K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2017
Câu 1 2 3 4
Đáp án B B D 1-d, 2-b, 3-a, 4-c.
2 tháng 10 2019

1)

Hình ảnh ngọc trai tượng trưng cho Mị Châu. Nàng là một người con gái ngoan hiền nghe lời cha nhưng vì quá ngây thơ nhẹ dạ cả tin mà nàng đã trở thành kẻ phản đồ làm cho thành bị chiếm nước Âu Lạc bị mất. Người cha của cô thì phải xuống biển cùng với thần rùa Kim Quy. Trong cái xã hội người ta chuộng đất nước như thế việc cô vô tình trở thành kẻ phản đồ phản nước đã buộc cha cô tuốt gươm chém đầu cô không thương tiếc. Vì theo quan niệm của người xưa tuy "hổ dữ không ăn thịt con" nhưng một khi đã phản lại quốc gia thì thân đến đâu cũng phải nhận cái chết làm kết cục. Mị Châu chết mà không biết tại sao. Và có lẽ chính vì thế mà khi nàng chết nàng hóa thành ngọc trai để thể hiện tấm lòng trong trắng của mình. Viên ngọc ấy thể hiện sự trong sáng trong tình yêu cũng như trong tình cha con đất nước của Mị Châu. Nàng yêu rất thật, hiếu thảo chứ không hề có hai lòng.Còn về phần giếng nước kia chính là tấm gương phản chiếu hội tụ tất cả những tội lỗi mà Trọng Thủy mắc phải. Suy cho cùng thì Trọng Thủy cũng vì hiếu với cha cho nên đã lừa dối nàng Mị Châu chứ trong thật tâm chàng cũng yêu thương nàng một cách rất thật lòng. Sau những gì mà Trọng Thủy đã làm cũng như chứng kiến cái chết của người vợ mình, người mà mình ngày đêm đầu ấp tay kề thương yêu hết mực Trọng Thủy như ý thức được cái chết kia chính là do bản thân mình gây ra vì thế cho nên anh đã vô cùng ân hận. Cái chết kia ám ảnh anh, khiến anh day dứt. giếng nước như phản chiếu mọi lỗi lầm ấy khiến cho anh nhìn vào đó mà lòng không yên chàng quyết định nhảy xuống đó tự tử. Phải chăng chàng đã dùng giếng nước kia để rửa sạch những tội lỗi của bản thân mình?Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng hình ảnh ngọc trai – giếng nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của mối tình Trọng Thủy Mị Châu. Cả hai người đều có lỗi nhưng cái lỗi ấy suy cho cùng cũng vì sự trung hiếu, vì tình cảm, sự ngây thơ dại khờ mà thôi. Thật tâm trong lòng họ đều không toan tính gì cả, lòng họ sáng như ngọc trai, trong như giếng nước kia vậy.

12 tháng 10 2019

Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ kết thúc với sự thất bại của Âu Lạc, An Dương Vương đi vào lòng biển, Mị Châu, Trọng Thuỷ phải chết. Tuy kết thúc có phần đau đớn song câu chuyện không vì thế mà quá bi thương bởi trong sâu thẳm vẫn sáng lên niềm tin, chất nhân văn sâu sắc qua hình ảnh "ngọc trai - giếng nước".

Chúng ta có thể thấy rằng "ngọc trai - giếng nước" vừa là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt xét về phương diện tổ chức cốt truyện. Nó là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho số phận của đôi trai gái Mị Châu, Trọng Thủy, cùng với sự thể hiện tư tưởng, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân đối với bi kịch tình yêu này nói chung, nhân vật Mị Châu nói riêng.

