Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Khái niệm : Văn Chứng minh là loại văn dùng các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (Làm cho người khác tin vấn đề đó là đúng )
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý;
– Lập dàn bài;
– Viết bài;
– Đọc lại và sửa chữa.
IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh
– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:
– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…
#Học tốt#
I. Lập luận chứng minh
Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.
Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..
Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.
II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh
Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:
– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;
– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;
– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;
– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.
Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.
Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.
III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý;
– Lập dàn bài;
– Viết bài;
– Đọc lại và sửa chữa.
IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh
– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:
– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…
Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.
“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.
Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.
Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.
Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.
Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.
Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.
Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.
Mùa hè đến, những tiếng ve sầu kêu trong màu đỏ rực rỡ của cây phượng vỹ đầu làng. Em vui biết bao khi được ngắm khung cảnh quê em tràn đầy sức sống những ngày hạ sang. Đối với em, nó là cảnh đẹp tuyệt mỹ nhất.
Quê em là một vùng rất đỗi thanh bình, quanh năm người dân ở nơi đây trồng lúa, cấy cầy và chăm nuôi những con gia súc. Lối sinh hoạt bình dị và nồng hậu nên quê em được ban tặng một khung cảnh tuyệt vời. Khi hè đến, quê em như thay một màu áo mới xanh tươi và trong trẻo vô cùng. Em thích thú ngắm nhìn sự biến chuyển kì diệu ấy.
Sáng sớm, khi bình minh lên, ông mặt trời mang trên mình ánh sáng cam nhàn nhạt từ từ ngó lên sau những rặng tre xanh đầu làng. Ánh sáng xuyên qua những cành tre vừa mới tỉnh giấc đang rung động tạo ra những tia ánh sáng huyền ảo. Phía xa, từng tầng mây bàng bạc lơ lửng quanh đỉnh đồi xanh tươi còn phủ một lớp ánh sáng vàng nhẹ của không gian buổi sớm. Làng em, chú gà trống là dậy sớm nhất, nó trở thành chiếc đồng hồ báo thức sống cho dân làng. Một lần em dậy thật sớm, nhìn chú gà trống đứng oai vệ trên đống rơm vàng cất tiếng gáy khắp xóm. Đó cũng là lúc người dân thức dậy để đi làm đồng. Mọi người kéo nhau ríu rít ra đồng làm việc, mấy cô mấy bác rục rịch chuẩn bị cho một phiên chợ sáng họp ở đầu làng. Con người thì vội vã, mải miết với công việc còn thiên nhiên cứ vậy, yên bình vô cùng.
Có lẽ, nếu không có kì nghỉ hè, em cũng sẽ như mọi người, sáng sớm cũng tất bật với việc đến trường, không thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp gần gũi và tràn đầy sức sống này. Mặt trời dần lên cao, tỏa những ánh nắng lấp lánh trên đỉnh đồi. Ánh nắng chan hòa mọi nơi, bao phủ cảnh vật, nắng tràn trên những ngôi nhà mái ngói đỏ đã bám một lớp rêu phong cổ kính, nắn xuyên qua những kẽ lá xanh non lộc biếc. Cái nắng sớm ở làng em, không chói chang gay gắt như nắng trưa mùa hè, không nhàn nhạt như nắng mùa thu mà nó là cái nắng ướt, nắng mới, cái nắng còn vương chút sương đêm đọng lại trên những bông hoa trong vườn. Nhìn nắng hàng cau xanh mướt một màu ngọc bích. Cảnh vật như đang được tắm trong cái ấm áp của buổi sớm. Vài cây nhãn trồng trong vườn nhà em đang vẫy gọi lũ ong mật đến chung vui trong nắng sớm. Ra vườn, cũng là lúc em cảm nhận được mùi hương phảng phất nhẹ nhàng của buổi sớm tinh khôi.
Nhắc đến khung cảnh quê em vào hè, không thể bỏ qua đồng lúc xanh bát ngát trải dài đến chạm chân trời tạo nên một màu xanh hài hòa vô cùng. Màu xanh ấy như mời gọi sự sống, gọi những cơn gió hè man mát đến nơi đây làm cho những cây lúa xanh nghiêng mình rì rào vì vui thích. Trên đường làng, những chú trâu chăm chỉ cùng người nông dân đi cày, tuy giờ đã có máy móc nhưng những chú trâu luôn là một người bạn thân thiết với những người nông dân, với trẻ mục đồng. Nhớ về những chiều hè lộng gió, vài ba đứa trẻ mục đồng phụ cha mẹ đưa trâu ra những bãi cỏ. Chúng ngồi, nằm trên lưng trâu, đưa đẩy con sáo diều bay cao, vút lên từng tiếng sáo trầm bổng trong không gian, khơi gợi bao trí tưởng tượng phong phú của em. Có lẽ các bạn trên thành phố, không thể tận hưởng được những lúc thanh bình như thế. Được nằm trên bãi cỏ, nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những đám mây đủ hình thù kì lạ. Ở quê, buổi chiều hè không hề oi bức như trên thành phố, không làm cho con người cảm thấy khó chịu vì khói bụi và tiếng còi xe inh ỏi trên con đường tấp nập xe cộ, mà nó rất yên bình trong trẻo mang hương vị của đồng nội và cỏ cây.
