K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.a)+ Cách mạng TS Hà Lan– chiến tranh GPDT ………… 
+ CMTS Anh– nội chiến………….. 
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ– giành độc lập……….. 
+ Cách mạng tư sản Pháp – vừa nội chiến vừa chống thù trong giặc ngoài…….. 
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức – thống nhất đất nước………. 
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Italia – thống nhất đất nước………. 
+ Nội chiến ở Mĩ– nội chiến…….. 

b)

* Xã hội :có 3 đẳng cấp :

           + Đẳng cấp quý tộc : có mọi quyền , không đóng thuế

           + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền , không đóng thuế

           + Đẳng cấp 3  gồm  tư sản , nông dân, bình dân thành thị , làm ra của cải ,không có quyền về chính trị  , phải đóng thuế , và làm nghĩa vụ phong kiến .Nông dân chiếm 90% dân số , tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba  vì họ có học , có quyền lợi kinh tế , nhưng không có tiền

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

 

* Nhân dân: Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu)à tình trạng nông nghiệp lạc hậuTrên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần , túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc

Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.

-Tất cả đều hại nông dân

Bức tranh tạo biểu tượng về  3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.

* Ý nghĩa: 

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:

    + Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

    + Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

   + Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.

   + Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

-Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

7 tháng 9 2016

Câu 1 phần hình thức nói rõ thêm giúp mình đi

12 tháng 10 2021

Tình hình kinh tế

- Về nông nghiệp: công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra.

- Công, thương nghiệp: phát triển.

+ Máy móc được sử dụng trong sản xuất.

+ Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời.

+ Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô... tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh...) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ.

- Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.

Tình hình chính trị - xã hội

- Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.

- Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

12 tháng 10 2021

Cop mạng ghi chữ tham khảo zô nhé

18 tháng 12 2016

câu 1

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cơ-banh.

Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để, điển hình nhất trong các cuộc cách mạng tư sản; nó để lại dấu ấn lịch sử sâu sắc trong lịch sử toàn thế giới; nó như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu; nó thức tỉnh những lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ chuyên chế, chống chế độ thực dân

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Câu 2. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất- từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng cơ khí, máy móc diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

 

Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,...Từ một nước nông nghiệp trỏ thành một nước công nghiệp.

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế độ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Câu 3

Công xã Pari là nhà nước kiểu mới :

-Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền hoàn toàn khác với thới kì trước .

-Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã tập trung trong tay quyền hành pháp và lập pháp .

-Công xã thành lập các ủy ban và đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công xã, trước nhân dân có thể bị bải miễn bất kì lúc nào nếu đi ngược quyền lợi của nhân dân.

- Quốc hội và cảnh sát cũ được thay bằng lực lượng an ninh nhân dân .

- Nhà thờ tách khỏi nhà nước ,bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng .

Nhà nước của dân:

- Cơ quan cao nhất của nhà nước là Hội đồng công xã được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu.

- Đại biểu trúng cử là đại diện cho nhân dân lao động.

- Công nhân là lực lượng lãnh đạo trong công xã vì công nhân là giai cấp cách mạng nhất nắm được lực lượng vũ trang và lối cuốn tiểu tư sản .

Nhà nước do dân :

- Nhân dân được quyền bầu cử và bãi miễn các cơ quan quyền lực của nhà nước .

- Nhân dân được tham gia các lực lượng vũ trang để bảo vệ chính quyền .

- Các chính sách phục vụ quyền lợi cho nhân dân

* Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari :

+ Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tôt đẹp hơn

+Công xã đã để lại nhiều bài học quí báo: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông; phải kiên quyết chấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

Câu 4

nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.

+ Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.

- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và đồng bộ, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp.

5 tháng 11 2021

B. Chia thành ba đẳng cấp

16 tháng 10 2021

C

16 tháng 10 2021

C

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản làA. nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, không bị chế độ phong kiến kìm  hãm.C. nền kinh tế TBCN phát triển nhất Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.D. nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là

A. nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.

B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, không bị chế độ phong kiến kìm  hãm.

C. nền kinh tế TBCN phát triển nhất Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.

D. nền kinh tế TBCN phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Câu 2: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Ban Nha. B. Vương quốc Bồ Đào Nha.

C. Vương quốc Bỉ. D. Vương quốc Anh.

Câu 3: Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?

A. Sự phát triển của các công trường thủ công.

B. Sự phát triển của ngành ngoại thương.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương.

D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.

