K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

Để có được một bài tập làm văn đúng chuẩn đòi hỏi người viết phải có những thủ thuật viết bài hiệu quả. Không cần bạn phải giỏi văn. Chỉ cần bạn giỏi sắp xếp thì mọi bài tập làm văn lớp 6 đều quá đơn giản. Trong bài tập làm văn miêu tả người, xin hướng dẫn các bạn viết được một bài văn đạt điểm cao.

  • Mở bài:

* Giới thiệu người sẽ tả:

        – Đó là ai, có quan hệ như thế nào với em?

        – Ấn tượng sâu sắc của em về người đó (có thể là một kỉ niệm, một đặc điểm hay một sức thu hút nào đó từ người được mêu tả đối với mình).

  • Thân bài:

* Tả hình dáng:

+ Tả bao quát về tầm vóc (cao lớn hay nhỏ nhắn), tuổi tác (già hay trẻ), dáng điệu (duyên dáng, nhanh nhẹn hay chậm chạp), nghề nghiệp (bác sĩ, công nhân,…), cách ăn mặc,…

(Có thể bạn không nhất thiết phải miêu tả hết những đặc điểm đó. Chỉ cần bạn khắc họa đâm nét một vài đặc điểm là đủ rồi. Các đặc điểm khác tự người đọc sẽ hình dung. Điều quan trọng là bạn phải biết miêu tả, gợi tả chứ không phải trình bày chung chung theo kiểu mơ hồ. Để làm được điều đó nhất thiết bạn phải sử dụng nhiều tính từ miêu tử, từ láy và các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, cường điệu,…)

+ Tả chi tiết: Những nét nổi bật nhất (khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, cái miệng, làn da, chân tay,…)

(Ở phần này bạn cần miêu tả khá tỉ mỉ bởi nó làm người đọc quan tâm. Mỗi chi tiết nên khắc họa khác biệt, có nét nỗi bậc hoặc khác thường nào đó mà mình rất ấn tượng. Bạn nên chú trọng vào những chi tiết dễ gây sự chú ý nhiều nhất như đôi mắt, mái tóc, bàn tay,…).

+ Tả hành động: ánh mắt, giọng nói, điệu cười, dáng đi, làm việc, …

(Đây là phần làm cho nhân vật trở nên sống động, chân thực trước mắt người đọc. Bạn phải luôn dùng nhiều động từ, từ láy miêu tả âm thanh, tiếng động,… Nhất là lựa chọn miêu tả nhân vật trong trạng thái làm việc mới bộc lộ hết được vẻ chân thục của họ. Việc miêu tả hành động của con người giúp người đọc phán đoán, thấu hiểu người được miêu tả sâu sắc hơn).

+ Tả tính tình, tình cảm: Tính tình của người đó như thế nào? (chất phác, vui nhộn hay dễ cáu gắt,…), cử chỉ, điệu bộ,…Cách cư xử với người khác (ân cần, chu đáo,…), việc làm bộc lộ rõ rệt đạo đức, tình cảm và tính nết của người được tả.

(Phần miêu tả tính cách khá khó đối với nhiều học sinh. Ở phần này bạn chỉ cần khắc họa một nét tính cách nào dó của người được miêu tả, có ảnh hưởng sâu sắc đối với bạn, với gia đình, người thân,… là đạt yêu cầu. Ngoài ra bạn phải miêu tả sở thích của họ. Chính sở thích ấy làm cho nhân vật trở nên khác biệt).

*  Kể lại một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ của em và người ấy.

(Chú ý: Khi tả người, cần làm nổi bật các đặc điểm về lứa tuổi, tác phong, tính tình, hình dáng cho phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng của mỗi người; cần kết hợp tả hoạt động, tính tình và đôi nét về hình dáng. Khi miêu tả chi tiết khuôn mặt hay toàn thân nên miêu tả theo thứ tự từ trên xuống dưới để đảm bải tính cấu trúc hình thể).

