K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Gần cuối bữa ăn -.-

20 tháng 12 2021

 Nguyên bảo tôi vào gần cuối bữa ăn

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:Chị ơi, em … em -  Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn  em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.-       Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? -  Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải...
Đọc tiếp

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

Chị ơi, em … em -  Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn  em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.

-       Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? -  Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .

… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá!

                (Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

Bài 1: Tìm trong đọan văn trên:

a)    5 danh từ : ………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

b)    5 động từ:……………………………………………………………………………….

c) 5 tính từ: ……………………………………………………………….......................

.................................................................................................................................

2
24 tháng 12 2021

a) 5 Danh từ: chị, em, bát, cơm,mắt.

    b) 5 Động từ: bảo, nói, bỏ lửng, nhìn,xem.

    c) 5 tính từ: nóng, khó hiểu, ngần ngại, hay,ngần ngại.

-HỌC TỐT-

24 tháng 12 2021

a) 4 Danh từ : chị, em, bát, cơm.

b) 4 Động từ: bảo, nói, bỏ lửng, nhìn.

c) 4 tính từ: nóng, khó hiểu, ngần ngại, hay.

Câu 4. Chép đoạn văn sau cho đúng chính tả: Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:Chị ơi, em … em -  Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn  em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.-   Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? -  Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên...
Đọc tiếp

Câu 4. Chép đoạn văn sau cho đúng chính tả:

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

Chị ơi, em … em -  Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn  em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.

-   Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? -  Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .

… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá!                                                               

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

0
25 tháng 12 2021

B nha

 

25 tháng 12 2021

đâu có b đâu

Cho đoạn vănGần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi: Chị ơi, em … em - Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại. - Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt . … Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn

Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi: Chị ơi, em … em - Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại. - Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt . … Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá! (Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

a. Tìm trong đọan văn trên:

a) 4 danh từ chung

 b) 4 động từ 

c) 4 tính từ

 b. Viết lại các câu hỏi trong đoạn văn trên. Với mỗi câu hỏi hãy xác định rõ:

- Người hỏi là ai?

- Câu hỏi đó để hỏi ai?

- Dấu hiệu nhận biết (Từ để hỏi)? 

0
Cho đoạn vănGần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:Chị ơi, em … em - Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn emkhó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưngcòn ngần ngại.- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn
Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em … em - Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn em
khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng
còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt .
… Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao?
Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá!
(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)
a. Tìm trong đọan văn trên:
a) 4 danh từ chung:
b) 4 động từ:
c) 4 tính từ:
b. Viết lại các câu hỏi trong đoạn văn trên. Với mỗi câu hỏi hãy xác định rõ:
- Người hỏi là ai?
- Câu hỏi đó để hỏi ai?
- Dấu hiệu nhận biết (Từ để hỏi)?
 

 

2
4 tháng 12 2021

a. a) 4 Danh từ chung: chị, em, bát, cơm.

    b) 4 Động từ: bảo, nói, bỏ lửng, nhìn.

    c) 4 tính từ: nóng, khó hiểu, ngần ngại, hay.

b. Người hỏi là Nguyên và chị của Nguyên.

    Câu hỏi đó là để hỏi chị của Nguyên.

    Dấu hiệu nhận biết là: Có từ nghi vấn hay trong câu "Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội?" và từ nghi vấn sao trong câu "Bây giờ phải nói với em ra sao?". Có dấu chấm hỏi trong các câu trên.

  

     

    

    

12 tháng 12 2021

ha

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.CON RẮN VUÔNGAnh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.Vợ không tin nhưng tính trêu chồng một mẻ:– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã...
Đọc tiếp

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

CON RẮN VUÔNG

Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.

Vợ không tin nhưng tính trêu chồng một mẻ:

– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như mình nói thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:

– Thật quả có rắn như thế! Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ lắc đầu:

– Cũng chẳng đến!

Chồng cương quyết:

– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

– Vẫn không dài đến mức ấy đâu!

Chồng rút lui một lần nữa:

– Lần này tôi nói thật nhé! Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.

Vợ bò lăn ra cười:

– Con rắn mình thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại bốn mươi thước không kém một phân, thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à? 

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Từ ngữ

Thước: đơn vị đo độ dài cũ (khoảng nửa mét).

1. Em có suy nghĩ gì khi đọc tên câu chuyện? 

2. Chi tiết nào trong câu chuyện gây cười? 

 

3. Câu chuyện muốn phê phán tính xấu nào? 

 

1
29 tháng 9 2023

1. Em cảm thấy lạ và tò mò sau khi đọc tên câu chuyện. Vì trên thực tế, không có con rắn nào hình vuông cả. 
2. Chi tiết gây cười là chi tiết người vợ bóc trần lời nói dối khiến người chồng tự nhận ra cái vô lí của mình ở câu cuối.
3. Câu chuyện muốn phê phán tính khoác lác, bốc phét quá đà.

Đọc và trả lời câu hỏi:Đàn chim gáyTôi vẫn nhớ ông tôi thường bảo:– Cháu ạ, cháu để ý mà xem, cứ mùa tháng mười thì có chim gáy ra ăn đồng ta.– Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa gặt!Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi:

Đàn chim gáy

Tôi vẫn nhớ ông tôi thường bảo:

– Cháu ạ, cháu để ý mà xem, cứ mùa tháng mười thì có chim gáy ra ăn đồng ta.

– Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa gặt!

Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về, bay vẩn quanh vòng trên các ngọn tre.

Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.

Chim mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xoè như múa.

Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn đường ăn trên khoảng ruộng vắng, khuất, gần chân tre.

Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.

Tôi rất thích con chim gáy. Con chim phúc hậu và chăm chỉ, con chim mỡ màng, no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.

                                                                                                       (Tô Hoài)

a) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào?

b) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?

c) Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa như thế nào?

2. Ghi lại kết quả quan sát một con vật mà em thích?

1
5 tháng 10 2023

1.

a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình dáng con chim gáy như: hình dáng bên ngoài, bộ lông, cái bụng, cổ yếm. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về thói quen và hoạt động của con chim gáy như: ngoài đồng đông người gặt thì chim về, sớm sớm thì từng đàn chim bay xuống thửa ruộng gặt xong, chim mái xuống trước, con đực nán lại trong bờ tre. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát  bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình ảnh chim gáy như: Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp; Chim mái xuống trước cái đuôi lái lượn xòe như múa...
2. 

Chú mèo nhà em tên là Sam. Chú có một bộ lông màu vàng rất mềm mại. Bốn cái chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Bộ móng vuốt sắc nhọn giúp chú bắt chuột. Đôi mắt Sam màu đen nhánh, sáng và tròn như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy giúp chú có thể đi lại nhanh chóng và nhẹ nhàng trong bóng tối. Sam là người bạn ở nhà của em và em rất yêu Sam. 

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNGCuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một...
Đọc tiếp

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được "người chạy cuối cùng". Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến "người chạy cuối cùng". Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Sưu tầm

Câu 4. Trong lớp học, em ngồi cạnh một bạn học sinh khuyết tật. Em sẽ làm gì với bạn khi thấy bạn yêu thích muốn tham gia các hoạt động phong trào?

3
25 tháng 3 2022

Em sẽ:

+ Động viên bạn tham gia

+ Cùng tham gia để cổ vũ và đồng hành cùng bạn

+ Kêu gọi mọi người trong lớp giúp đỡ bạn

+...

25 tháng 3 2022

tham khảo

 Gợi ý: Em sẽ động viên, khuyến khích, giúp đỡ bạn tham gia hoạt động phong trào.