Nàng Mị Châu bởi nhẹ dạ, cả tin làm nên nổi "cơ đồ đắm biển sâu". Nàng đã phải nhận lấy cái chết cho danh nghĩa một kẻ bất hiếu, phản nghịch.. Nhưng sâu xa, tác giả dân gian đã thấu hiểu nỗi lòng một người con gái ngây thơ, trong trắng vì tình yêu đã vô tình gây nên tội mà đã cho nàng được hoá thành những viên ngọc trai. Những viên ngọc trai lấp lánh như đáp lại lời cầu nguyện của nàng trước khi vua cha chém đầu. Nàng không phải là người có lòng phản nghịch muốn hại cha, nàng là người có lòng trung hiếu nhưng vô tình bị người ta lừa dối. Những viên ngọc ấy ẩn sâu trong lớp vỏ trai dưới làn nước đầy bụi bẩn vẫn thanh lọc để sáng lên như chính tâm hồn ngây thơ trong trắng của Mị Châu. Ánh sáng ngọc trai ám ảnh tâm trí người đọc, tìm sự chia xẻ, đồng cảm.

Tác giả dân gian đã có tấm lòng vô cùng độ lượng khi thấu hiểu và cảm thông với nàng Mị Châu. Để nàng được toại nguyện biến thành ngọc trai. Sự hoá thân ấy mang theo một ước mơ của nhân dân về những Mị Châu sáng suốt sau này, "vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác".

Nói về Trọng Thuỷ. Hắn là một kẻ chiến thắng trên phương diện chính trị nhưng lại là kẻ thất bại thảm hại về phương diện tình cảm. Hắn đã mất đi người vợ yêu quí, mất đi sự thanh thản trong tâm hồn và càng ám ảnh hơn chính hắn gây nên cái chết Mị Châu trong trắng, ngây thơ hết lòng yêu thương hắn. Giếng nước ở Loa thành là tấm gương hội tụ và phản chiếu tất cả tội ác mà Trọng Thuỷ gây nên. Chính ở nơi này hắn nhìn thấy bản chất xấu xa của mình và thực lòng hối cải. Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự vẫn, dòng máu hoà dòng nước nơi giếng ngọc là sự chứng nhận cho sự hối cải tội lỗi của hắn.

Từ tương truyền, nếu dùng nước giếng ở Cổ Loa mà rửa ngọc thì ngọc thêm sáng hơn, có người cho rằng, hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" là hình ảnh ngợi ca mối tình thuỷ chung của Mị Châu - Trọng Thuỷ. Nhưng thiết nghĩ, với tinh thần yêu nước, cha ông ta sẽ không bao giờ sáng tạo nghệ thuật để ngợi ca những ai đưa họ đến bi kịch mất nước. Chỉ có thể lí giải rằng, hình ảnh ngọc sáng hơn bởi ở thế giới bên kia Mị Châu đã tha thứ, hoá giải tội lỗi cho Trọng Thuỷ. Màu ngọc ấy cũng sáng như tấm lòng yêu thương, vị tha của công chúa Mị Châu. Hư cấu chi tiết này, người xưa còn muốn giảm nhẹ bớt tội lỗi của nàng trong việc mất cảnh giác làm nước mất, nhà tan.

Để Mị Châu biến thành ngọc trai, Trọng Thuỷ tự vẫn nơi giếng nước và để hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" sáng là tạo nghệ thuật đẹp tới mức hoàn mĩ. Đó chính là tấm lòng nhân đạo bao dung, nhân hậu của nhân dân. Nó thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc.

Chúng ta không thể không nhắc tới Trọng Thuỷ. Một nhân vật với vị trí và bản chất khá phức tạp trong cốt truyện.

