K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

(1) Từ "Làng Ku - ku - rêu " đến " phía tây " : Giới thiệu chung vị trí , cảnh vật nổi bật của làng Ku - ku - rêu .

(2) Từ " Phía trên làng " đến " chiếc gương thần xanh " : Hai cây phong trong cam nhận của nhân vật tôi .

(3) Từ " Vào năm học " đến " biêng biếc kia " : Kí ức tuổi thơ về hai cây phong .

(4) Từ " Tôi lắng nghe " đến hết : Nhân vật tôi nhớ về người trồng hai phong .

9 tháng 5 2018

xem đáp án trên cốc cốc

9 tháng 5 2018

Jup e di ma T_T 

25 tháng 2 2018

Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ởtừ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới.

Không rõ loài hoa mai xuất hiện vào khi nào, có người cho rằng có lẽ nó xuất hiện từ lâu lắm. Mai là một loài hoa có sức chịu dẻo dai. Hoa mai có năm cánh nó kết thành vòng tròn, người ta có thể xem đó là biểu tượng ánh thái dương lan tỏa của tiết trời ấm áp, nắng ấm toả xuống chan hoà cho trái đất hồi sinh và nhân gian được vui vẻ, nhất là vào buổi sáng của những ngày đầu xuân. Có lẽ vì nên nó mới được gọi là Hoa Mai.

Phương Nam - một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất, cùng sống chan hòa trên một vùng đất sông nối sông, đồng nối đồng, nương tựa vào nhau giữa "thâm lâm cùng cốc” ở một vùng đất đai, sông nước đầy chướngkhí, mong sao gia đình sum vầy, làng xóm quây quần. Trên bước đường mởđất, có phải chăng những tiền hiền, khai cơ đã bắt gặp một loài hoa đẹp nởrộ đúng vào mỗi độ Xuân về mà mai vàng đã trởthành “sứ giả", biểu tượng cho mùa Xuân phương Nam. Có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến Mai vàng.

Loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh. Tên khoa học của loại Mai vàng này là Dohna Harman, nó thuộc họ Hoàng Mai Ochnaceae. Mai vàng không có mùi thơm, còn trái của nó thì chỉ nhỏ bé bằng hạt đậu, khi còn tươi có màu xanh. Được biết các giống mai đều chịu đựng được các thời tiết đổi thay, dù cho ấm áp hay giá buốt, thường vào mùa Xuân về Tết đến, mai luôn ngạo nghễ nở hoa, để chào đón Xuân, trong phút giây giao mùa. Bởi vì mai có bản sắc đó nên nó đã lôi cuốn nhiều người kể cả nghệ nhân vào cuộc chơi với mai vì mai chính là hiện thân của hàng kẻ sĩ, của các đấng trượng phu, anh hùng mã thượng, tượng trưng cho sức chịu đựng tất cả tang thương dâu biển của cuộc đời, bất chấp cả cuồng phong bão táp cốt sao đạt cho được mục đích cuối cùng đó là ích nước, lợi dân, làm đẹp cho xã hội loài người. Và chỉ có mai mới đủ làm biểu tượng cho lớp người có chí anh hùng, đấng trượng phu, coi thường danh lợi và phú quý coi như tất cả là phù vân. Giống như hoa đào, hoa mai cũng được các văn nhân thi sĩ dùng làm cảm hứng để diễn tả nét đài trang, thanh nhã của những người đàn bà đẹp mọi thời đại. Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã tả sắc đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thuý Vân qua hình ảnh mai:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười.

(Nguyễn Du)

Xuân về, mỗi người chơi mai một cách khác nhau. Người giới bình dân, khi lựa chọn một cành mai để vui ba ngày tết thì chỉ cần có nhiều hoa nở đúng vào lúc giao thừa, sau đó hoa mai vẫn còn tiếp tục nởrộ và lâu tàn ít nhất là trong ba ngày Tết, như thế cũng là quá đủ rồi vì đối với họ, đó là điềm báo trước có được sự may mắn cho năm mới mà họ mong chờ. Nhưng đối với người khá giả thì khi chọn mai để thưởng thức phải là mai còn trong chậu, cây mai phải to và cao, hoa lá xum xuê, nhìn vào là thấy cây hoa mai đồ sộ để chứng tỏ với hàng xóm láng giềng về sự giàu sang sung túc của chủ nhân nó. Còn đối với những tao nhân mặc khách, hoặc giới nghệ sĩ sành điệu, thì cây hoa mai không phải là loài vô tri, mà nó có sức sống tiềm ẩn như là một sinh vật có cảm giác, biết vui biết buồn hoà chung với người thường ngoạn, nên nhiều người đã mệnh danh cho rằng “Hoa mai là hoàng hậu của các loài hoa” nên đã được ái mộ, nâng niu, chiều chuộng đúng với câu tục ngữ: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Hoa mai cũng gắn với nhiều điển tích và những câu chuyện cảm động: đó là hai giai nhân tài tử tên Hoàng Kì Mai và Lam Bá Trúc yêu nhau tha thiết mà phải chia tay nhau. Đó là cô gái bé bỏng mà giàu lòng nhân ái đã biến thành hoa mai nở mỗi độ xuân về tết đến mang niềm vui và may mắn đến cho mọi người.