Đối với em, cảnh quê là cảnh đẹp nhất khi mùa hè đến. Dù các bạn có thích thú với những chuyến du lịch xa, những bãi biển cát vàng sóng vỗ thì em vẫn mãi say mê chính cảnh đẹp nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Trả lời :
Tham khảo bài sau :
Quê hương! Hai tiếng ấy thôi mà sao thân thương quá. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Nơi ấy không chỉ có gia đình, người thân mà còn có cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất. Quê hương đối với em mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nhất là cánh đồng lúa rộng lớn bao la.
Em sinh ra và lớn lên ở vùng quê đồng bằng Bắc Bộ - một trong những vựa lúa lớn trên dải đất hình chữ S thân yêu. Từ nhỏ, cánh đồng lúa mênh mông đã hằn sâu trong kí ức non nớt, thơ ngây của em. Cánh đồng lúa quê hương em đẹp như một tấm thảm khổng lồ, mỗi mùa lúa qua đi, tấm thảm ấy lại thay màu mới.
Sáng sớm tinh mơ, tiếng gà trống vang vọng khắp cả miền quê, đánh thức vạn vật bừng tỉnh giấc. Làn khói bếp màu lam bay lên, quyện vào nhau trên không trung. Cánh đồng cũng tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Ánh mặt trời chan hòa khắp muôn nơi, len lỏi qua từng cây lúa, những giọt sương long lanh còn đọng lại trên lá lúa, long lanh như những viên pha lê trong suốt. Con cò trắng đang cúi đầu mổ mổ, nghe tiếng động thì hoảng hốt dang cánh bay lên cao. Những cơn gió tinh nghịch thổi qua làm biển lúa dập dờn sóng vỗ, nối đuôi nhau chạy tít tận chân trời.
Mặt trời dần lên cao, ánh nắng rực rỡ xuyên qua những màn mây trắng bồng bềnh, vuốt ve cả cánh đồng bao la, bát ngát. Bóng nón của các bác nông dân nhấp nhô lên xuống, tiếng bì bõm lội nước vang lên giữa làng quê tạo cảm giác thanh bình, yên ả lạ thường.
Ngày dần trôi đi, đã đến lúc hoàng hôn, cánh đồng cũng như cảnh vật khác, đắm mình trong ráng chiều đỏ rực. Các bác nông dân đã lục tục ra về, cả cánh đồng rộng lớn là thế chợt chìm vào khoảng không vô tận, thỉnh thoảng ngân vang những tiếng chuông từ ngôi chùa phía xa.
Mặt trời xuống núi đằng Tây, bóng tối dần xâm chiếm không gian của ánh sáng. Trời tối dần, tối dần, nhà nhà lên đèn, quây quần bên bữa cơm chiều muộn. Cánh đồng lúa lặng lẽ ngâm mình trong bóng tối. Âm thanh của đủ loại côn trùng vang lên giữa không gian yên tĩnh. Dưới ánh trăng yếu ớt, cánh đồng lặng lẽ dõi theo cả làng quê rồi dường như cũng chìm vào giấc ngủ khuya, tạm biệt những chú côn trùng vẫn mải miết kêu vang để ngày mai còn thức dậy.
Mỗi khoảnh khắc trong ngày, cánh đồng lúa lại mang một sắc thái khác. Mỗi khoảnh khắc trong năm, nó lại đem về một sắc màu riêng cho vùng quê thanh bình này. Mùa xuân, mạ non mới nhủ, mơn mởn trong gió xuân. Qua đi ít lâu, mạn non khôn lớn, thành cây trưởng thành rồi bước vào thì con gái. Những hạt sữa trắng tinh hình thành trong lớp vỏ chấu, hấp thụ đủ tinh hoa của đất trời và trở nên săn chắc. Chợt một ngày kia, lúa rủ nhau chín, lúc ấy, cả cánh đồng như một tấm thảm vàng ươm khổng lồ. Hương lúa chín dịu dịu mà say đắm lòng người khẽ lan tỏa khắp không gian hứa hẹn một mùa màng bội thu. Trên khuôn mặt những người nông dân hiền lành, chất phác lấp lánh những nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình cùng nhau ra đồng gặt lúa. Những bông lúa chĩu nặng được đôi bàn tay con người nâng niu, trân trọng. Lúa gặt xong còn lại những gốc rạ trơ trọi giữa đồng, những sân thóc vàng ruộm. Một mùa khắc nghiệt qua đi, người nông dân lại chăm chỉ gieo mạ, cấy cày, chăm sóc từng ngọn lúa. Âm thanh của thiên nhiên và con người hăng say lao động chan hòa vào nhau tấu lên khúc nhạc giản dị của đồng quê.
Cánh đồng lúa quê em không chỉ là điểm tựa cho bao gia đình sinh sống mà còn là một phần không thể thiếu của quê hương, một phần máu thịt trong cơ thể mỗi người. Để rồi một ngày kia xa quê, lòng em vẫn bồi hồi nhớ hình ảnh cánh đồng bao la cùng niềm tự hào trào dâng trong trái tim mình.
Câu 1.
Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm (đặt hoàn cảnh, nêu cảm xúc sơ)
Thân bài:
Miêu tả, tự sự có yếu tố cảm xúc
Kết bài: Cảm xúc chung.
Câu 2.
Miêu tả và tự sự giúp nêu ra cảm nghĩ qua hoàn cảnh và đặc điểm, nhấn mạnh do cảm xúc chi phối.
@Nghệ Mạt
#cua
giúp mình đi gấp lắm rùi (-_-)
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả
Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Các dạng văn miêu tả bao gồm:
Ở bậc tiểu học, chúng ta đã làm quen với văn miêu tả, ở lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1.TẢ CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP
Khái niệm về tả cảnh là: Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
Phương pháp yêu cầu văn tả cảnh:
Bố cục bài văn tả cảnh là:
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
-Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
-Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
-Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. TẢ NGƯỜI VÀ PHƯƠNG PHÁP
Khái niệm về tả người:Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
– Xác định được đối tượng cần tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
– Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
– Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
Các miêu tả và bố cục văn tả người
Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
Thân bài:
Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
Ví dụ như sau:
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng)
Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. MIÊU TẢ SÁNG TẠO HƠN NỮA
– Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
– Đối tượng: Người hay cảnh vật.
Yêu cầu khi miêu tả:
– Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
– Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn
Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân rõ.
4. BÀI TẬP VÍ DỤ VỀ VĂN MIÊU TẢ
– Em hãy miêu tả lại quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi
– Em hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em
– Miêu tả người mà em yêu mến nhất …
– Miêu tả người hàng bác hàng xóm của em
– Em hãy miêu tả lại nơi em đang ở…
5. VÍ DỤ VỀ MỘT BÀI VĂN MIÊU TẢ HAY
Sau đây là một ví dụ điển hình về một bài văn miêu tả hay lớp 6 mà HỌC TỐT HƠN sưu tầm mời các bạn đón đọc.
Đề bài: Hãy miêu tả con đường mà em yêu thích
BÀI LÀM
Một buổi sáng tuyệt vời bắt đầu, tôi sắp gặp lại con đường nhộn nhịp, thân quen từ nhà đến trường. Đó là người bạn tri kỉ của tôi. Tôi cảm thấy gắn bó với nó biết bao.
Một buổi sáng tuyệt vời bắt đầu, tôi sắp gặp lại con đường nhộn nhịp, thân quen từ nhà đến trường. Đó là người bạn tri kỉ của tôi. Tôi cảm thấy gắn bó với nó biết bao.
Con đường dài, phẳng, uốn lượn mềm mại như dải lụa hồng. Dưới con mắt của tôi, dải lụa ấy rất đẹp, lụa vừa rơi ra từ tay nàng tiên nào đó. Vâng, nó là con đường thân quen của tôi.
Dải lụa đó dường như nổi bật hơn trên nền trời xanh ngắt. Dưới ánh nắng trong trẻo, ấm áp ban mai, nó lấp lánh, lấp lánh hòa cùng với những cơn gió hiu hiu, ngắm nó ta thấy thật thanh thản. Thiên nhiên, cuộc sống thật tuyệt diệu!
Đan giữa những ngôi nhà cao tầng hiện đại là những mái nhà nhỏ bé, dáng vẻ cổ kính. Chúng hòa vào với nhau, mang theo từng vẻ đẹp của riêng mình, chắt lọc, tạo nên cái đẹp vừa hiện đại, vừa cổ xưa.
Bao quanh con đường là hàng cây đã có tuổi. Tối mùa hè lững thững đi dạo, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm ngai ngái và vị ngọt ngào của hoa sữa. Thỉnh thoảng, mấy chú chim rời tổ đùa vui ríu rít, cảnh vật yên ả, êm đềm làm sao!
Thật là không phải nếu quên mất cậu vỉa hè, người bạn sang trọng của tôi. Cậu ta mặc bộ vét phẳng phiu, màu đỏ tía của gạch. Vào mùa thu và đông, “quý ông” lại còn điểm mấy vệt vàng úa của lá. Vì vậy, cậu ta hãnh diện về bộ đồ của mình lắm.
Đáng cảm phục nhất có lẽ là lòng đường. Ngày ngày phải chịu một lượng xẹ cộ khổng lồ mà vẫn hiên ngang không hề suy suyển. Hiếm khi lắm mới phải nhờ vả mấy bác xe lu đến “tân trang” cho mình.
Trên đường tôi đến trường còn một ngôi nhà thờ cổ. Ở đó, lúc thì vang lên những bản thánh ca, lúc thì cất lên tiếng chuông ngân nga, thánh thót thật vui tai. Mỗi lần như vậy, tôi thích thú lắm.
Dù sau này, khi tôi lớn lên, đường sá sẽ hiện đại hơn. Nhưng tôi vẫn mong con đường yêu dấu vẫn còn nguyên vẻ đẹp giản dị của nó.