K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Học đại học mà ra đề này à bạn

30 tháng 11 2017

Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến đông viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng

tk nha

26 tháng 11 2019

Đề b : Giúp đỡ người tàn tật

   Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.

 

Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

14 tháng 10 2021

đây nha!bạn có thể tham khảo:

undefined

@Học tốt!

8 tháng 12 2020

Hai mươi tháng tuổi, em bị trúng gió rất nặng. Mẹ em kể lại rằng nhờ ông thầy thuốc giỏi như ông tiên mà em được cứu sống. Nhưng lần trúng gió ấy đã để lại cho em một chứng bệnh nặng: bệnh động kinh.

Theo lời mẹ kể em thường xuyên bị động kinh nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Mỗi lần như vậy, cả nhà phải tụ lại, cấp cứu kịp thời.

Em luôn luôn phải uống thuốc. Em luôn luôn bị đau đầu và đau khắp tay chân cột sống. Đôi khi những lần té ngã, co giật để lại cho em những chấnthương như trật khớp tay chân, u đầu, dập môi. Sáu tuổi, em may mắn gặp một vị thiền sư cho một cây thuốc Nam kì diệu: cây cửu lý hương. Em thường xuyên uống thuốc lá đó ngay cả khi không lên cơn động kinh và bệnh giảm dần. Cùng với uống thuốc lá cửu lý hương, em tập chạy, tập nhảy dây, tập đi xe đạp. Em còn muốn tập bơi nữa nhưng nếu tiếp xúc nhiều với nước lạnh em sẽ bị bệnh nên em không tập được. Khi em còn bé, mẹ và chị hái lá thuốc, giã và lọc nước cho em uống. Cửu lý hương rất khó uống nhưng vì uống nhiều nên em quen rồi. Lớn lên, em tự mình hái lá mà mẹ em trồng trong chậu trước nhà và tự làm thuốc cho mình. Em luôn rèn luyện thể lực để chống chọi với bệnh tật. Em phát triển bình thường, gầy hơn các bạn cùng lớp nhưng năm học nào em cũng đạt được danh hiệu Học sinh giỏi nhất khối lớp.

Dù lúc nào cũng phải uống thuốc, nhưng em cảm thấy mình may mắn vì được gặp thầy thuốc giỏi, được thiền sư cho cây thuốc quý. Em hứa sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn, rèn luyện tinh thần và thể lực để bản thân khỏe mạnh, bố mẹ đỡ lo lắng hơn.

Bài tham khảo 2

Anh Danh, kĩ sư trong khu phố em là một tấm gương chiến thắng bệnh tật đáng khâm phục.

Anh Danh bị sốt tê liệt từ bé, hai chân không phát triển được bình thường. May mắn là đôi chân bệnh tật ấy tuy nhỏ một chân thấp một chân cao nhưng vẫn co duỗi và đi lại được. Anh Danh ít khi ra ngoài, anh học tập chăm chỉ và rất giỏi. Những năm Trung học anh đều đạt học sinh giỏi. Rồi anh thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ Thông tin. Việc học của anh đôi khi bị gián đoạn vì sức khỏe của anh yếu, thường hay trở bệnh liệt giường. Khi đỡ bệnh, anh đi khập khiễng đến giảng đường trường Đại học. Thường xuyên đau ốm nhưng anh luôn luôn vui vẻ lạc quan. Để rèn luyện thể lực, anh tập chạy tại chỗ, rồi bệnh cũng lui dần. Chân anh không thể trở lại như người bình thường được nhưng anh khỏe khoắn hơn, không ốm đau thường xuyên như trước. Anh nhận bằng tốt nghiệp kĩ sư loại giỏi và được một công ty phần mềm danh tiếng tuyển dụng. Hiện nay anh đã lập gia đình và có một cậu con trai kháu khỉnh.

Có những người kém may mắn, bị bệnh tật nhưng họ vẫn sống tốt và có nhiều công sức đóng góp cho cuộc đời. Họ học tập, rèn luyện, làm việc, cải thiện đời sống của chính họ và cống hiến trí tuệ cho cuộc sống tiến bộ của nhân loại. Những tấm gương như anh Danh luôn luôn nhắc nhở chúng em phải học tập, rèn luyện và không bao giờ được lười biếng, ỷ lại; phải trau dồi bản thân để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