Ngày Tết mà có hoa mai trong nhà thì đó là nguồn vui cho mọi người, cũng đã là tập tục đáng lưu truyền của dân tộc Việt chúng ta vì họ tin rằng hoa mai sẽ đem may mắn, hạnh phúc đến cho cả gia đình mình. Hoa mai phương Nam, cành đào phương Bắc cũng như bành dày, bánh chưng, cây nêu, thịt mỡ dưa hành không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

25 tháng 2 2018

Trong những ngày tết truyền thống của Việt Nam ta không thể thiếu những cây hoa mai, hoa đào, trong không khí chào đón năm mới hoa mai, hoa đào nắm vai trò rất quan trọng, mang sắc xuân đến cho mọi nhà, miền Bắc thì có hoa đào, còn miền Nam thì có hoa mai, đã từ lâu rồi hoa mai tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao nhất, hoa mai còn báo hiệu mùa xuân đang về và trong ngày xuân thì hoa mai là biểu tượng không thể thiếu của người Việt Nam.

Khi mùa xuân về cũng là lúc những cánh hoa mai vàng nở rộ, trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam việc chơi hoa mai là thú chơi thanh cao, tao nhã, thể hiện được tâm hồn yêu hoa và thẩm mĩ của người Việt Nam, mỗi khi nhìn thấy những cánh mai vàng nở, búp mai vàng ngát hương thơm mát, tuôn trào những sắc vàng ấm áp, làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn để chào đón một năm mới với nhiều điều may mắn, an lành, vì vậy mà mai là cây không thể thiếu trong ngày tết của Việt Nam ta.

Có câu thơ rất hay nói về hoa mai: "Hoa mai, nàng tiên của mùa xuân!", thật đẹp làm sao? Hoa mai được ví như nàng tiên, một nàng tiên thơ mang mùa xuân đến cho trần gian, mang không khí mùa xuân ngập tràn màu sắc và hơi ấm.

Từ xa xưa hoa mai được xếp vào hàng tứ quý: " Tùng, Cúc, Trúc, Mai", cây mai được xếp vào một trong những cây quý, tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, những cây tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của con người, ngoài ra mai còn tượng trương cho sự cát tường, an lành.

Hương hoa mai thơm tinh khiết, có vẻ đẹp rực rỡ, hoa mai đã là niềm cảm hứng trong thơ ca của rất nhiều nhà văn, nhà thơ và là nguồn cảm hứng vô tận của nhất nhiều nhà họa sỹ, đã có những bức tranh tuyệt đẹp về cây hoa mai, hoa mai tượng trưng cho khí phách quân tử, phẩm chất cao đẹp của con người. Cây mai được chăm sóc để nở hoa đúng dịp mùa xuân.

Ở Việt Nam mai vàng là loài mai phổ biến nhất, mai vàng là một cây rừng và thuộc họ hoàng mai, có những loại mai khác nữa như hồng mai, bạch mai, mai tứ quý, đàn hương mai,.. những loại mai này không phổ biến ở Việt Nam, thân cây mai nhỏ nhăn, vỏ sần sùi, cành khẳng khiu, hoa mai màu vàng, mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành.

Cây mai có thể triết cành để trồng hoặc là trồng từ hạt, mai thích hợp khi trồng ở đất ẩm và có ánh sáng, có thể trồng hoa mai ở trong chậu cây cảnh, bồn hay ở vườn đều được. Cây mai đẹp là cây hoa hoa to, nở rực rỡ và lâu tàn, trên một gốc mai thì các nhánh được sắp xếp đẹp mắt, tượng trưng cho một năm có nhiều may mắn, làm ăn phát tài, phát lộc.
Nguyễn Du có một câu thơ nói về mai rất hay:

"Nghêu ngao vui thú yên hà.

Mai là bạn cũ, hạc là người quen".

Trong câu thơ Mai được ví như một người bạn tâm giao, biểu tượng của người quân tử của những người bạn thanh lịch, tao nhã.

Vào mỗi dịp tết, miền Bắc có hoa đào, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành thì miền Nam có hoa mai, bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong các gia đình người Việt, những bông hoa mai vàng nở rộ tươi sắc báo thông điệp mùa xuân đã về, mang hạnh phúc đến cho mọi nhà.

Hoa mai gắn liền với văn hóa lâu đời của nhân dân ta, hoa mai mang những nét đẹp thanh cao, gần gũi, thân thiết gắn bó với con người, hoa mai là nguồn vui cho chúng ta khi mùa xuân về, hiểu về hoa mai chúng ta hiểu thêm về nhiều giá trị, vẻ đẹp, của cây mai và biết cách nâng niu chăm sóc để cứ mỗi dịp xuân về các sắc hoa lại thi nhau đua nở.

20 tháng 9 2019

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

20 tháng 9 2019

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

14 tháng 11 2016

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.