Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.
Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.
Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".
Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.
Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.
Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.
Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.
Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.
Tk mk nha
Mẹ em luôn nói rằng, mẹ con em là những người may mắn nhất thế gian vì bố em là một đầu bếp. Chính vì thế, cả nhà em lúc nào cũng được ăn những món ăn ngon hơn cả ngoài tiệm. Trong những món mà bố em thường nấu, em thích nhất là món canh gà nấu với măng.
Bố em nói, thịt gà là một trong những nguyên liệu dễ chế biến nhất và có thể làm được nhiều món ngon nhất. Hơn nữa, hầu như ai cũng thích ăn thịt gà. Mà em thấy, em chính là người thích ăn thịt gà nhất trên đời. Cho dù là gà rán, rang, hay chỉ cần luộc lên rồi chấm muối bột canh em cũng đều thấy ngon, thấy thích.
Nhưng thực ra, món em thích nhất phải kể đến canh gà nấu măng. Lần nào bố em hỏi, hôm nay con muốn ăn món gì, em cũng đều không cần suy nghĩ một giây nào mà trả lời "canh gà nấu măng".
Mỗi lần bố nấu, em lại ngồi bên cạnh dán mắt vào từng động tác nhỏ của bố, xem bố em làm, nhưng lại chẳng nấu ngon được như bố. Bố em thường nấu món ăn bằng thịt gà trống mà mẹ em nuôi. Mỗi con gà, bố nấu được tận hai bữa vì mỗi bữa bố chỉ lấy một nửa, còn một con nữa thì cho vào tủ lạnh.
Sau khi làm thịt gà, bố em rửa sạch rồi chặt thịt gà ra từng miếng nhỏ. Tiếp đến, em thấy bố cho thịt gà vào bát tô, trộn với hạt nêm, ớt, hành băm, một ít nước mắm, bố em nói, bố đang ướp để thịt gà ngấm gia vị và ăn ngon hơn.
Trong lúc ướp thịt gà, bố lại đi rửa măng rồi cho vào nồi nước, đun sôi lên rồi đổ nước đi, sau đó bố em lại cho măng vào chảo dầu ăn để xào chín. Loại măng bố em hay dùng là măng nứa màu vàng ươm hay bán ở chợ. Vì không có thời gian, nên bố em dặn mẹ khi đi chợ phải mua loại mà người bán hàng đã tước sẵn rồi.
Sau đó, bố em xào thịt gà vài phút rồi đổ nước vào ninh rất kỹ mới cho măng vào đun tiếp. Ngoài mắm, muối, bột nêm, bố em còn cho cả ớt, gừng, rau mùi với cả rau răng cưa nữa. Thế cho nên, món canh gà nấu măng của bố rất thơm và ngon.
Bây giờ, em đã có thể tự nấu những món ăn đơn giản và cả món canh gà nấu măng em yêu thích, những món canh em nấu, chẳng bao giờ ngon được như của bố làm. Bố em bảo, món canh của bố ngon là nhờ mẹ chăm gà béo tốt, nhờ bố có tay nghề và nhờ cả con gái ham ăn. Nhưng em thì lại nghĩ, món canh ngon vì nó chất chứa tình cảm của bố mẹ dành cho em. Món canh gà nấu măng của bố sẽ mãi mãi là món ăn mà em yêu thích nhất.
Anh Định là con bác Thành, một hàng xóm của gia đình tôi. Năm nay, anh lên lớp 11. Thỉnh thoảng có bài tập khó, tôi vẫn thường sang nhà anh nhờ anh hướng dẫn. Anh Định không chỉ là một học sinh xuất sắc, anh còn là một tấm gương sáng để mọi người noi theo. Hè vừa rồi, anh Định về thăm quê ngoại. Vào một buổi chiều, anh trèo lên cây vú sữa của ngoại để hái trái chín giúp ngoại. Bỗng anh nghe tiếng kêu cứu. Từ trên cây, nhìn xuông phía có tiếng kêu, anh thấy một em nhỏ đang chới với trên bến sông, gần nơi anh đang hái vú sữa. Trên bờ có mấy em nhỏ đang khóc om sòm. Anh Định vội trèo xuống và nhanh chạy ra phía có em nhỏ. Anh nhảy ùm xuống sông và bế em nhỏ vào bờ. Cũng may có anh đến kịp nên em nhỏ đã được cứu. Chiều hôm ấy, gia đình em nhỏ sang nhà ngoại anh Định để cảm ơn anh. Anh chỉ cười mà không nói gì. Sau khi anh Định trở về thành phố, gia đình em nhỏ đã viết thư gửi về trường của anh và nói về việc anh đã cứu em nhỏ. Nhà trường tuyên dương anh trong buổi chào cờ đầu tuần. Từ đó, mẹ tôi thường lấy anh Định ra làm gương cho tôi noi theo. Tôi thầm hứa: tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt, chăm ngoan để cha mẹ, thầy cô vui lòng.
