K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2017

- Ý nghĩa :

+) Đều ngợi ca , đề cao một tình cảm nào đó hoặc vẻ đẹp của thiên nhiên , đất nc

+) Nhắc nhở về trách nhiệm , bổn phận

- Đặc điểm nghệ thuật :

+) Sử dụng chủ yếu là phép tu từ : so sánh , điệp từ , điệp ngữ

+) Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến dạng

7 tháng 9 2017

Cho mình sửa : thể thơ lúc bát hoặc lục bát biến thể

19 tháng 3 2019

Đáp án A

14 tháng 11 2021

undefined

Tham khảo :

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ... Cô học trò nhỏ, con gái của độc...
Đọc tiếp

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.


Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình./.

3
10 tháng 11 2016

hay quáeoeo

13 tháng 11 2016

"Ỷ Lan" là ai thế bn?!? batngo

8 tháng 8 2019

A. Mở bài

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng chảy của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy đã thực sự chảy từ các thế hệ cha anh đến thế hệ của những chiến sĩ trẻ anh dũng thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Trong quan niệm của Nguyễn Thi, mỗi con người mỗi đời người trong một gia đình phải là khúc sông trong một dòng sông truyền thống: "chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

B. Thân bài

1. Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt

Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con mà kết tinh là ở hình tượng chú Năm.

a. Chú Năm

Chú Năm không chỉ là người ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.

- Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (Qua những câu hò, cuốn sổ gia đình).

b. Má Việt: Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống.

- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi, người sực mùi lúa gạo- thứ mùi của đồng áng của cần cù mưa nắng".

- Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và để tranh đấu.

- Người mẹ ấy không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.

2. Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt

- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa kịp cầm súng còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội trả thù cho ba má.

- Việt là chàng trai mới lớn lộc ngộ, vô tư

- Chất anh hùng ở Việt: Không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.

- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: Không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ.

"Rồi trăm sông ......... nước ta"

=> Điều đó có nghĩa là, từ một dòng sông của gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.

=> Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

C. Kết bài

Nêu ý kiến của bản thân về câu nói của Nguyễn Thi.

13 tháng 1 2019

Đáp án B

8 tháng 6 2016

1.Giới thiệu tác phẩm:

      -  Những đứa con trong gia đình được nhà văn Nguyễn Thi sáng tác vào năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978.

      - Tác phẩm đã ghi lại sự tích anh hùng của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì đánh Mĩ cứu nước. Họ yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, khao khát giết giặc để trả thù nhà. Họ là những con người tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng và cách mạng của gia đình, làm vẻ vang cho truyền thống của tổ tiên. Nhưng ý nghĩa của truyện có sức khái quát cao hơn, đó là truyền thống yêu nước anh hùng của nhân dân ta.

      - Cảm hứng tư tưởng này đã được nhà văn xây dựng bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo có sức hấp dẫn mọi người.

2. Phân tích, chứng minh những đặc sắc nghệ thuật của truyện:

    a. Đặc sắc trong xây dựng tình huống truyện:

       - Việt- một chiến sĩ giải phóng quân trẻ- trong một trận đánh, bị thương nặng, lạc đồng đội, phải nằm lại một mình trên chiến trường, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại.

       - Chính trong những lần ngất đi rồi tỉnh lại, tất cả những gì thân thương nhất của gia đình Việt đã hiện về sống động, ấm áp trong dòng nội tâm của anh. Đây là một tình huống tâm trạng đã tạo sự vận hành cho mạch truyện qua cách trần thuật riêng theo dòng ý thức của nhân vật.

    b. Đặc sắc qua nghệ thuật trần thuật:

       Tác giả đã kể chuyện theo quan điểm, theo dòng ý thức của nhân vật Việt. Qua những lần mê rồi tỉnh, nhà văn đã nhập sâu vào hồi ức nhân vật, khơi thông mạch ngầm quá khứ với những kỉ niệm về mẹ, về chị, về chú Năm... Nhờ cách trần thuật này mà vách ngăn thời gian bị tháo gỡ đi nhường chỗ cho sự biến hóa linh hoạt của câu chuyện, dẫn người đọc vào vào mạch truyện một cách tự nhiên mà bất ngờ, các sự kiện các nhân vật trong gia đình hiện lên với một màu sắc tình cảm thương yêu đậm đàÚ đời sống tâm hồn của nhân vật được hiển lộ.

    c. Đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật:

        - Những nhân vật trong truyện có chung huyết thống và truyền thống nên có cùng một khuôn hình từ dáng người đến tính cách và tâm hồn; nhưng mỗi người lại có một sức hấp dẫn riêng.

