Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trời đã về chiều, bầu trời trở lên u ám, báo hiệu một cơn mưa to đã đến. Mọi người nhanh chóng xu dọn vào để tránh cơn mưa kia. Tôi vội vàng đi xu quần áo, mẹ tôi chạy ra ngoài sân xu mấy lia cá mới phơi vào. Em trai tôi thì cũng nhanh nhảu đứng cổ vũ anh trai. Mọi việc vừa xong thì cơn mưa to cũng trút xuống. Mưa to đổ xuống ầm ầm như có cả biển nước từ trên trời hắt xuống. Mọi người đều hết sức lo lắng cho bố tôi. Bố tôi đang trên đường đi làm về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi điện cho bố nhưng đầu kia mãi không có ai nhấc máy. Mẹ như ngồi trên đống lửa, cứ đi đi lại lại trong nhà. Tôi đến an ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc mưa to quá bố không nghe thấy điện thoại đâu. Nói thế thôi, tôi cũng lo lắng không kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, những tia sét vẫn cắt ngang bầu trời, không chịu buông tha một ai. Đang cuộn trong dòng suy nghĩ , tôi đã thấy ai về trước cửa, lòng tôi bỗng vui như có hội, tôi chạy ra đón bố, đỡ cặp cho bố. Thật may mắn, bố tôi đã không bị cơn mưa ki quật ngã. Gia đình tôi là như thế đấy, mọi người đều hết sức yêu thương nhau, không bao giờ có thể bỏ mặc nhau được.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-co-su-dung-bien-phap-noi-qua
Tôi yêu biết bao quê hương xinh đẹp của mình. Những buổi sáng, bầy sẻ nâu nhún nhảy kiếm mồi trên vườn chuối, lúc nào cũng ríu ra, ríu rít. Chiều chiều, nhìn ra cánh đồng lúa, từng cánh cò trắng, bay lả rập rờn. Đẹp như một bức tranh. Những đêm trăng, dưới ánh sáng như dát vàng khắp nơi, bầy trẻ chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm làm xóm làng rộn rã hẳn lên. Chao ôi! Quê hương tôi đẹp quá.
Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ thời xưa. Chị là hình ảnh người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con, có lòng vị tha và biết hi sinh .Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tắt đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.
Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.
Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.
Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!
Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:
Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị
Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực
Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.
Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.
Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí.
Thu lại về! Về với đất trời mênh mang, rộng lớn. Trời ngày mùa thu đã dần chuyển mình. Nắng vàng bắt đầu ngả mình dịu êm trên không, những đám may bàng bạc khiến lòng người xao xuyến. Thu về tiếng trống trường tùng ... tùng... tùng gợi nỗi nhớ mơn man, tưng bừng của ngày khai trường. Thu về mang tiếng chim ca líu lo khắp các nẻo đường. Bầu trời trong xanh, không khí mát mẻ, hàng cây xà cừ ngả vàng trên khắp các con đường trên thành phố Hà Nội thân yêu. Ôi mùa thu! Tôi yêu biết mấy
- từ tượng hình: bàng bạc, mênh mang...
- từ tượng thanh: tùng...tùng...tùng, líu lo
Phép tu từ nói quá trong câu thơ :
"Bác ơi tim Bác mênh mông thế"
- Tác dụng : Muốn nói tấm lòng của Bác cao cả , nhân hậu , yêu thương mọi người nhất là các cháu thiếu nhi là vô hạn ko đáy. Lm cho câu thơ thêm ấn tượng, sự phóng đại nói quá thể hiện sự bao dung và tình yêu to lớn của Bác dành cho dân tộc Việt, cho đất nước, ở đây dùng tự mênh mông để giúp ta dễ hình dung sự lớn lao của tình yêu trong tim Bác.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vụốt ve từ trán xuống cằm và gãy rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà tôi, không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.
Mình nghĩ từ ngữ nói giảm nói tránh ở đây là bầu sữa nóng. Tác dụng tránh gây phản cảm, khiến người đọc cảm nhận câu văn một cách chân thành theo hướng lịch sự mang ý nghĩa trân trọng giá trị và tình cảm mẫu tử thiêng liêng. nội dung: hình ảnh người mẹ hiện lên với những sự chở che ấp ủ con mình thật nồng nàn và sâu sắc. Con và mẹ không thể tách rời nhau, đó cũng là thứ tình cảm không thể thiếu ở mỗi người. Qua đó nhân vật tôi thể hiện tình cảm chân thành , tha thiết của người con đối với mẹ mình. Bởi theo tác giả chỉ có nẹ mới là nơi trao gửi yêu thương một cách yên bình và chân thành nhất mà thôi.