Giải nghĩa từ "hai thân vui vầy " (viết từ 4-5 câu)

ai biết gi...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

Bác mẹ là chỉ cha mẹ
Hai thân vui vầy là cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc.
 Mình biết vậy thui mong có ích cho bạn!

18 tháng 10 2021

bạn viết cho mình là mình vui rồi ! Cảm ơn bạn nhé !

 

7 tháng 10 2018

1.a.Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.

1.b,Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trướ

7 tháng 10 2018

thank you bn nhưng bn trả lời hết cho mình nhé huhu mình cần lắm

24 tháng 12 2021

Tham khảo:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Bài ca dao là lời nhắc nhở con người về tình cảm anh em trong gia đình. “Anh em” chỉ mối quan hệ ruột thịt, họ hàng. Điệp từ “cùng” nhấn mạnh nguồn gốc vô cùng gần gũi, thân thiết giữa anh em. Bởi vậy mà giữ anh em luôn cần phải có sự yêu mến, tôn trọng lẫn nhau. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, khi tay và chân đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Tay có thuận chân mới bước, cơ thể mới khỏe mạnh. Cũng như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là mong ước của người làm cha mẹ, cũng là bổn phận của con cháu. Câu ca dao tuy đơn giản, nhưng lại chứa đựng một bài học quý giá trong cuộc sống.

 

24 tháng 12 2021

em cảm ơn ạ

 

12 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là  những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. 

12 tháng 12 2021

tham khảo 

 

 

Quan hệ anh em một nhà được nói hết sức giản dị, dễ hiểu. Anh em ruột thịt khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng. Dùng phép di chiếu giữa hai tiếng "người xa" ngắn gọn, bình thản với tám tiếng liền hơi "cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân". Thân mật, tha thiết, trang trọng, thiêng liêng là những cảm xúc mà tám tiếng giản dị ấy đem lại. Cách diễn đạt không có gì mới, lạ, không cầu kì, cứ nhẹ nhàng, tự nhiên mà thấm thía, sâu sa. Theo cái mạch ấy, tác giả đi tiếp đến những lời răn:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Dùng cách nói so sánh đơn giản, hình ảnh so sánh cũng gần gũi - cách nói ta thường gặp trong dân gian, tác giả chỉ cho ta thấy tình anh em như tay với chân, gắn bó, sẻ chia nhưng là sự gắn bó sẻ chia bằng máu thịt. Vậy có dễ tách rời? Dùng một ý niệm trừu tượng là tình yêu thương để so sánh với hình ảnh cụ thể là tay, chân, tác giả dân gian đã gợi cho ta nhiều liên tưởng. Dù ví thế nào, thì cuối cùng, tác giả dân gian cũng nói VỚI ta một điều: ông bà, cha mẹ ta luôn muốn các con cháu mình yêu thương nhau tha thiết, gắn bó VỚI nhau không thể tách rời bằng mạch máu, đường gân trên cùng một cơ thể. Cơ thể ấy là gia đình ta, mẹ cha ta. Bời vậy anh em gắn bó không chỉ làm ấm lòng ta mà còn ấm lòng cha mẹ ta. Phải chăng, đó cũng là cách báo hiếu với người đã sinh thành, dưỡng dục của đạo làm con. Khép lại bằng những thanh bằng, câu ca dao đem đến cho ta cảm giác nhẹ nhàng, êm ái. Cảm giác ấy như được ngân lên, lan toả mãi trong lòng ta, lòng người, về một chân lí giản đơn nhưng có sức sống vĩnh hằng qua thời gian, năm tháng:

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

 

Một lời răn thấm thía, một lời dạy nhẹ nhàng, sâu xa. Bài học ta nhận được cứ lấp lánh trong hồn ta, lấp lánh trong cuộc sống bởi con người Việt Nam vốn trọng tình, trọng nghĩa, sống đúng với lời răn dạy đó ta đã làm vui lòng cha mẹ ta, vui lòng anh em ta bởi có ai mà không muốn đem đến cho người thân yêu của mình hạnh phúc và niềm vui?.

 

Mỗi thế hệ sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có bàn tay chăm sóc, tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó để hoàn thiện một con người lại không thể không nói đến công ơn dưỡng dạy của thầy cô, những người đã cho ta tình yêu thương lớn lao, vô bờ bến và nói đúng hơn là những người đã tiếp sức cho sự nghiệp của mỗi chúng ta sau này. “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, câu nói ấy không sai, dù ngắn gọn nhưng thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn của thầy cô giáo đối với học sinh và nhắc nhở người học sinh cần làm tròn bổn phận của mình . Thầy cô giáo là người đã dạy dỗ, hướng cho ta về phía trước, uốn nắn khuyết điểm cho ta, là nguời luôn ở phía sau giúp cho ta đứng dậy trong mỗi lần vấp ngã. Dạy cho ta biết mỉm cười khi gặp khó khăn. Vậy nên, mỗi chúng ta hãy có lòng biết ơn với các thầy cô - những người lái đò đưa chúng ta đến bến bờ vinh quang.

25 tháng 9 2018

2. a. Mùa xuân: mừa đầu tiên trong năm, vạn vật sinh sôi, nảy nở, ngập tràn sức sống.

- Xuân: tươi, trẻ.

b. - Mặt Trời: thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất.

- Mặt trời: ánh sáng, sự sống.

11 tháng 11 2019

a. Từ ghép: từ giã, mẹ con, túp lều, gốc đa, kiếm củi, nuôi thân, yêu quái, kinh đô.

Từ láy: thật thà, vội vã, hí hửng.

Từ mượn: từ giã, yêu quái, kinh đô, phong

b. Từ "thân" trong cụm từ "kiếm củi nuôi thân" được dùng với nghĩa gốc.

- Từ "thân" với nghĩa chuyển: thân tàu, thân cây.

+ Bộ phận kĩ thuật đang hoàn thiện phần thân tàu.

+ Chim gõ kiến cần mẫn kiếm ăn ở thân cây.

c. Vội vã: nhanh, gấp gáp.

Giải thích bằng cách dùng những từ có nghĩa tương đương.

13 tháng 11 2017

câu 1 :từ gồm: từ đơn và từ phức, từ phức gồm từ ghép và từ láy, từ ghép gồm từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp,từ láy gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

câu 2: - từ nhiều nghĩa là những từ có hai hay nhiều nghĩa.

         - hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ,tạo ra những từ nhiều nghĩa.

câu 3: từ mượn là những từ mà ta vay mượn nhiều ở tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,.... mà tiếng việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.

câu 4 : chữa lỗi dung từ gồm:

               -chữa lỗi lặp từ

                - lẫn lộn các từ gần âm

               - dùng từ ko đúng nghĩa

13 tháng 11 2017

à! Tớ cũng chỉ nhớ có một ít thôi nhé

Câu1:Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.

Câu 2:Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.Thông thường ,trong câu,từ chỉ có một nghĩa nhất định.Tuy nhiên trong một số trường hợp,từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

Câu 3:Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán(gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt).

Câu 6:Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .

Xin lỗi câu 4,5 tớ ko biết làm nếu tìm đươc cách giải tớ sẽ gửi qua cho cậu

21 tháng 12 2016

4 lần giải đố : 1. của viên quan

2. của nhà vua

3. của nhà vua

4. của nước láng giềng

nghĩa của từ trong sgk bạn nhé! giải thích:

từ đi trong câu trên là nghĩa của từ: đi ở đây là mất hoặc đã chết.