        - Điều dễ nhận thấy nhất, tất cả những con người cùng gia đình ấy đều có chung một bản chất, có cùng một vẻ đẹp tâm hồn. Ở họ toát lên phẩm chất cách mạng, yêu nước căm thù giặc, thủy chung với cách mạng, quyết tâm đánh giặc. Họ yêu thương, đùm bọc nhau, ai cũng tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình và viết tiếp truyền thống đó.

        - Mỗi nhân vật là một con người cá thể, tùy vai vế, lứa tuổi, giới tính mà có một khuôn mặt riêng, một cá tính ( tham khảo các đề trên).

     d. Thành công cách sử dụng ngôn ngữ, độc thoại, đối thoại nhất là ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong trần thuật và trong lời nhân vật

   3. Đánh giá:

      - Những đứa con trong gia đình là những trang viết thành công về bình diện hình thức nghệ thuật. Tác phẩm của Nguyễn Thi có có sự hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật nên là một tác phẩm hay.

      - Những đứa con trong gia đình đã khẳng định: sáng tác hay, không chỉ đòi hỏi nhà văn có tấm lòng gắn bó sâu nặng, máu thịt với nhân dân, đất nước mà còn có vốn sống, sự hiểu biết sâu sắc về những gì mình miêu tả, kể chuyện và là một tài năng thực sự.

8 tháng 6 2016

 Viết về đề lài gia đình trong chiến tranh, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được coi là một tác phẩm thành công, góp phần vào sự thành công của cả tác phẩm chính là nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, độc đáo hấp dẫn.

   Tác phẩm kể truyện một gia đình cách mạng, mọi thành viên đều là chiến sĩ diệt Mĩ kiên cường. Thù nhà nợ nước thống nhất làm một. Tình gia đình và tình cách mạng hoà lẫn vào nhau: ba má Việt gặp và lấy nhau vì cùng cầm súng giết giặc. Họ đều ngã xuống trong chiến đấu. Những đứa con của họ (Việt và Chiến gắn bó với nhau trong tình ruột thịt và trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Người mẹ nuôi con lớn lên để rửa thù cho cha. Những đứa con giành nhau nhập ngũ để trả thù cho ba má... Một câu chuyện như thế tuy cảm động nhưng khá nặng nề, dễ đơn điệu và trùng lặp, nếu không sáng tạo một cách trần thuật độc đáo, linh hoạt.

   Tác giả đã chọn một lối trần thuật theo quan điểm của nhân vật, một chú lính trẻ tên Việt. Chú giải phóng quân này bị trọng thương và lạc đồng đội, một mình nằm giữa chiến trường sau một trận ác chiến còn để lại khói lửa mịt mù và xác giặc ngổn ngang. Chú nhớ đồng đội, nhớ chị, nhớ chú Năm, nhớ những ngày ba má còn sống, nhớ những buổi bắn chim, câu cá, bắt ếch, nhớ ngày cùng chị nhập ngũ và lên đường... câu chuyện được thuật kể qua dòng hồi ức của chú khi đứt khi nối bởi vì chú nhiều lần ngất đi rồi lại tỉnh lại. Câu chuyện vì thế không diễn ra theo trật tự thời gian, không gian tự nhiên mà theo logic chủ quan của tâm lí nhân vật nên hết sức biến hoá. Các sự việc, các nhân vật của gia đình hiện lên với màu sắc tình cảm đậm đà và hấp dẫn... Chuyện kể đến đâu thì tính cách nhân vật cũng hiện ra đến đây một cách sinh động và đậm nét.

 

   Đây không phải thủ pháp nghệ thuật nhưng không phải ai cũng sử dụng được thành công. Phải am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật... phải nhập vai nhân vật và nói được đúng giọng nhân vật..Đây là sở trường của Nguyễn Thi, nhà văn của người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ.

   Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện độc đáo, vừa phân tích, Nguyễn Thi vừa xây dựng được những tính cách nhân vật phong phú, hấp dẫn. Qua dòng hồi tưởng của Việt, một “đứa con trong gia đình" cách mạng, ta thấy hiện lên các nhân vật: ba, má Việt, chú Năm, chị Chiến và Rất dễ dàng nhận thấy cả năm nhân vật đều cùng chung bản chất, xét về phương diện phẩm chất cách mạng: yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với cách mạng và tự hào truyền thống mạng của gia đình.

   Ngoài ra, những nhân vật chính diện của Nguyễn Thi thường có một tính :chất chung này gọi là: “Chất út Tịch”, ấy là cái tinh thần kiên cường gan góc, thù ngùn ngụt, say mê chiến đấu, dường như sinh ra là để cầm súng giết giặc. Tuy nhiên mỗi người lại có một gương mặt riêng, một tính cách khác nhau. Chỗ đặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật của Nguyễn Thi là ở Đáng chú ý hơn cả là ba nhân vật chú Năm, Chiến và Việt.

