K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2018

A : Ô THỨ NHẤTCơ học lớp 6B : Ô THỨ HAICơ học lớp 6

Máy mình chụp không rõ, bạn cố gắng nhìn nhé!

18 tháng 1 2018

Nhìn không rõ mấy, mong bạn thông cảm:

Cơ học lớp 6

BÀI TẬP KHTN 6 (phần vật lý)Câu 1. Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?A. Đọc một trang sách.B. Kéo một gàu nước.C. Nâng một tấm gỗ.D. Đẩy một chiếc xe.Câu 2. Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là doA. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên.B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.D. lực của đất tác dụng lên dây,Câu .3. Treo vật vào đầu...
Đọc tiếp

BÀI TẬP KHTN 6 (phần vật lý)

Câu 1. Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Đọc một trang sách.

B. Kéo một gàu nước.

C. Nâng một tấm gỗ.

D. Đẩy một chiếc xe.

Câu 2. Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do

A. lực của chân đấy bạn đó nhảy lên.

B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.

C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.

D. lực của đất tác dụng lên dây,

Câu .3. Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó

A. lò xo tác dụng vào vật một lực đấy,

B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.

C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.

D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.

Câu 4. Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ

A. không thay đổi.

B. tăng dần.

C. giảm dần.

D. tăng dần hoặc giảm dần,

Câu 5, Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm định cắm vào tường?

Câu 6. Lựa chọn các từ sau: lực kéo, lực nén, lực đẩy và điền vào chỗ trồng:

a) Bạn An đã tác đựng vào thước nhựa một ... làm thước nhựa bị uốn cong.

b) Để nâng tấm bê tông lên, cần cầu đã tác dụng vào tấm bê tông một...

c) Đầu tàu đã tác dụng vào toa tàu một...

d) Gió đã tác dụng vào dù của người nhảy dù một...

Câu 7. Biếu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.

a) Lực F, có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.

b) Lực F, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2 N.

c) Lực F, có phương hợp với phương ngang một góc 45°, chiều từ trái sang phải, hướng lên trên, độ lớn 6N.

Câu 8. Nếu hướng và độ lớn các lực trong hình về sau, cho tỉ lệ xích 1 cm ứng với 10N.

Description: C:\Users\BOSS\AppData\Local\Temp\ksohtml\wps8D61.tmp.png 

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.

D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.

Câu 10. Một quả bóng năm yên được tác dụng một lực đấy, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

B. Quả bóng chỉ bị biến đối hình dạng.

C. Quả bóng vừa bị biến đối hình dạng, vừa bị biến đối chuyển động.

D. Quả bóng không bị biến đổi.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường

A. làm mặt tường bị biến dạng.

B. làm biến đổi chuyển động của mặt tường.

C. không làm mặt tường biến dạng,

D. vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyến động của mặt tường,

Câu 12. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị và đập mạnh.

B. Đất xốp khi được cày xới cần thận.

C. Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

Câu 13 Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.

B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyến động của cọc tre.

C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.

D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 14 Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra?

Câu 15. Vì sao khi đá bóng vào tường, bóng lại bị bật trở lại? Khi đó, bóng và tường có bị biến dạng không?

Câu 16. Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giải thích.

Câu 17. Có khi nào lực tác dụng lên vật mà không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biển đổi chuyển động không?

Câu 18. Lực có phải là nguyên nhân duy trì chuyến động không? Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 19. Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bảng

A.2N.                 B.20N.                  C.200N.                      D.2000N.

Câu 20. Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?

A.5 kg.                    B.0,5 kg.                  C. 50 kg.                  D. 500 kg.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vặt phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.

C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật,

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

Câu 23. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. trọng lượng của vật đó.

B. thể tích của vật đó.

C. khối lượng của vật đó.

D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

Câu 24. Bạn Vinh nới rằng “Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của nó, nếu khối lượng của vật không đối thì trọng lượng của vật không đổi” Điều này có đúng không?

Câu 25 Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tỉnh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống,

Câu 25. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên năng tạ.

B. Người dọn hàng đấy thùng hàng trên sản.

C. Giọt mưa đang rơi,

D. Bạn Na đóng định vào tường.

Câu 26. Bạn An cho rằng, những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc với nhau. An hỏi như thế có đúng không?

Câu 27. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

a) Người thợ đóng cọc xuống đất.

b) Viên đá rơi.

Câu 28. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

a) Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa.

bì Nam châm hút viên bị sắt.

3
2 tháng 12 2021

1. A

2. B

3. D

4. D

5. Tham khảo = Khi một người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường? Búa đã tác dụng vào đinh một lực đẩy làm cho đinh cắm vào tường.

10. C

13. D

19. B

20. C

23. C

25. C

2 tháng 12 2021

A

 

11 tháng 1 2021

tham khao

https://www.youtube.com/watch?v=lTr5Ki1Qa_k

5 tháng 2 2017

Tớ không giúp được nhiều nhưng được một phần :

III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ

1. RONGROCDONG

2. BINHCHIADO

3. THETICH

4. MAYCODONGIAN

5. MATPHANGNGHIENG

6. TRONGLUC

7. PALANG

Nội dung của từ hàng dọc : DIEMTUA

B. Ô CHỮ THỨ HAI

1. TRONGLUC

2. KHOILUONG

3. CAICAN

4. LUCDANHOI

5. DONBAY

6. THUOCDAY

Nội dung theo hàng dọc : LUCDAY

5 tháng 2 2017

Không có gì, bài này dễ lắm Lê Anh Thư

3 tháng 9 2017

1. Máy cơ đơn giản làm thay đổi độ lớn của lực (11 ô): RÒNG RỌC ĐỘNG.

2. Dụng cụ đo thể tích (10 ô): BÌNH CHIA ĐỘ.

3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ (7 ô):THỂ TÍCH.