Bạn chép trên mạng đứng không mình vừa đọc bài này qua xong.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của (bạn của bạn). Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của (bạn của bạn) rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên (bạn của bạn). (bạn của bạn) nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. (bạn của bạn) sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho (bạn của bạn) mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và (bạn của bạn) cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. (bạn của bạn) thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: (bạn của bạn) ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. (bạn của bạn) nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, (bạn của bạn) trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và (bạn của bạn) đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
Ông cha ta có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như yêu nước, bất khuất chống giặc ngoai xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sự trọng đạo, hiếu thảo…; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng sử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca…)
Các truyền thống tốt đẹp của ông cha ta là :
- Truyền thống hiếu học
- Truyền thống đoàn kết
- Truyền thống yêu nước
- Truyền thống chống giặc ngoại xâm
- Truyền thống tôn sư trọng đạo
- Truyền thống hiếu thảo
- Truyền thống nhân ái
- Truyền thống lao động cần cù
- Truyền thống sáng tạo
- Truyền thống kiên cường , bất khuất
- THẾ LÀ HẾT RỒI,MÌNH CHỈ BIẾT THẾ THÔI. CHÚC BẠN HỌC TỐT -
Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, khá mềm, rất nhẹ và có thể dẫn được điện, nhiệt tốt. Nhôm không độc và có chúng khả năng chống mài mòn rất tốt. ... Kim loại Nhôm có độ phản chiếu cao cũng như có đặc tính dẫn nhiệt và dẫn điện lớn. Nhôm là kim loại không độc hại và có tính chống mài mòn.
Một số đồ dùng bằng nhôm là: ấm, xoong, chậu nhôm, thìa, đũa, mâm,...
/HT\
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường, luật Giáo dục, luật Hôn nhân và gia đình.
Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.
Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia chỉ một đêm bị lũ cuốn gần nhứ hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.
Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh Tiểu học thôn Hạ và xóm Chừ đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được 2 tuần, thế bọn chúng em phải quay trở về nhà.
Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội Cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc ở xóm Chùa được bác điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp vun chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, tất cả nên mọi khâu kĩ thuật, bác đảm đương hết. Các cô giáo trường Tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm thì cái cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.
Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được phục thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Uỷ ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao !
Từ bấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em được bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger (hay lắm đấy). Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 120.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi.
- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em.
Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người và bạn sẽ những nụ cười từ những người khác.
Bánh su sê của người Huế
- Không chỉ là bánh cho ngày cưới hỏi, bánh su sê còn có mặt trong ngày lễ tết. Với người Huế, bánh Su sê (hay Phu thê) không chỉ dùng trong lễ cưới hỏi mà còn có mặt trong ngày lễ Tết.
- Bánh được làm từ bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy.
- Bánh Phu thê Huế khi ăn có vị dai dai của bột, sần sật của dừa, ngon ngọt của nhân đậu, thơm của nước hoa bưởi và lá dừa. Ngày nay, có nhiều loại bánh thay thế nhưng bánh phu thê Huế vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Trả lời:
Lên mạng mà tìm
#P
Những món mà mik bít là :
Thịt lợn xào với ớt tươi nè!
Đầu cá hấp sốt ớt !
Mì cay nè!
Thịt heo kho!
Gà sả ớt nè!
chúc bn hok tốt!