   Chú Năm đúng là một người nông dân Nam bộ, thật thà, vui tính, bộc trực, người này rất giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, nhất là khi nổi cảm hứng và cất tiếng hò: “Lúc đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mặt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ, làm chính Việt là nơi cụ thể để chú gởi gắm những câu hò ấy, hoặc chính Việt là những câu hò đó. Theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo quàng hoặc sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn Biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”.

   Chiến là một cô gái mới lớn lên, tính khí còn rất “trẻ con”: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em... Ngay trước khi nhập ngũ để trở thành một giải phóng quân, vẫn giành nhau với em để đi bộ đội trước... Nhưng khác với đứa em trai, cô có thể ngồi lì suốt một buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công đình của chú Năm - đây là cái chất gan lì thừa hưởng từ mẹ. Ba má mất cả, là chị nên sớm biết nhường nhịn em, sớm biết tính toán lo liệu việc nhà. Điều này thể hiện rất rõ trong giờ phút cùng em lên đường đánh giặc để trả thù ba má. Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị nghĩ ngợi, nói năng “nghe in như má vậy” còn chú Năm thì thật sự tán phục “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước noa..”

   Ngoài ra ở nhân vật này có một chất trẻ trung và cái duyên dáng của một cô thiếu nữ, thể hiện ở cái cử chỉ bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, ở nét lông mày cau lại, chéo khăn hờ ngang miệng, cặm cụi ngồi đánh vần cuốn sổ chú Năm, ở cái tiếng “hứ một cái cóc” khi cậu em bảo mình nói năng hệt như má vậy...

   Việt thì tỏ ra là một cậu con trai của đồng quê, tính hiếu động (suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun trong người, tể cả khi đã đi bộ đội...), hiếu thắng (Bắt ếch, bắn tàu giặc, ghi tên nhập ngũ bao giờ cũng tranh phần hơn). Là con trai, là em (quen được chiều chuộng) nên mọi việc đều được ỉ lại cho chị, cho chú; chỉ kém chị một tuổi, “trẻ con” hơn nhiều và vô tâm vô tính chẳng biết lo nghĩ gì, kể cả ngày nhập ngũ... Là trai, Việt thường che dấu tình cảm uỷ mị, nhưng bản chất rất giàu tình cảm. Nằm ở chiến trường, chú nhớ má, nhớ chú Năm, chị Chiến, nhớ thằng em nhớ anh em đồng đội. Chú “Ước gì bây giờ lại được gặp má. Phải, ví như má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xong cơm đi làm đồng để dưới xuồng lên cho Việt ăn...”. Chú nhớ chị thương chị vô cùng, tuy vẫn giành phần hơn với chị, ở đơn vị, chú giấu biệt chị đi vì chỉ sợ lộ ra họ sẽ lấy mất chị. Cách thể hiện tình cảm đích đáng nhất ở Việt là đánh giặc. Đấy là cách thương má, thương ba, thương chị, thương chú Năm của Việt cho nên khi đồng đội tìm thấy Việt nằm ngất đi ở chiến trường ngón tay chú vẫn đặt trên cò súng và một viên đạn đã lên nòng sẵn sàng bắn vào quân giặc...

   Ngoài nghệ thuật kể truyện, ngoài thành công trong cách xây dựng nhân Những đứa con trong gia đình còn có những đoạn văn tuyệt hay ấy là đoạn Việt nhớ lại ngày chị em Việt ghi tên tòng quân và chuẩn bị lên đường.

   Đêm ấy hai chị em trò truyện với nhau, thu xếp chuyện nhà chuyện chuyện cửa, gửi lại chú Năm bàn thờ má và thằng em út, chuyện hứa hẹn, khuyên nhau... Chị Chiến bỗng ăn nói nghiêm trang, xưng chị em (chứ không mày tao như mọi khi), bàn bạc, dặn dò em y hệt như giọng của mẹ xưa. Còn Việt thì vẫn rất trẻ con, mặc cho chị lo toan tất cả. Nhưng chú nhớ má vô cùng và tưởng như má cũng trở về để ngó coi chị em Việt tính chuyện nhà chuyện cửa như thế nào trước lúc lên đường. Đây là một đoạn đối thoại rất sinh động, vui và cảm động.

   Sáng hôm sau, trước lúc lên đường, chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi bên chú Năm. Việt thương chị vô cùng, thương má vô cùng. Mối căm thù trĩu nặng trên vai như một trọng lượng cụ thể. Đây cũng là một đoạn văn có thể làm rơi nước mắt:

   “Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bỗng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú. chúng con đi đánh giặc trả thù cho mà đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị Việt Ihâý thương chị.  Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.

12 tháng 10 2018

Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân.