Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị oan
- Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, vẻ ngoài cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ
- Đội trời đạp đất: biểu hiện lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc, khuất phục trước uy quyền
- Hai câu thơ của Pu-skin: Với Pu-skin, khi yêu là yêu một cách chân thành, đằm thắm, sâu sắc nhất. Luôn dành trọn tình yêu đó cho người mình yêu. Dù có không thể đến được với nhau thì cũng sẽ luôn mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. Một tình yêu cao cả, không nhỏ nhen ích kỉ.
- Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương: Tình yêu trong thơ của Hồ Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu thương, được sống trong tình yêu. Đó là sự khao khát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ khát khao được yêu thương, được hạnh phúc trọn vẹn. Qua hai câu thơ, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã truyền tải thông điệp: Có yêu thì yêu cho chân thật để tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò trêu hoa rồi bỏ đi.
→ Từ hai quan niệm về tình yêu trên, tình yêu cao đẹp là khi hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung, cùng mong người kia được hạnh phúc.
Bài viết trình bày kết hợp giữa giá trị nội dung, luận điểm về giá trị nghệ thuật trong mỗi luận điểm.
- Vấn đề nghị luận của bài viết là: Giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc.
- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc
+ Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ.
- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.
- Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực:
+ Người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác, quanh năm chỉ biết ruộng đồng
+ Khi có giặc tới họ nhận thức được trách nhiệm của mình: tự nguyên xung quân chiến đấu, quyết tâm diệt giặc
+ Họ cầm chính nông cụ thô sơ làm vũ khí chiến đấu
⇒ Tinh thần quật cường, xả thân của người dân chân chất mang đậm trọng trách, chí khí của người anh hùng thời đại
- Giá trị nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật
+ Từ mộc mạc, giản dị, đậm sắc màu Nam Bộ
+ Ngôn ngữ chính xác, chân thực, cách so sánh, sử dụng động từ mạnh
Từ bài viết trên ta thấy được, khi viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học chúng ta cần:
- Chú ý đến nội dung, cốt truyện, nhân vật và tình huống truyện.
- Khi phân tích cần tách nội dung và nghệ thuật riêng.
- Lựa chọn và sắp xếp luận điểm phù hợp, để bài viết trở nên mạch lạc, rõ ràng.
Em tham khảo:
Thành ngữ "Xanh như lá, bạc như vôi" là thành ngữ rất giàu giá trị biểu cảm và truyền tải thông điệp ấn tượng, sâu sắc đến bạn đọc về thông điệp về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là những người phụ nữ không hạnh phúc trong tình yêu như chính tác giả Hồ Xuân Hương. Hình ảnh "xanh như lá, bạc như vôi" là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu có vẻ ngoài tươi trẻ, hào nhoáng nhưng thực chất người phụ nữ lại bị đối xử bạc bẽo, vô tâm. Từ đó, câu thành ngữ góp phần truyền tải khát vọng được sống hạnh phúc trong tình yêu của chính nữ sĩ Hồ Xuân Hương