4. Loại dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn ( 12 ô): MÁY CƠ ĐƠN GIẢN.

5. Dụng cụ giúp con người làm việc dễ dàng hơn (15 ô): MẶT PHẲNG NGHIÊNG.

6. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật (8 ô):TRỌNG LỰC.

7. Thiết bị gồm cả ròng rọc động và ròng rọc cố định( 6 ô): PALĂNG.

Từ hàng dọc là: ĐIỂM TỰA.

20 tháng 10 2020

Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Cũng nhờ đó mà con người  có điều kiện được tiếp cận với những thiết bị công nghệ hiện đại sớm hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, tình trạng trẻ em hiện nay đang trở thành những con nghiện sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính lại là một vấn đề đáng báo động và cần có phương pháp khắc phục kịp thời.

    Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.

    Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ. Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….

   Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.

    Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.

   Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình.

20 tháng 10 2020

Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, con người ngày càng bị chi phối bởi càng trang thiết bị điện tử như: ti vi, internet tất nhiên không thể không thể kể đến điện thoại.

  Điện thoại thông minh hay còn gọi là smartphone, là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau. Nghiện sử dụng điện thoại thông minh là hiện tượng con người bỏ quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại mà quên đi những hoạt động thực tế ngoài cuộc sống. Đặc biệt hơn, hiện tượng này đang bùng phát ở trẻ nhỏ.

    Thực tế có thể thấy, rất nhiều đứa trẻ hiện nay ra đường đã được bố mẹ cho sử dụng điện thoại thông minh để xem phim hay chơi các trò chơi. Rất nhiều trẻ nhỏ chỉ từ 4 đến 5 tuổi đã biết sử dụng một số ứng dụng trên điện thoại như youtube hoặc các ứng dụng trò chơi khác nhau. Nhiều trẻ nhỏ chỉ cần có trong tay chiếc điện thoại là sẵn sàng ngồi một góc xem cả ngày không biết chán. Chỉ cần rời điện thoại ra là khóc mếu đòi bố mẹ lấy lại ngay. Vì thế mà phương pháp bố mẹ dỗ con cái bằng cách đưa điện thoại đang tăng nhanh đến chóng mặt.

    Việc biết sử dụng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh mặt tích cực là giúp cho trẻ phát huy trí não tốt, tiếp cận được với công nghệ hiện đại mới thì mặt hại lại nhiều hơn gấp nhiều lần. Việc trẻ nhỏ nghiện sử dụng điện thoại thông minh về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đôi mắt và não bộ. Tiếp xúc quá lâu với màn hình điện thoại sẽ khiến cho mắt của bé bị mỏi và tổn thương. Sóng điện thoại có những tác động tiêu cực tới não bộ cũng như bộ phận sinh dục của bé. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nghiện điện thoại thông minh còn có tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Chúng dành phần nhiều thời gian của mình để tiếp xúc với điện thoại nên gần như mất liên kết với thế giới thực tế bên ngoài và bố mẹ. Nhiều trẻ trở nên trầm cảm, khó gần. Nhiều trẻ lại mắc phải chứng tăng động, dễ cáu gắt và khó nghe lời hơn rất nhiều. Sự phát triển của trẻ không được toàn diện. Có rất nhiều trường hợp bố mẹ thấy tính cách con thay đổi mang đến bác sĩ thì đã quá trễ bởi trẻ rơi vào chứng trầm cảm quá lâu.

    Việc nghiện điện thoại thông minh không thể trách các bé vì chúng chưa đủ trưởng thành để nhận thức được hết mối nguy hại từ hành động đó của mình. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc nuông chiều con cái của các bậc phụ huynh. Họ sử dụng điện thoại như một công cụ để dỗ dành con cái. Họ mải mê công việc và thiếu sự quan tâm cần thiết tới trẻ nhỏ. Thấy trẻ nhỏ suốt ngày ôm điện thoại cũng không có biện pháp ngăn cấm. Một nguyên nhân khác nữa đến từ những người xung quanh. Chính họ cũng là những con nghiện điện thoại di động để rồi trẻ nhỏ nhìn thấy và bắt trước theo….

    Từ mối nguy hiểm tiềm tàng ấy đối với trẻ nhỏ, chúng ta cần có những giải pháp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, giúp các bé có cuộc sống lành mạnh hơn. Mỗi người hãy là những tấm gương để cho trẻ học tập. Chúng ta chỉ nên sử dụng điện thoại khi cần thiết, giao tiếp và gặp gỡ với nhau nhiều hơn tạo nên sự gắn kết hơn. Bố mẹ cần quan tâm tới con cái nhiều hơn và biết cách giáo dục trẻ một cách hợp lý. Thay vì việc lao đầu vào công việc để bé tự chơi với điện thoại thì hãy dành cho con những khoảng thời gian nhất định, để chơi với bé, đưa bé tham gia những hoạt động mà bé yêu thích. Có như vậy, trẻ mới hòa nhập được với cuộc sống và có được sự phát triển toàn diện hơn.

    Sử dụng điện thoại thông minh nói riêng và các thiết bị công nghệ hiện đại là một điều tốt, nhưng hãy biết hướng dẫn con cái cách sử dụng chúng để trở thành những thiên tài chứ đừng biến chúng trở thành nô lệ, những cỗ máy di động.