng ta phải học cách lễ phép với cha mẹ, ông bà, sau đó đến học kiến thức, rồi đến học cách giao tiếp với mọi người và cuối cùng là học cách làm người.
4. Không thầy đố mày làm nên
Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người thầy. Người thầy hướng dẫn chúng ta, truyền thụ cho chúng ta những kiến thức và giúp ta tìm cách tự tìm ra những bài học mới để làm giàu thêm kiến thức cho mỗi người.
5. Học thầy không tày học bạn
Ngoài thầy cô là những người truyền thụ kiến thức cho chúng ta, ta còn có thể học ở bạn bè, chia sẻ, trao đổi với nhau những gì chúng ta chưa hiểu rõ, chưa nắm rõ và những gì mà chúng ta đã biết.
Chúc bạn học tốt
(a) nuôi dưỡng / phụng dưỡng
- Con cái có trách nhiệm ........... bố mẹ già.
- Bố mẹ có trách nhiệm ........... con cái cho đến lúc con cái trưởng thành.
(b) đối xử / đối đãi
- Nó đối xử / đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.
(c) trọng đại, to lớn
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với toàn dân tộc.
- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.
3.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình.
a)cảm xúc về vườn nhà
MB: - Giới thiệu khái quát về mảnh vườn.
- Tình cảm chung.
TB: - Hình khối, quang cảnh xung quanh và trong khu vườn.
- Các loài cây được trồng.
- Người chăm sóc, thời gian dành cho chăm sóc khu vườn.
- Màu sắc, âm thanh quanh và trong khu vườn.
- Nguồn lợi kinh tế, tinh thần.
KB: - Ấn tượng và tình cảm đối với khu vườn
b) cảm xúc về con vật nuôi
I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình
c) cảm xúc về người thân
a: Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
b: Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó.
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
c: Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
d) cảm xúc về mái trường thân yêu
MB: giới thiệu trường đag học và tình cảm chug vs ngôi trươg đó
TB: -cảm nghĩ về trường
- kỉ niệm, thày cô
-cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương
+ kiến thức mới lạ
+ nhữg bài học làm người
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong tương lai
kb: khẳng định lại tình cảm
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được “biện pháp” của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu. Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng. Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo lại rất được đề cao và tôn trọng với mức lương cao gấp trăm lần lương giáo viên của các nước kém phát triển và không coi trọng nghề giáo. Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.
Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy? Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là : “Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. “Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo” thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được “biện pháp” của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu. Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng. Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo lại rất được đề cao và tôn trọng với mức lương cao gấp trăm lần lương giáo viên của các nước kém phát triển và không coi trọng nghề giáo. Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô. Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc “ Yêu lấy thầy”. Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao “Muốn sang thì bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta