Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cau 1,Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"1; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:
Yêu Tổ quốc, Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân.
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm. Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật".
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hoi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1. Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".
câu 2,Câu 2 : Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Bí thư Chi bộ Trường THPT Nguyễn Trân đã phát động sâu rộng phong trào đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Trong quá trình triển khai đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh nổi bật trong học tập và phong trào. Tiêu biểu nhất là em Hoàng Quốc Đạt, học sinh lớp 11AB1 (Niên khóa 2016 – 2019) đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập, trong hoạt động phong trào của Đoàn trường, của lớp.
Đối với Hoàng Quốc Đạt, nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh là học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức. Vì vậy việc học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ phải được thể hiện trong suy nghĩ và hành động một cách cụ thể, thiết thực nhất. Về học tập, Đạt đặt ra cho mình nguyên tắc để thực hiện: “Xác định đúng động cơ, mục đích học tập. Rèn luyện các kỹ năng để việc học tập đạt hiệu quả”. Theo lời Bác dạy: “Ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định được con đường phấn đấu cho tương lai”. Hoàng Quốc Đạt luôn xây dựng một thời gian biểu một cách khoa học, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Vào giờ học, em luôn chăm chú lắng nghe lời thầy cô giảng bài, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài và thảo luận nhóm. Trong các cách học em luôn đặt tự học lên hàng đầu. Học là để biết rộng hiểu sâu, học đi đôi với hành. Không chỉ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè mà Đạt còn tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác. Khi nghe giáo viên giảng một vấn đề nào đó mà bản thân quan tâm, Đạt đã tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng để hiểu sâu hơn về nó. Ở em không có kiểu học đối phó, lệ thuộc vào sách mẫu giải sẵn.
Với tính kỉ luật cao, niềm đam mê và phương pháp học tập đúng đắn, trong nhiều năm liền Hoàng Quốc Đạt đều đạt Học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra em còn sở hữu một số thành tích hết sức đáng khích lệ: giải Ba cuộc thi Chinh phục vũ môn (dành cho học sinh cấp THCS); là một trong hai học sinh thi tuyển vào trường THPT Nguyễn Trân với số điểm cao nhất (năm học 2016 - 2017). Năm học lớp 10, Đạt tham gia Kì thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh, em đã đạt giải Khuyến khích môn Toán khối 11; đạt Huy chương bạc Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp quốc gia; kết quả năm học 2016 – 2017, với số điểm tổng kết là 8,9 Hoàng Quốc Đạt được xếp vị thứ nhất trong 10 học sinh giỏi nhất trường.
Vào đầu năm học mới 2017 - 2018, em Hoàng Quốc Đạt tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18, kết quả ban đầu gặt hái được: giải Nhì tuần thứ nhất với số điểm 285 điểm. Đây là số điểm nhì cao nhất trong ba tuần, Đạt đã được chọn vào kỳ thi tháng thứ nhất. Một kết quả bất ngờ và xứng đáng đã dành cho sự nỗ lực của em: giải Nhất tháng số điểm là 235 điểm. Với thành tích cao trong kỳ thi tháng, Hoàng Quốc Đạt đã trở thành thành viên đầu tiên có mặt trong kỳ thi Quý I sẽ tổ chức vào tháng 10/2017 này. Tất cả mọi người đều gửi đến em những lời chúc tốt đẹp với hy vọng về một cầu truyền hình Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 sẽ được đặt ở ngôi trường THPT Nguyễn Trân thân yêu này.
Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, em Hoàng Quốc Đạt có lối sống giản dị, gần gũi, trung thực, khiêm tốn. Tính cách hồn nhiên, trong sáng, nhiệt tình của em luôn nhận được sự tin yêu, giúp đỡ của thầy cô và sự yêu mến của bạn bè. Những kết quả Đạt có được trong thời gian qua chính là nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy cô giáo, sự rèn cặp của gia đình, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực, cố gắng của bản thân em trong việc học tập và “làm theo” lời Bác.