  • Kết bài:

Cảm nghĩ cuối cùng của em về người đó (ấn tượng sâu sắc, ảnh hưởng của người đó đối với bản thân…)

25 tháng 4 2018

cần phải quan sát kỹ người mình định tả:tuổi,vóc dáng ,đặc điểm......

6 tháng 10 2021

câu1TỰ SỬ

câu 2 Ở đời mà có thói hung hãng bậy bạ  , có óc mà không biết nghĩ , sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy

tốt bụng, hiền lành

câu 3

không nên có thói hung hãng bậy bạ

câu 4 biết nhận lỗi 

mình là đại đó nếu đúng nhớ tisk nhé bạn

 mn ơi làm hộ mình mấy câu này với, mình cần gấp :(                                                                     - chi tiết nào giải thích nguồn gốc các phong tục sản vật địa phương trong sự tích bánh chưng bánh dầy ?                                                                                                                                         - chi tiết nào được kể theo trình tự tuyên tính(tình tự thời gian) trong sự tích bánh...
Đọc tiếp

 mn ơi làm hộ mình mấy câu này với, mình cần gấp :(                                                                     - chi tiết nào giải thích nguồn gốc các phong tục sản vật địa phương trong sự tích bánh chưng bánh dầy ?                                                                                                                                         - chi tiết nào được kể theo trình tự tuyên tính(tình tự thời gian) trong sự tích bánh chưng bánh dầy?                                                                                                                                                   - chi tiết nào có yếu tố kì ảo trong sự tích bánh chưng bánh dầy ?                                                 - chi tiết nào kể về cuộc đời nhân vật chính trong sự tích bánh chưng bánh dầy ?                         - chi tiết nào biểu hiện nhân vật chính là những người anh hùng trong sự tích bánh chưng bánh dầy ?                                                                                                                                                 - chi tiết nào người anh hùng phải đối mặt với thử thách to lớn , lập lên chiến công phi thường nhờ tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng trong sự tích bánh chưng bánh dầy ?

0
9 tháng 3 2018

Viết đề bài ra đi bn!!! 

9 tháng 3 2018

Bn hãy vào google đánh tên vào thì sẽ có. mik cũng ko biết làm nên đã từng tra rồi

6 tháng 10 2021

tham thảo :

 

Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao bể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
 
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
 
 Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
 
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
 
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

28 tháng 4 2018

rừng điều hòa khí hậu

28 tháng 4 2018

Rừng xanh là vệ sĩ của thiên nhiên, là trụ cột cân bằng sinh thái. Rừng có thể duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và oxi trong không khí, còn có thể thanh lọc những khí độc và khí có hại. Vì vậy rừng được mọi người gọi là “lá phổi của Trái Đất”.

Kipkis.com-10-van-cau-hoi-vi-sao-ve-khoa-hoc-moi-truong-137-1.png

Oxi trong không khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật. Con người có thể nhiều ngày không ăn không uống, nhưng không thể ngừng thở một phút. Trên Trái Đất, tuyệt đại đa số oxi là do thực vật trong rừng sản xuất ra. Khi thực vật tiến hành quang hợp, chúng hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxi. Mặt khác, thực vật cũng phải hô hấp, song dưới ánh nắng Mặt Trời, tác dụng quang hợp của nó so với tác dụng thở lớn gấp 20 lần. Do đó con người gọi thực vật là “xưởng chế tạo thiên nhiên” khí oxi.

Kipkis.com-10-van-cau-hoi-vi-sao-ve-khoa-hoc-moi-truong-137-2.png

Cây cối thông qua tác dụng quang hợp hấp thụ một lượng lớn khí cacbonic, đồng thời nhả ra khí oxi. Điều đó đối với sự sinh tồn của sinh vật trên Trái Đất và ổn định khí hậu có một ảnh hưởng cực kì lớn. Người ta đã đo và tính toán: một cây dẻ có đường kính 33 cm, có 11 vạn lá, diện tích bề mặt tất cả các lá là 340 m2. Trong khi đó một cánh rừng có hàng ngàn, hàng vạn cây, diện tích bề mặt lá là vô cùng lớn. Thực vật trên Trái Đất mỗi năm hấp thụ 400 tỉ tấn khí cacbonic, nhả ra 200 tỉ tấn khí oxi. Vì vậy có thể nói rằng : không có rừng thì con người và các loài động vật đều không thể sinh sống.