Câu 4: Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp là

A. Tăng lữ, Quý tộc, Nông dân.     B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, Tư sản, Nông dân.     D. Nông dân, Tư sản, các tầng lớp khác.

Câu 5: Ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni?

A. Giêm Ha-gri-vơ. B. Ác-crai-tơ.

C. Giêm Oát. D. Gien-ni.

Câu 6: Năm 1784 đã ghi dấu ấn trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh với sự kiện

A. cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.

B. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

C. Giêm-Oát phát minh ra máy hơi nước.

D. nước Anh trở thành "công xưởng của thế giới".

Câu 7: Ở Anh, ngành đầu tiên được sử dụng máy móc trong sản xuất là

A. đóng tàu. B. ngành dệt C. luyện kim. D. khai mỏ.

Câu 8: Ac-crai-tơ đã phát minh ra

A. máy dệt chạy bằng sức nước . B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

C. máy hơi nước. D. máy kéo sợi.

Câu 9: Hai Đảng thay nhau lên nằm chính quyền ở Mĩ là

A. Cộng hòa và Bảo thủ. B. Cộng hòa và Dân chủ.

C. Tự do và Dân chủ. D. Tự do và Cộng hòa.

Câu 10: Tầng lớp nào nắm quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

B. Bọn quân phiệt hiếu chiến.

C. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.

D. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.

0
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi cuộc cách mạng tư sản diễn ra là gì?A. Nền kinh tế phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.C. Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất ở châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi cuộc cách mạng tư sản diễn ra là gì?

A. Nền kinh tế phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.

B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.

C. Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất ở châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất là trong thủ công nghiệp.

Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?

A. Quý tộc mới

B. Tư sản và vô sản

C. Tư sản và tiểu tư sản

D. Tư sản và thợ thủ công

Câu 3: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp

B. Sản xuất nông nghiệp

C. Sản xuất và chế biến thủy tinh

D. Sản xuất len dạ

 

Câu 4: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.

B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.

C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.

D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 5: Nguyên nhân nào thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?

A. Chiếm đất đai mở rộng thị trường.

B. Khai thác đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên của người Anh.

C. Thiết lập ách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở các thuộc địa.

D. Cả ba nguyên nhân trên.

 

Câu 6: Khi nước Anh trở thành Cộng hòa. Quyền lợi tập trung ở giai cấp nào?

A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến

B. Tư sản và nông dân

C. Quý tộc mới và tư sản

D. Quý tộc mới, nhân dân

Câu 7: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?

A. Quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng

B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.

Câu 8: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.

B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.

D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.

Câu 9: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.

Câu 10: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?

A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.

B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.

C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.

Câu 11: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?

A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu

B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp

C. Ruộng đất bị bỏ hoang

D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên

Câu 12: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?

A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.

B. Nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.

D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 13: Ngày 28/8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?

A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.

B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.

C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.

D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.

1
18 tháng 10 2021

Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi cuộc cách mạng tư sản diễn ra là gì?

A. Nền kinh tế phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.

B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.

C. Nền kinh tế tư bản phát triển mạnh nhất ở châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất là trong thủ công nghiệp.

Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, giai cấp nào đã xuất hiện?

A. Quý tộc mới

B. Tư sản và vô sản

C. Tư sản và tiểu tư sản

D. Tư sản và thợ thủ công

Câu 3: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp

B. Sản xuất nông nghiệp

C. Sản xuất và chế biến thủy tinh

D. Sản xuất len dạ

 

Câu 4: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.

B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.

C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.

D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 5: Nguyên nhân nào thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?

A. Chiếm đất đai mở rộng thị trường.

B. Khai thác đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên của người Anh.

C. Thiết lập ách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở các thuộc địa.

D. Cả ba nguyên nhân trên.

 

Câu 6: Khi nước Anh trở thành Cộng hòa. Quyền lợi tập trung ở giai cấp nào?

A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến

B. Tư sản và nông dân

C. Quý tộc mới và tư sản

D. Quý tộc mới, nhân dân

Câu 7: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?

A. Quyền lợi của nhân dân không được đáp ứng

B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.

Câu 8: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?

A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.

B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.

D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.

Câu 9: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa tư sản.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.

Câu 10: Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển?

A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.

B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.

C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.

Câu 11: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?

A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu

B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp

C. Ruộng đất bị bỏ hoang

D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên

Câu 12: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?

A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.

B. Nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.

D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 13: Ngày 28/8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?

A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.

B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.

C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.

D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.