Đạt chia sẻ: mỗi đoàn viên, học sinh phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương của Bác từ chính những công việc, hoạt động liên quan đến mình, thể hiện cụ thể trên hai mặt học tập và tu dưỡng đạo đức. Trước hết, học sinh cần phải học tập tốt để có kiến thức, kỹ năng, khẳng định được bản thân và góp phần cống hiến cho xã hội mai sau. Hai là học sinh nên trau dồi đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hóa. Rèn đức luyện tài là hai yếu tố quan trọng để tự hoàn thiện bản thân của người học sinh. Đồng thời, mỗi người khi rèn luyện cho mình một lối sống đẹp, cũng nên tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải luôn ý thức học tập từ tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và việc học đó phải thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ không phải là những hoạt động chỉ có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Nhận xét về em, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Trang, chủ nhiệm lớp 11AB1, chia sẻ: em Hoàng Quốc Đạt là một tấm gương tiêu biểu trong việc tự phấn đấu rèn luyện trong học tập và đã đạt được một số thành tích đáng tự hào. Ngoài việc học tập tốt, em còn là hạt nhân tham gia tốt trong công tác Đoàn và phong trào của lớp. Em Hoàng Quốc Đạt xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; là tấm gương cho các em học sinh, đoàn viên toàn trường noi theo.
a. Viết báo cáo để tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
b. Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu sau:
+ Về hình thức trình bày: trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn.
+ Về nội dung: không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
c. Một số trường hợp cần viết báo cáo:
+ Lớp trưởng báo cáo kết quả xếp loại thi đua của lớp trong tháng.
+ Bí thư báo cáo về buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp
+ Tình hình học tập của lớp khi kết thúc năm học.
bạn tham khảo nha
Câu 1. Viết đoạn văn khoảng ( 6- 8) câu trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị.
Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những tính cách, lối sống của riêng mình.Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ - một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc.Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.
Câu 2. Một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là “Học tập tốt, lao động tốt”. Em hãy giải thích lời dạy trên.
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam và là người ông hiền lành rất mực yêu thương tuổi nhỏ Việt Nam. Sinh thời, Bác rất quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng để Tổ quốc Việt Nam có những công dân tốt. Bác lúc nào cũng lo chăm bón, vun trồng lớp “măng non” phát triển tốt tươi. Mỗi thiếu nhi Việt Nam đều ghi nhớ năm điều Bác dạy. Một trong năm điều quý báu đó là “Học tập tốt, lao động tốt”. Tìm hiểu sâu ý nghĩa câu nói để phấn đấu vươn lên là nhiệm vụ của học sinh.
Câu nói ngắn, vẻn vẹn có sáu chữ nhưng hiểu cho đầy đủ ý cũng không đơn giản. Thế nào là học tập tốt? Theo em nghĩ, học tập tốt trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Học tập là để mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức văn hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng vào cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy chúng em: học để làm người dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt, hay nói cách khác là làm người lao động có văn hóa, góp phần xây dựng đất nước.
Động cơ, mục đích học tập đúng đắn là điều rất cơ bản, nhưng chưa đủ. Muốn học tập tốt còn cần phải có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
Nói đến thái độ học tập đúng đắn là nói đến sự cần cù chăm chỉ vượt mọi khó khăn khách quan của đời sống hàng ngày, và không lùi bước trước những vấn đề hóc búa của khoa học. Đường đến trường có thể xa, một cuốn sách cần đọc có thể dày, một bài toán cần giải có thể rắc rối... Chính lúc đó đòi hỏi ta phải có đức tính: kiên trì và nhẫn nại. Phải chủ động vươn lên nắm lấy tri thức để học tập tốt...
Nói đến phương pháp học tập khoa học là nói đến hàng loạt biện pháp nhằm học tập đạt hiệu quả cao. Từ cách nghe giảng, cách ghi bài ở lớp, đến cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà, từ học trong sách vở đến học ngoài cuộc sống, từ học thầy đến học bạn v.v... tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân mình nếu biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp. Trao đổi với các bạn học giỏi, tuy mỗi người có mỗi cách, nhưng tất cả đều toát lên phẩm chất của những người học tốt là: động cơ, thái độ học tập đúng đắn và phương pháp học tập khoa học, sinh hoạt học tập nề nếp.
Còn lao động tốt có nghĩa là thế nào? Hiểu theo nghĩa rộng: lao động tốt là phải tạo ra được nhiều sản phẩm tốt cho xã hội. Nhưng trong phạm vi nhà trường, đối với chúng em, lao động còn có ý nghĩa là rèn luyện để tập làm người lao động sau khi ra trường. Nhưng dù là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà, em nghĩ: đã gọi là lao động tốt thì phải bảo đảm 3 yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao. Học tập cũng là hình thức lao động trí óc của người học sinh.
Lao động có kỉ luật tức là phải bảo đảm giờ giấc, nội quy lao động, chống tùy tiện, được chăng hay chớ; kỉ luật tốt nhất là kỉ luật tự giác, nhận thức được ý nghĩa của công việc mình làm, để làm với ý thức là người chủ của công việc.
