Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:
+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.
+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.
- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á hiện nay:
+ Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa đã làm cho kinh tế các nước có sự phân hóa một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.
+ Hiện nay, Đông Nam Á cũng là một trong những khu vực có nền kinh tế sôi động trên thế giới.
Những đặc điểm của nền văn hóa Mỹ Latinh đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này. Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:
Đa dạng tài nguyên: Khu vực Mỹ Latinh có sự đa dạng về tài nguyên, bao gồm đất đai, khoáng sản, năng lượng và nguồn nước. Sự phong phú này đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.
Nền nông nghiệp phát triển: Với khí hậu ấm áp và đất đai phù hợp, Mỹ Latinh đã trở thành một trong những khu vực nông nghiệp quan trọng trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp đa dạng, bao gồm cây trồng, chăn nuôi và thủy sản, đã đóng góp vào nền kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho khu vực và thế giới.
Giao thoa văn hóa và ngôn ngữ: Mỹ Latinh là sự kết hợp của nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và tiếng Anh. Sự đa dạng văn hóa này đã tạo ra một môi trường phong phú cho sự phát triển của nghệ thuật, âm nhạc, văn học và du lịch. Nền văn hóa Mỹ Latinh đã thu hút sự quan tâm và đóng góp vào ngành công nghiệp du lịch và giải trí.
Di cư và lao động: Mỹ Latinh đã chứng kiến sự di cư lớn từ các quốc gia trong khu vực, tạo ra một lực lượng lao động đa dạng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Người di cư thường làm việc trong các ngành công nghiệp như xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ và công nghệ thông tin, tạo ra sự phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Thương mại và hợp tác kinh tế: Mỹ Latinh đã phát triển mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với các quốc gia khác trên thế giới. Khu vực này là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cũng là một nguồn cung cấp tài nguyên quan trọng...
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
Tham khảo:
- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực.
- Sự đa dạng tôn giáo gây nên những bất ổn trong xã hội, xung đột tôn giáo xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.
- Nền văn hóa đặc thù tạo nên nét riêng biệt, đặc sắc trong văn hóa là điều kiện để phát triển du lịch.
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng (là nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương) nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực. Sự không ổn định về chính trị này là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á.
Tham khảo:
Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành trở thành di sản thế giới do UNESCO công nhận. Ngoài ra, nó cũng nằm trong “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế Giới”.
Có thể nói Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa nơi đây.
Trường thành đi qua 7 điểm chính là: Sơn Hải Quan, Gia Dục Quan, Nương Tử Quan, Ngọc Môn Quan, Biển Đẩu Quan, Nhạn Môn Quan và Cư Dung Quan.
Sơn Hải Quan: Đây là cửa ải đầu tiên. Nằm giáp giữa 2 tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh. Nếu bạn đứng ở nơi đây vừa có thể ngắm được toàn cảnh biển và núi. Nên cái tên Sơn Hải Quan vì thế mà được tạo thành.
Gia Dục Quan: hay còn biết với tên khác là Hòa Bình Quan. Đây là cửa ải nằm phía tây của Trường Thành thuộc thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc.
Nương Tử Quan: hay Vi Trạch Quan. Nơi đây có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, dễ phòng thủ nhưng khó tấn công. Nên nó còn được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Cái tên Nương Tử Quan bắt nguồn từ sự tích về cô công chúa Bình Dương – con gái thứ ba của Lý Uyên. Từng dẫn hàng vạn tướng sĩ đứng canh giữ ở cửa ải này. Cô công chúa có võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa có tên “Nương Tử Quân”. Do vậy, cái tên cửa ải này bắt nguồn từ đây. Nương Tử Quan thuộc huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây.
Ngọc Môn Quan: Thuộc huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Cái tên Ngọc Môn Quan bắt nguồn do: tất cả đá, ngọc sản xuất tại Tân Cương thời đó đều phải đi qua ải này.
Biển Đầu Quan: Thuộc huyển Biển Đầu, Tỉnh Sơn Tây. Khu vực này đất đồi không bằng phẳng, phía tây thấp – phía đông cao. Do đó, mới có tên là “Biểnn Đầu Quan”.
Nhạn Môn Quan: Nằm trên thung lũng ở huyện Đại, thuộc tỉnh Sơn Tây. Nơi đây có địa hình hùng tráng. Hai bên đều là vách núi dựng đứng. Chỉ có con nhạn (con én) mới bay dọc theo thung lũng mà qua cửa ải được. Do đó, cửa ải này mới có tên là “Nhạn Môn Quan”.
Cư Dung Quan: thuộc Xương Bình, nằm ở ngoại ô Bắc Kinh.
Hãy sưu tầm thông tin về một số di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á.
Tham khảo: Thành cổ Batu là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại khu vực Tây Nam Á
- Thành phố Baku được xây dựng trên một ngọn đồi cao kiểu nhà hát vòng tròn La Mã với ba lớp tường thành bao quanh, mặt nước biển ở dưới chân và gối đầu lên dãy núi Caucasus.
- Tất cả các công trình xây dựng trong thành cổ này đều có chức năng phòng thủ, là biểu tượng của lòng yêu nước và là niềm tự hào lớn lao của quốc gia. Những chữ viết trên vách đá ở Absheron và Gobustan, những văn bản trên đá của August Guy Octavi nói về các doanh trại mà Hoàng đế Pompeii và Lukul thời La Mã đã cho dựng nên để chiếm đóng vùng Caucasus thế kỷ I trước Công nguyên đã khẳng định Baku có lịch sử hơn 5.500 năm tuổi.
- Baku từng là thủ phủ của nước Shirvanshahs (thế kỷ XII), nước Safavid (thế kỷ XVI), đế chế Ottoman (thế kỷ XVII) và công quốc Baku (thế kỷ XVIII). Hàng loạt công trình độc đáo bao gồm cung điện, pháo đài, đền tháp, những tàn tích của các khu nhà trọ và phòng tắm hơi... tạo nên danh sách dài di sản từ thời trung cổ của Baku.
- Năm 2000, thành cổ Baku, cùng với cung điện Shirvanshahs và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Điểm xuyết cho những công trình cổ là những con ngõ cong hẹp cùng những căn nhà có mái bằng hoặc mái vòm, cửa sổ nhỏ khiến du khách như lạc trôi về quá khứ.
- Baku vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX là một trong những trung tâm sản xuất dầu chính của thế giới. Dầu mỏ là thế mạnh và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của thành cổ Baku. Nhiều tòa nhà lớn được xây dựng hoành tráng chứng tỏ sự giàu có của thành phố này.
- Mục tiêu chính của ASEAN:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.
- Thành tưu và thách thức:
Thành tựu:
+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.
+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.
+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..
+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..
Thách thức:
+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.
+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..
+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.
- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..
Tham khảo:
Về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Một bộ phận cư dân Đông Nam Á rất thạo các nghề trong môi trường sông nước, họ đánh bắt cá và các loài thủy hải sản khác trên sông, trên các hồ và đầm phá cũng như ở các vùng biển gần bờ. Bên cạnh đó, thuyền bè đối với cư dân Đông Nam Á là vô cùng ưu dụng.
Ta còn có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ công như: dệt nhuộm (lụa và các loại coton, sợi bả, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát, làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn… rất phát triển. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần với thiên nhiên.
Con người Đông Nam Á rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.