Trọng Thuỷ là con Nam Việt vương Triệu Đà - luôn có âm mưu thôn tính Âu Lạc. Trọng Thuỷ sang Âu Lạc với mục đích giảng hoà để đánh cắp nỏ thần. Trước lúc cầu hôn Mị Châu, Trọng Thuỷ chưa hề có cảm tình mà chỉ là toan tính. Đến khi trở thành vợ chồng với Mị Châu, tình yêu của Trọng Thuỷ mới nảy nở. Nhưng ý thức làm con, làm tôi trung thành trong hắn vẫn lớn hơn. Hắn dối lừa người vợ cả tin, ngây thơ của mình để đánh cắp nỏ thần, thôn tính nước Âu Lạc, dồn An Dương Vương và Mị Châu đến bước đường cùng. Hắn đúng là tên gián điệp nguy hiểm trong cái nhìn của cha ông chúng ta. Hắn xứng đáng phải chịu nỗi ân hận vò xé tâm can khi dẫn đến cái chết của người vợ yêu quí. Không có nổi khổ nào bằng sự day dứt lương tâm. Bản án đích đáng của Trọng Thuỷ là cái chết trong nổi ám ảnh. Nhân dân đã bày tỏ thái độ căm phẫn không tha thứ và không đội trời chung với kẻ cướp nước. Kẻ cướp nước sẽ bị toà án lương tâm và lịch sử phán xét, sớm muộn chúng sẽ thất bại thảm hại trong cuộc chién tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Đấy là niềm tin mạnh mẽ của nhân dân trước những thử thách của lịch sử.

Song không vì lòng căm phẫn mà khiến dân gian đánh mất đi truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc. Hình ảnh "ngọc trai - giếng nước" chính là sự khoan hồng, ân xá cho kẻ đã biết ân hận, khát khao được hoá giải tội lỗi như Trọng Thuỷ.

Mỗi nhân vật trong truyền thuyết này được nhìn nhận, đánh giá, định đoạt số phận một cách khác nhau. Ở đối tượng này có hơi dễ dãi, (như đối với An Dương Vương) ở đối tượng kia có phần hơi nghiêm khắc (như đối với Mị Châu). Song nhìn chung những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ấy đã được cảm nhận ghi lại bằng tất cả lòng nhiệt thành, tự tôn dân tộc. Và nhất là, cái sâu sắc nhất đọng lại sau mỗi số phận nhân vật là tình người, chất nhân văn truyền thống.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Câu chuyện là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mỗi quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo, bản chất nhân đạo sâu sắc của dân tộc Việt Nam ta.

15 tháng 3 2019

Vẻ đẹp của mùa hè và tâm hồn Nguyễn Trãi:

- Vẻ đẹp của mùa hè:

   + Hình ảnh cảnh vật: hòe lục đùn đùn, thạch lựu hiên phun thức đỏ, hồng liên trì…

   + Âm thanh sự sống: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve

- Sự quan sát lắng nghe vẻ đẹp cuộc sống từ tất cả những giác quan tinh tế nhất của tác giả.

→ Bức tranh màu hè giàu màu sắc, sôi động, căng tràn sức sống, đó cũng chính là tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời của tác giả.

Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: yêu thiên nhiên, mong mỏi dân chúng được an ổn, no đủ

   + Bức tranh mùa hè gợi cho ta thấy cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả

   + Tác giả là người có tấm lòng chân thành, tâm hồn chan chứa yêu thương, gắn bó với cuộc sống, cuộc đời

9 tháng 11 2019

Bài làm

Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở nằm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.

Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như

Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm - một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.

Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.

10 tháng 11 2019

Sơ đồ tư duy vẻ đẹp người lao động qua ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Những câu sau đây thuộc loại phép đối gì? Hãy chỉ ra loại phép đối đó. 1. Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình. (Lưu Quý Kỳ) 2. Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi tin vào ông cụ. (Nam Cao) 3. Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái niệm gợi lên những tình cảm tốt đẹp. (Lưu Quý Kỳ) 4. Đẹp và...
Đọc tiếp

Những câu sau đây thuộc loại phép đối gì? Hãy chỉ ra loại phép đối đó.

1. Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình.

(Lưu Quý Kỳ)

2. Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi tin vào ông cụ.

(Nam Cao)

3. Khẩu súng là vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái niệm gợi lên những tình cảm tốt đẹp.

(Lưu Quý Kỳ)

4. Đẹp và được yêu, đó mới chỉ là đàn bà. Xấu và biết cách làm cho người ta yêu, đó mới là nữ hoàng.

(Bec–be–đô–nơ–vin-li)

5. Đừng tưởng mọi vấn đề đã giải quyết xong rồi. Chưa xong đâu. Sự suy nghĩ của chúng ta hình như mới chỉ bắt đầu mặc dù đã có cơ sở và cũng có những khám phá, những sáng tạo.