13 tháng 12 2020

Chị Thủy Tiên sinh ra trông một gia đình khá giả,có điều kiện.Nhưng không may năm 18 tuổi chị bị bệnh ung thư vú.Năm ấy ở trườngchị có cuộc thi hoa khôi học đường.Dù bị rụng hết tóc nhưng chị vẫn tham gia với mái đầu trọc,chị quyết định không dùng tóc giả để thể hiện ró bản thân của mình.Cuộc thi đã kết thúc có nhiều người phải ngạc nhiên vì chính chị lại là quán quân của cuộc thi.Mọi người đã rất xúc động về chị.Sau cuộc thi chị vào bệnh viện K để điều trị bệnh,trong thời gian đó mọi người đã ủng hộ chị số tiền lên đến 2 tỷ đồng.Chị đã dùng số tiền đó để ủng hộ cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong bệnh viện K,một lần chị giúp đỡ cho em nhỏ 5 tuổi nhưng em ấy không thể vượt qua bệnh tật,nhừ em nhỏ mà chị có động lực để chiến thắng được căn bệnh mà chị đang mang trong mình.Sau sáu tháng điều trị,mới đây trên trang các nhân của mình chị đã được xuất viện.Mọi người không khỏi kinh ngạc,giờ đây mái tóc lại mọc,chị lại đến trường như bao người bạn khác của chị.Chị đã làm được một việc ngoài sức tưởng tượng của nhiều người,mà xưa nay hiếm người làm được.Chị đúng là một người anh hùng chiến thắng bệnh tật.

7 tháng 12 2021

Tham khảo

ke-mot-cau-chuyen-ve-de-tai-that-tha-trung-thuc-trong-doi-song-40687n.aspx

7 tháng 12 2021

bẹn ấn vô đóa là đực nhé:))))

7 tháng 12 2021

em tham khảo 

 

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.

7 tháng 12 2021

giờ này mà không copy mạng thì xingianroi

7 tháng 11 2018
Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đã ra tay bênh vực.

- Dế Mèn

- Nhà Trò

- Bọn nhện

Người ăn xin Tuốc-ghê-nhép M. Cuộc gặp gỡ cảm động giữa một cậu bé với ông lão ăn xin.

- Tôi (chú bé)

- Ông lão ăn xin

“Có công mài sắt có ngày nên kim”.

   Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.

   Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.

   Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.

   Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

28 tháng 2 2021

Từ ghép phân loại: bạn đường, 

3 tháng 12 2017

Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra. Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

ruyện cổ tích đem lại cho em bao màu sắc huyền thoại, được trở về xứ sở mà chim thú đều biết nói tiếng người. Trong truyện, những người nghèo khó, hiền lành đều được giúp đỡ, đền bù; những người tham lam như người anh trong câu chuyện “Cây khế ”dưới đây sẽ bị trừng phạt.

Ngày xưa, nhà nọ có hai anh em cha mẹ mất sớm để lại cho ruộng đất, nhà cửa tiền của. Khi chia gia tài, người anh chiếm giữ tất cả của cải chỉ để cho em trai túp lều có trồng cây khế.

Người em nhận phần gia tài được chia, hằng ngày ra công chăm sóc cây khế. Cây khế từ khi được người em chăm sóc,đơm hoa kết trái trĩu trịt khắp cành. Lòng mừng khấp khởi, người em chờ ngày khế chín để bán. Khế chưa được hái, một ngày nọ, có con chim lạ to lớn đuôi dài, lông sặc sỡ, mắt xếch, bay đến ăn hết khế chín. Người em than thở:

- Ta chỉ có cây khế làm kế sinh nhai, sao chim nỡ lòng ăn của ta vậy?

Lạ thay, chim cất giọng nói:

- Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Nói rồi chim bay đi. Người em băn khoăn chẳng biết thế nào nhưng vốn tính thật thà nên y lời, may một cái túi ba gang, chờ đợi. Hôm sau,chim bay đến sà cánh cúi rạp cổ cho người em ngồi trên lưng rồi mang người em qua đồng ruộng, rừng thảm, sông dài đến đại dương mênh mông. Cuối cùng, chim đáp cánh xuống một hòn đảo đầy vàng và châu báu. Người em lấy vàng đầy túi ba gang rồi theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.

Người anh hay tin gặng hỏi, người em thật thà kể rõ tất cả. Người anh đổi tấtcả ruộng vườn, nhà cửa của mình để lấy cây khế của người em. Người em bằng lòng.

Năm sau, đến mùa khế chín, con chim đẹp ấy lại đến ăn khế. Người anh than khóc. Chim cũng hẹn ăn khế trả vàng như đã hẹn với người em lúc trước. Người anh rắp tâm may sẵn một cái túi chín gang để lấy được nhiều vàng. Đúng hẹn chim chở người anh đến đảo vàng. Người anh ra sức nhét vàng đầy túi chín gang, còn lén chặt vàng vào quần áo trên người nữa rồi nặng nề leo lên lưng chim trở về. Chim bay qua đại dương mênh mông, đuối sức vì vàng người anh mang nhiều, nặng quá. Chim mấy lần chao cánh không giữ được thăng bằng. Mồi lúc, mỗi lúc cánh chim mỏi quá sà thấp xuống. Thế là người anh rơi tòm xuống biển sâu. Thật đáng đời kẻ tham lam.

Lòng tham không bao giờ đem đến cho con người hạnh phúc. Người anh đã thiệt mạng, hơn nữa còn bị chê cười. Loài chim đẹp ấy về sau được người đời gọi là chim Phượng Hoàng. Đó là con chim tiên đã cứu giúp người em nghèo khổ nhưng dễ thương thật thà, chịu thương, chịu khó.