Mặt khác, nói đến lao động tốt là phải nói đến yêu cầu về kĩ thuật. Kĩ thuật, theo em nghĩ, là điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng sản phẩm, dù là sản xuất ra máy móc như các công nhân, hay làm một luống rau ở vườn trường như chúng em cũng vậy.
Ngoài ra, em còn nghĩ rằng xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, yếu tố tăng năng suất trong lao động là cực kì quan trọng, không những bảo đảm chất lượng mà còn làm ra nhiều sản phẩm. Vì vậy lao động tốt là lao động với tinh thần tự giác, lao động có kỉ luật, cải tiến và sáng tạo để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho cuộc sống.
Lời dạy của Bác đã giúp cho chúng em phương hướng rèn luyện để vào đời. Ngay trong quá trình học tập, nhiều bạn đã trở thành “cháu ngoan Bác Hồ” cũng nhờ đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Riêng bản thân, em hiểu rõ dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cần tự rèn luyện mình theo những điều Bác dạy.
chúc bạn học tốt nha
( mk nghĩ câu 2 sẽ sai, nếu sai thì cho mk xin lỗi nha)
Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?
"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.
Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.
Chào bạn !
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam và là người ông hiền lành rất mực yêu thương tuổi nhỏ Việt Nam. Sinh thời, Bác rất quan tâm giáo dục thiếu niên, nhi đồng để Tổ quốc Việt Nam có những công dân tốt. Bác lúc nào cũng lo chăm bón, vun trồng lớp “măng non” phát triển tốt tươi.
Mỗi thiếu nhi Việt Nam đều ghi nhớ năm điều Bác dạy. Một trong năm điều quý báu đó là “Học tập tốt, lao động tốt”. Tim hiểu sâu ý nghĩa câu nói để phấn dấu vươn lên là nhiệm vụ của học sinh.
Câu nói ngắn, vẻn vẹn có sáu chữ nhưng hiểu cho đầy đủ ý cũng không đơn giản. Thế nào là học tập tốt? Theo em nghĩ, học tập tốt trước hết phải được thể hiện ở sự xác định cho mình một động cơ, mục đích học tập đúng đắn. Học tập là để mở mang trí tuệ, nắm được những tri thức văn hóa, khoa học của nhân loí i, để từ đó biết vận dụng vào cải tạo, xây dựng cuộc sống cho bản thân mình và cho xã hội. Bác Hồ cũng đã dạy chúng em: học để làm người dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt, hay nói cách khác là làm người lao động có văn hóa, góp phần xây dựng đất nước.
Động cơ, mục đích học tập đúng đắn là điều rất cơ bản, nhưng chưa đủ. Muốn học tập tốt còn cần phải có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
Nói đến thái độ học tập đúng đắn là nói đến sự cần cù chăm chỉ vượt mọi khó khăn khách quan của đời sống hàng ngày, và không lùi bước trước những vấn đề hóc búa của khoa học. Đường đến trường có thể xa, một cuốn sách cần đọc có thể dày, một bài toán cần giải có thể rắc rối… Chính lúc đó đòi hỏi ta phải có đức tính: kiên trì và nhẫn nại. Phải chủ động vươn lên nắm lấy tri thức để học tập tốt…
Nói đến phương pháp học tập khoa học là nối đến hàng loạt biện pháp nhằm học tập đạt hiệu quả cao. Từ cách nghe giảng, cách ghi bài ở lớp, đến cách giải bài tập, cách ứng dụng thực hành ở nhà, từ học trong sách vở đến hoc ngoài cuộc sống, từ học thầy đến học bạn v.v… tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho cá nhân mình nếu biết làm đúng hướng, đúng cách và có nề nếp. Trao đổi với các bạn học giỏi, tuy mỗi người có mỗi cách, nhưng tất cả đều toát lên phẩm chất của những người học tốt là: động cơ, thái độ học tập đúng đắn và phương pháp học tập khoa học, sinh hoạt học tập nề nếp.
Còn lao động tốt có nghĩa là thế nào? Hiểu theo nghĩa rộng: lao động tốt là phải tạo ra được nhiều sản phẩm tốt cho xã hội. Nhưng trong phạm vi nhà trường, đối với chúng em, lao động còn có ý nghĩa là rèn luyện để tập làm người lao động sau khi ra trường. Nhưng dầu là lao động phục vụ hay lao động sản xuất, dù đơn giản hay phức tạp, dù ở trường hay ở nhà, em nghĩ: đã gọi là lao động tốt thì phải bảo đảm 3 yếu tố: lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và năng suất cao. Học tập cũng là hình thức lao động trí óc của người học sinh.
