Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.
- Dựa vào nội dung và thông tin trong văn bản để tóm tắt lại những thông tin mà mình thấy thú vị.
Lời giải chi tiết:
Cuốn sách Văn minh Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên được xem là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới. Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ cuốn sách này, viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Mở đầu văn bản khẳng định về giá trị của nghệ thuật Việt, về khiếu thẩm mĩ của người Việt. Người Việt có cách thưởng thức cái đẹp độc đáo, họ có thể biến những đồ vật nhỏ bé, tầm thường thành những đồ trang trí tinh tế và đẹp mắt. Nghệ thuật Việt cũng bị ảnh hưởng đôi chút bởi tôn giáo, đặc biệt là tam giáo, tư tưởng của người nghệ sĩ cũng có sự thay đổi để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mang nét mới lạ và đặc trưng của người Việt. Ngoài ra Việt Nam còn có những nền nghệ thuật tiêu biểu như nghệ thuật kiến trúc với các công trình kiến trúc đền chùa được xây dựng bởi nhu cầu thờ cúng và có tính chất thiêng liêng; hay các tác phẩm điêu khắc gỗ trong đền chùa như chùa Keo ở Thái Bình, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, … đều mang phong cách tao nhã. Ngoài ra thì nghệ thuật Việt Nam còn tiêu biểu với nghệ thuật đúc đồng có từ những thế kỉ đầu Công lịch, tiêu biểu là những vật rất lớn như bồn vạc ở Huế hay tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, Hà Nội đều là những tác phẩm lớn và kì công. Nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam tuy có sự đổi mới theo thời gian nhưng nó vẫn còn giữ được những nét văn hóa mang tính lâu đời, các công trình kiến trúc vẫn bảo lưu được nét đặc trưng của từng thời đại. Người Việt Nam có tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa ấy, bảo lưu được nền nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Đoạn văn tham khảo:
Sau khi đọc văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt”, tôi cảm thấy rất tự hào về những truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của dân tộc ta. Trong đó, tôi rất ấn tượng với nhận xét “Trong tranh dân gian, nghệ thuật được quan niệm là sự cổ vũ lao động, đạo hiếu, đức hạnh”. Vì tranh dân gian nghệ thuật không chỉ được tạo nên bởi những nét vẽ tinh tế mà ẩn chứa trong đó còn là những bài học nhân sinh quý báu. Đó vừa là cách lưu giữ nghệ thuật, cũng là một cách để ông cha ta bảo ban con cháu sau này. Nhờ đó đến nay, tranh dân gian Việt Nam vẫn còn mãi những giá trị, thể hiện được bản sắc của người Việt.
- Tích Thiện am (chùa Bút Tháp) là một công trình kiến trúc vẫn còn giữ được kết cấu, hoa văn trang trí dù đã có qua tu sửa. Điều đó cho thấy việc bảo tồn di sản văn hoá ở Việt Nam hiện đang rất tốt.
Tích Thiện am: là kiến trúc đặc biệt nhất của chùa Bút Tháp. Toà này được kết cấu theo kiểu chồng diêm, với hàng cột ở giữa cao, to, chạy suốt từ tầng 1 lên tầng 3, các vì kèo được làm theo kiểu chồng rường, những đầu đao của 3 tầng mái cong vút. Tầng 1 gồm 5 gian, có các vì kèo kết cấu kiểu giá chiêng đơn giản. Tầng 2 thu lại còn 3 gian, với 4 hàng chân cột. Tầng ba thu lại còn 1 gian, kết cấu khung dựa chủ yếu trên 4 cột cái và 4 cột trốn nhỏ, bộ vì kiểu giá chiêng. Ở 4 góc mái của tầng 3 có 4 thanh ruỗi, chống 4 kẻ góc, ăn chân vào các cột cái. Tất cả các thanh ruỗi này đều chạm hình rồng, mây cuộn, người và thú. Dựa vào kết cấu kiến trúc và hoa văn trang trí, có thể thấy, toà này được dựng vào thế kỷ XVIII và đã được tu sửa vào thế kỷ XIX. Trong Tích Thiện am ở gian giữa đặt Cối kinh - “Cửu phẩm liên hoa” hình bát giác, cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni. Chín tầng Cối kinh tạc hàng trăm tượng Phật, hoa lá, chim muông, tập trung chủ đề khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ Thiền tông, các đại sư, các cấp độ thăng hoa trên đường lên cõi Niến bàn. Tòa Cửu phẩm liên hoa là tháp gỗ 8 mặt, 9 tầng, được đỡ bởi các hàng chấn song con tiện. Tám mặt của 9 tầng có gắn phù điêu gắn với Phật giáo.
- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại.
- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...
→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.
- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười
→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.
- Nghệ thuật truyền thống của người Việt là những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần mang nét đặc trưng riêng của dân tộc ta. Đó có thể là những loại hình sân khấu truyền thống hay những nét văn hóa lâu đời vẫn còn được gìn giữ.
- Phương diện gìn giữ và lưu truyền những nét đẹp của nghệ thuật truyền thống người Việt là một phương diện đáng được quan tâm. Nghệ thuật truyền thống là một gia sản tinh thần vô giá của người Việt, việc gìn giữ và bảo tồn nó là rất cần thiết, đặc biệt là giới trẻ ngày nay cần có nhận thức kĩ hơn về vấn đề này.