(Tuyển tập thơ Xuân Diệu)

6. Tôi không muốn là bướm. Tôi chỉ muốn là tằm.

(Lưu Quý Kỳ)

7. Người đổ ra mặt trận. Hậu phương ở đằng sau, hậu phương ở trong lòng…

(Dương Hương Ly)

8. Tôi kể cho anh nghe chuyện này thế nào anh cũng cho là bịa. Nhưng tôi có bịa một tí nào tôi chết.

(Nam Cao – Đôi mắt)

9. Keng thương vợ muốn cho vợ nhàn. Lạt thương chồng nhất định không chịu nghe anh.

(Nguyễn Kiên)

10. Em tưởng nước giếng sâu, em nối sợi gầu dài

Ai ngờ nước giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây.

(ca dao)

0
25 tháng 7 2021

"Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"

Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.

 

25 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Các từ trái nghĩa: lên>< xuống, đầy>< cạn

Biện pháp tu từ so sánh cho thấy sự khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội cũ mà ở đây sử dụng hình ảnh là con cò. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự

 

30 tháng 10 2020

Tham khảo:

Bài 1:

A. Mở bài

- Nói đôi nét về than phận người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến cũ (Họ là những con người tài năng và xinh đẹp nhưng lại phải chịu những bất hạnh, đau đớn hơn là không có quyền được là chủ cuộc đời của chính mình).

- Giới thiệu về câu ca dao (Trích nguyên câu ca dao cần được phân tích)

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Người phụ nữ xưa kia dường như đã ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh ‘Thân em như tấm lụa đào…’ Tuy vậy, số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ thật chông chênh, không có gì đảm bảo: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

B. Thân bài

- Giải thích

+ Tấm lụa đào được xem là một trong những thứ hàng xa xỉ thời trước. Nó đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa đào hay những loại lụa nói chung đều có đặc điểm là nhẹ, mềm và rất mát. Và khi mặc vào thì người đẹp hẳn lên, cha ông ta cũng từng đúc kết "Người đẹp vì lụa”.

+ Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, đủ loại người có người sang kẻ hèn, người tốt và có cả những kẻ xấu, không biết sẽ vào tay ai?

+ Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, nhưng hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi như có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.

>>> Dường như nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân trên chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. Quả là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận cả một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến ta thấm thía nỗi đau đó.

- Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.

- Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa dường như đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh.

>>> Những người phụ nữ trong xã hội cũ tủi nhục, khổ và cam chịu đó thường than thân trách phận qua những lời ca tiếng hát của mình “Thân em” là các mở đầu quen thuộc trong ca dao xưa là bởi vậy. “Thân em” như đã nói, gợi mở về thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ, và họ so sánh họ với rất nhiều hình ảnh và các sắc thái khác nhau. Và hình ảnh:

+ Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng mảnh như khói tỏa vào không gian, như thân phận người phụ nữ vậy.

+ Hai từ “Thân em” như khắc khoải đến nghẹn lời, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuối. Người con gái khi được tự giới thiệu về chính mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng “thân em”.

- Dải lụa đào mang một dáng vẻ đẹp, nó nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ vậy. Hơn nữa lụa đào lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng cũng giống như chính người phụ nữ trong cuộc đời vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công.

>>> Dải lụa đào là một hình ảnh mà tác giả dân gian lựa chọn so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thê câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành.

- Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai.

>>> Câu hỏi được người phụ nữ buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đòi người con gái.

>>> Toàn bộ câu ca dao có thể dễ nhận thấy đó là một lời than

Với cách so sánh, ví von thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc.

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa bài ca dao như gói ghém lại được những tâm trạng phức tạp của người phụ nữ trong xã hội trước.

+ Họ là những người có tài sắc nhưng lại không định đoạn được số phận của mình

- Tác giả dân gian thật tinh tế lựa chọn một hình ảnh đẹp ví von để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ xưa.

30 tháng 10 2020

cảm ơn bạn nha