Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tình huống 1: Em sẽ giải thích cho em gái hiểu rằng hành động của mình là sai. Bởi việc bỏ vở khi còn nhiều giấy trắng như vậy vừa gây lãng phí vừa góp phần làm ô nhiễm môi trường. Để làm ra một quyển vở đã phải chặt rất nhiều cây xanh, mất cây xanh sẽ làm môi trường bị ô nhiễm. Tiết kiệm giấy vừa tiết kiệm tiền, vừa bảo vệ môi trường.
- Tình huống 2: Em sẽ giải thích cho cháu hiểu lợi ích của việc đi xe bus. Vì đi xe bus vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường.
Em sẽ khuyên bạn không nên nghĩ như vậy. Vì việc sử dụng lại áo cũ vừa giúp tiết kiệm tiền, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Bởi để tạo ra được các sản phẩm công nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức và tiêu hủy chúng càng khó khăn, gây ô nhiễm.
- Tình huống 1: Em sẽ nhắc nhở bạn không được xả nước bẩn từ trên xuống lòng đường. Vì như thế sẽ gây mất mĩ quan, có thể đổ nước trúng người qua đường và không đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở chú đây là hành động không đúng, chú không được xả rác tại nơi cấm đổ rác. Vì như thế vừa gây mất mĩ quan đô thị, vừa gây ô nhiễm môi trường trong khi đã có biển cấm đổ rác tại đây.
Hình 15: Bạn không nên học bài quá khuya, giờ cũng đã 10 giờ, nên để đầu óc được nghỉ ngơi. Càng thức, làm việc càng khó hiệu quả, tốn thời gian.
Hình 16: Bạn đã chơi game 2 tiếng liên tục, hệ thần kinh đã phải xử lí nhiều thông tin, làm việc quá sức, trở nên căng thẳng và tiêu cực. Bạn nên chơi nốt ván, tắt máy, nghỉ ngơi để đầu óc được thoải mái, tĩnh lặng.
- Tình huống 1: Em sẽ đi đường khác và sau đó báo cho thầy cô, người lớn để kịp thời sửa chữa. Vì tường bị nứt và hỏng như vậy rất nguy hiểm cho học sinh.
- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở các bạn không được xả rác bừa bãi, sau khi ăn xong phải vệ sinh sạch sẽ. Vì giữ vệ sinh sân trường là trách nhiệm của mỗi học sinh. Các bạn khác đã vệ sinh sân trường rất sạch sẽ rồi vì vậy chúng ta phải giữ gìn cẩn thận.
Học sinh cùng bạn đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đã chọn.
- Tình huống 1: Em sẽ sắp xếp lại các đồ cùng trong phòng, không để dây điện vương vãi, không để các vật dụng dễ bắt lửa ở gần nhau: tivi, nồi nấu nước, tờ báo, máy sưởi. Vì khi để dây diện và các đồ dùng dễ bắt lửa ở khoảng cách gần như thế rất dễ gây ra chập điện, hỏa hoạn.
- Tình huống 2: Em sẽ cùng mọi người vệ sinh đường phố, nhắc nhở các bạn nhỏ đang đùa nghịch phía sau cùng nhau chung tay làm sạch môi trường. Vì vệ sinh môi trường xung quanh không phải là trách nhiệm của một người mà là của toàn xã hội.
- Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn nên nhận lỗi và xin lỗi thầy cô, nhắc nhở các bạn sau này không nên chơi bóng ở hành lan như vậy nữa. Vì rất nguy hiểm. Có thể gây vỡ cửa kính lớp học,… ngoài ra còn làm bị thương những bạn xung quanh.
- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở bạn dọn dẹp và không nên vứt rác bừa bãi và xả nước ngoài hành lang như vậy. Vừa mất mĩ quan vừa làm mất vệ sinh trường học. Mỗi người cần biết giữ gìn vệ sinh chung.
Nếu em là bạn trong tình huống, em sẽ khuyên bố không nên thay cửa ra vào bằng cửa gỗ quý hiếm. Vì cửa hiện tại vẫn đang dùng tốt. Cửa gỗ quý hiểm vừa tốn kém, lãng phí vừa góp phân hủy hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
Học sinh trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.
Nếu là bạn Hà, em sẽ nói cho anh mình biết rằng đồ ăn thừa lại bỏ đi sẽ rất lãng phí. Nếu mình lấy quá nhiều thì người ở sau có thể sẽ không đủ đồ để ăn, còn mình thì không ăn hết. Ngoài ra việc lãng phí đồ ăn có thế ảnh hưởng đến môi trường và gây ra hiệu ứng nhà kính.
Hình 9: Cần rửa sạch trái cây trước khi ăn
Hình 10: Cần đun sôi nước để làm chết vi sinh vật có hại rồi mới được uống.
Hình 11: Không nên ăn thức ăn bị mốc, nó sẽ làm bạn bị đau bụng, tiêu chảy.