Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
Nghệ thuật : Điệp ngữ" Ăn";"nhớ"
Nội dung:
Chữ "ăn” chữ “nhớ” được điệp lại nhiều lần làm cho ý thơ, giọng thơ được nhấn mạnh, bài học vẻ tình nghĩa thấm sâu vào lòng người, tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc. Tóm lại nhà thơ dân gian đã đi từ cụ thể đến khái quát, nhắc khẽ trẻ em từ “ăn" đến “nhớ” qua đó nêu lên bài học về lòng biết ơn, về tình nghĩa thủy chung ở đời. Bài học ấy đã, được diễn tả thật giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng và rất thấm thía.
2)Tác giả ko cần phải nhớ một gì đó đặc biệt, Ko cần có một gì đó đắt đỏ mà chính là những gì đó giản gị nhất thân thuộc nhất như :
+Đọi cơm nhớ đến Người cày ruộng
+Đĩa muống nhớ đến người đào ao
+Quả đào nhớ đến người vun gốc
+Con ốc nhớ đến người đi mò
+Đi chuyến đò nhớ đến người chèo chống
+Nằm vọng nhớ người mắc dây
+Đứng mát gốc cây nhớ đến người trồng trọt
Giúp em hình dung đc:
+ Lòng biết ơn rất đơn giản giù chỉ là nhớ một quả đào, con ốc, đĩa rau muống, chuyến đò,...mà cũng đậm tình nghĩa. Chúng ta phải có lòng biết ơn, thủy chung , sống nhân hậu có nhân cách.
- Chúng ta không nên sống "ăn trái chặt gốc" nếu không sẽ không ai muốn giúp đỡ chúng ta khi ta gặp khó khăn
- Hãy dạy con cháu chúng ta "Muốn ăn quả chín, nhớ ơn người trồng"
refer
Lòng biết ơn chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.
Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.
Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.
Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.
Ông cha ta đã để lại rất nhiều “trái ngọt” cho con cháu. Tất cả đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hy sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.
Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.
Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.
Trong nền thơ ca dân gian, đồng dao chiếm một vị trí đáng kể. Đồng dao là những bài hát cho trẻ em, được viết bằng thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ, vừa cụ thể, hồn nhiên, vừa ngộ nghĩnh. Có bài đồng dao để trẻ hát cho vui. Có bài đồng dao giúp trẻ con hiểu biết những điều đơn giản. Có bài đồng dao giáo dục trẻ em những tư tưởng, tình cảm về đạo lí, nhân sinh. Những câu đồng dao sau đây đã từng đem đến cho tuổi trẻ chúng ta nhiều thú vị:
"Ăn một bát cơm,
Nhớ người cày ruộng.
Ăn đĩa rau muống,
Nhớ người đào ao.
Ăn một quả dào,
Nhớ người vun gốc…"
Sáu câu đồng dao trên đây nói về chuyện "ăn" và chuyện "nhớ” ở đời. "Một bát cơm”, một "đĩa rau muống’, "một quả đào"… là những biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng cho mọi giá trị và thành quả lao động. "Người cày ruộng", "người đào ao", "người vun gốc"… là nhân dân lao động, những con người đã đổ mồ hôi, công sức, làm ra mọi của cải vật chất và mọi giá trị tinh thần để nuôi sống xã hội. "Ăn" chỉ sự hưởng thụ. "Nhớ” nói lên một thái độ, một tình cảm, biểu thị lòng biết ơn. Chữ "ăn” chữ “nhớ” được điệp lại nhiều lần làm cho ý thơ, giọng thơ được nhấn mạnh, bài học vẻ tình nghĩa thấm sâu vào lòng người, tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc. Tóm lại nhà thơ dân gian đã đi từ cụ thể đến khái quát, nhắc khẽ trẻ em từ “ăn" đến “nhớ” qua đó nêu lên bài học về lòng biết ơn, về tình nghĩa thủy chung ở đời. Bài học ấy đã, được diễn tả thật giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng và rất thấm thía.
"Một bát cơm" mà ta được ăn hằng ngày là do người nông dân "một nắng hai sương" thức khuya dậy sớm, chân lấm tay bùn, cày bừa cấy hái quanh năm làm nên: "Dẻo thơm mật hạt đắng cay muôn phần". Mồ hôi và công sức của họ đã làm nên những mùa vàng bát ngát nuôi sống xã hội, làm cho mọi người được ấm no. Công ơn ấy vô cùng sâu nặng, cho nên chúng ta được "ăn" thì phải có nghĩa vụ "nhớ” ghi lòng tạc dạ công sức của bà con dân cày Việt Nam.
"Đĩa rau muống", “một quả đào" tượng trưng cho hoa thơm trái ngọt ở đời. "Đĩa rau muống" ấy làm cho bữa cơm đạm bạc của nhiều gia đình thêm ngon lành, ý vị. "Một quả đào" cho ta hương vị đậm đà quê hương. Đĩa rau muống và "một quả đào" cổ nhiều nhặn gì đâu nhưng chứa chan biết bao tình đời và tình người. Câu đồng dao nhắc mọi người, nhắc trẻ em phải biết sống có tình có nghĩa thủy chung, không được vong ơn bội nghĩa.
Có "vay" thì tất phải có "trả", đó là nghĩa đời. "Đã vay dòng máu thơm thiên cổ – Hãy trả cho ta mạch giống nòi" (Tố Hữu). Nghĩ về quá khứ, ta nhớ ơn tổ tiên. Nghĩ về hiện tại, được sống trong hòa bình, ta nhớ ơn Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ.
Ở đời, vì tình nhân ái mà người ta biết giúp đỡ, cưu mang đồng loại. Nhưng "làm ơn há dễ trông người trả ơn” (Truyện Lục Vân Tiên). Tuy vậy, mang ơn người, ta có nghĩa vụ đền đáp. Ta lại biết noi gương tốt của người để sẵn sàng tương thân tương ái những ai đang sống trong cảnh nghèo khổ, hoạn nạn:
“Thấy người hoạn nạn thì thương,
Thấy người đói rét ta nhường áo cơm".
Lòng biết ơn là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Nó làm cho chúng ta biết sống nhân hậu, có nhân cách. Biết sống trong tình thương đồng loại. Biết coi trọng tình nghĩa thủy chung. Biết làm đứa con hiếu thảo trong gia đình. Biết tôn sư trọng đạo. Biết sống thủy chung trong tình bạn, trong nghĩa vợ chồng,…
Những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, ăn cháo đá bát… là xấu xa, đê tiện nhất, bị mọi người khinh bỉ xa lánh.
Nhân dân ta cơi trọng tình nghĩa nên tục ngữ, ca dao mới có nhiều câu hay và sâu sắc lắm:
Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công hôm sớm cấy cầy cho chăng ?
Vân vân,,.
Thật tự hào biết bao khi đọc những câu ấy.
Đọc những câu đồng dao trên, ta cảm thấy tâm hồn mình được bồi đắp, mở rộng, Càng thấy yêu người và tin vào lòng tốt của nhân dân. Trong hành trang của tuổi trẻ chúng ta bước vào thế kỉ 21, bài học về lòng biết ơn cho ta sức mạnh để đi tới, tự nhắc nhở lương tâm biết sống tình nghĩa "mình vi mọi người” vì hạnh phúc của nhân dân.
Sai đừng ném đá nha!