Rừng còn có tác dụng làm sạch không khí rất lớn. Thực vật trong rừng có thể loại bỏ các loại khí độc, như khí sunfurơ, florua hiđro, khí clo. Sunfurơ là loại khí độc phân bố ở khắp nơi, gây nguy hại rất lớn. Khi nồng độ khí sunfurơ trong không khí đạt đến 10 ppm thì sẽ gây ra các chứng bệnh như tim hồi hộp, khó thở. Rừng có thể hấp thụ khí sunfurơ và chuyển hóa chúng thành các gốc axit nitơ trong thân cây. Florua hiđro cũng là loại khí rất có hại cho cơ thể người. Nếu chúng ta ăn phải những hoa quả, lương thực hay rau có hàm lượng flo cao sẽ bị ngộ độc. Nhiều loài cây có thể hấp thụ khí florua hiđro trong không khí. Mỗi hecta cây ngân hoa có thể hấp thụ 11,8 kg khí flo, mỗi hecta cây dâu có thể hấp thụ 4,3 kg khí flo, mỗi hecta cây liễu có thể hấp thụ 3,9 kg khí clo.

Rừng còn được con người ví là “máy hút bụi thiên nhiên”. Ví dụ, nếu triển khai toàn bộ mặt lá của một mẫu rừng thì có thể phủ đầy 75 mẫu đất. Vì lông trên mặt lá nhiều cho nên lá còn có thể tiết ra chất dính và chất dầu khiến rừng có thể ngăn cản, lọc và hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong không khí. Các nhà khoa học tính toán rằng, cứ một hecta rừng thông có thể thanh lọc được 36 tấn khói bụi, mỗi kilômét vuông lá cây du có thể lưu giữ được 3,39 tấn bụi bột. Khi luồng gió mang bụi thổi qua cánh rừng, vì lá rừng dày đặc nên đã làm giảm thấp tốc độ gió, phần lớn bụi trong gió đều rơi xuống. Sau trận mưa bụi thẩm thấu vào đất, không khí trở nên trong sạch. Lá cây sau khi được nước mưa rửa sạch, lại khôi phục khả năng giữ bụi, làm sạch không khí.

Rừng quả là “lá phổi của Trái Đất”. Không có rừng mọi sinh vật đều không thể hô hấp, càng không thể tồn tại.

18 tháng 2 2021

Phó từ đứng trước động từ:                Phó từ đứng trước tính từ:

- Hoa sắp đi học.                                     - Bạn Phi rất tốt bụng.

- Tôi đang làm bài tập.                            - Tôi thật thông minh.

- Tôi vẫn chưa thấy cậu ấy.                    - Con phố ấy rất yên tĩnh.

Phó từ đứng sau động từ:                    Phó từ đứng sau động từ:

- Tôi làm được bài tập này.                     - Con chó ấy to lắm.

- Bạn Toàn chơi cờ vua được.                - Bạn ấy tốt bụng lắm.

- Em bé đi được được rồi.                        - Ngôi nhà ấy đẹp thật.

18 tháng 2 2021

Cám ơn nhá !!✔

2 tháng 3 2018

mặc dù rong mơ cũng có răng giống các cây xanh( như thân  cảnh) nhưng đó không phải thân  thực sự bộ phận giống quả chỉ là phao nổi bên trong chứa khí giúp rong mo có thể dung thẳng trong nước .

2 tháng 3 2018

rong mo la tao nhung tao khong co re than la that su nen ko sep vao thuc vat