Lao động có kỉ luật tức là phải bảo đảm giờ giấc, nội quy lao động, chống tùy tiện, được chăng hay chớ; kỉ luật tốt nhất là kỉ luật tự giác, nhận thức được ý nghĩa của công việc mình làm, để làm với ý thức là người chủ của công việc.
Mặt khác, nói đến lao động tốt là phải nói đến yêu cầu về kĩ thuật. lữ thuật, theo em nghĩ, là điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng sản phẩm, dầu là sản xuất ra máy móc như các công nhân, hay làm một luống rau ở vườn trường như chúng em cũng vậy.
Ngoài ra, em còn nghĩ rằng xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, yếu tố tăng năng suất trong lao động là cực kì quan trọng, không những bảo đảm chất lượng mà còn làm ra nhiều sản phẩm. Vì vậy lao động tốt là lao động với tinh thần tự giác, lao động có kỉ luật, cải tiến và sáng tạo để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho cuộc sống.
Lời dạy của Bác đà giúp cho chúng em phương hướng rèn luyện để vào đời. Ngay trong quá trình học tập, nhiều bạn đã trở thành “cháu ngoan Bác Hồ” cũng nhờ đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Riêng bản thân, em hiểu rõ dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng cần tự rèn luyện mình theo những điều Bác dạy.
Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?
"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.
Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.
1,Mở bài: -Nói một chút về Bác: Lúc sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến thiếu niên nhi đồng,....trong đó có 5 điều Bác Hồ dạy học sinh chúng ta_tương lai của đất nước. và có câu:"Học tập tốt, lao động tôt" để đạt được thành công chúng ta sẽ luôn làm theo lời nói đó.
Thân bài: Học tập tốt là gì (phần này tự tìm hiểu nhé).
Lao động tôt là gì?
Sự gắn kết giữa học tập tôt và lao động tốt (tức là học đi đôi với hành nữa đấy)
Ngày xưa và bây giờ người ta vận dụng hai thứ đó như thế nào?
Tầm quan trọng của nó.....
Cảm nghĩ nữa nha: Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đan tộc, Người đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Người cũng đã từng nói :Người có đức mà không có tài cũng bỏ, có tài mà không có đức cũng bằng thừa........
Kết bài: Nhấn mạnh lại lời Bác dạy co tầm quan trọng tô lớn và lời hứa của môin học sinh chúng ta.
2. Học tập tốt, lao động tốt: nhìn chung thì các đội viên thực hiện điều này rất tốt. Các em “rất biết học tập” các anh chị đi trước những cách “làm việc hiệu quả”, biết những khu vực “lao động cho năng suất cao” và bỏ công bỏ sức lao động rất tích cực. Có lẽ các em áp dụng thêm câu “Lao động là vinh quang” nên em nào em nấy cũng hăng say đào, bới, xúc, bốc hốt… vân vân, do đó đề nghị các anh chị phụ trách có hình thức biểu dương, tặng bằng khen cho những đội viên năng động và có những kiểu lao động sáng tạo mới cho anh em noi theo.
3,câu này Bác vẫn hằng mong chúng ta học tập tốt lao động: ý muốn nói đến học và hành, về học cần siêng năng phấn đấu nỗ lực để nhận biết lãnh lấy kiến thức cao, chắc nhất giành đc thành tích kết quả học tập cao nhất có như vậy mới gọi là tốt
Lao động tốt: trong lao động cũng vậy hăng xay miệt mài sáng tạo lao động, làm việc, để giành đc chất lượng và thành quả cao nhất, Chúc bạn vui khỏe học tập tốt
4,nếu không nhầm thì đây là điều thứ 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy mà khi còn là đội viên chúng ta phải học thuộc lòng. bạn đã từng so sánh câu này với học đi đôi với hành chưa? học tập tốt để bạn có thể làm giàu thêm vốn kiến thức của mình nhưng học tập tốt liệu có phát huy tác dụng nếu bạn không đưa nó vào thực tiễn hay nói đúng hơn là hãy dùng những kiến thức thu được để lao động tốt. và đương nhiên trong chính quá trình lao động bạn cũng học được nhiều điều và rút ra nhiều bài học quý báu. thế nên học tập tốt và lao động tốt gắn kết với nhau vô cùng chặt chẽ và không thể tách rời, nếu không tin bạn hãy tự mình thử xem.
5.Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội và cũng là rèn luyện mình rồi.