Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Maihoa Nguyen ơi, bây giớ mình đang ở nhà bac mình. Tầm 30 phút nữa mình về rồi mình trả lời nha, đợi mình xíu nha bạn
Theo Điều 83 Luật giáo dục 2019 quy định quyền của người học, cụ thể như sau:
1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
6. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
7. Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
10. Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Tiên hk lễ , hậu hk văn
Tiên hk lễ nghĩa là việc đầu tiên là học cách đối nhân xử thế với người khác, với mọi người thật tốt, thật đúng đắn. Cư xử một cách tôn trọng, đúng mực.
Hậu hk văn nghĩa sau khi đã hk đc phép lễ độ thì hk các kiến thức các môn văn hóa. Trau dồi kiến thức, rèn luyện kiến thức.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy )
Câu nói này nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn người đã dìu dắt chúng ta nên người, giúp chúng ta thành đạt và nên người.
4 hành vi thể hiện sự tôn trọng kỉ luật:
- Lễ phép, tôn trọng thầy cô giáo.
- Hăng hái, phát biểu xây dựng bài
- Thực hiện tốt nội quy lớp học, trường học nơi em ở
- Chăm chỉ, đoàn kết với bạn bè.
Không đồng ý.
Ý kiến này hoàn toàn sai trái. Không phải làm con người mất tự do mà là ngược lại.Vì thực hiện nếp sống kỉ luật thì cs gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp và kỉ cương. Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cho cộng đồng mà còn bảo vệ lợi ích cho bản thân.
Đạt đc mục đích học tập của mik, e cần nỗ lực trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
Mục đích học tập đúng đắn của hs là ko chỉ hk cho tương lai của bản thân mà còn cho tương lai của toàn nhân loại. Cụ thể như: học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt độn tập thể, hoạt động xã hội,.....
Em khuyên bạn rằng đừng vô lễ với thầy cô vì chính thầy cô đã giúp chúng ta biết đc bao nhiêu là những chân trời kiến thức quý báu ngược lại phải luôn lễ phép ,nghe lời thầy cô,luôn ngoan ngoãn để thầy cô luôn vui lòng
Em ẽ khuyên bạn là thầy có sai thì bạn cứ nhịn đi rồi tính tiếp. Thầy cô là cha là mẹ, thầy cô cho ta tri thức cơ mà, một ngày là thầy thì cả đời cùng là thầy. Nếu bạn làn ậy là bạn không tôn trọng người dạy dỗ mình. Không những thế mà nhiều người khác nhìn vào bạn còn bảo bạn mất nết hay là nói xấu bạn và bạn làm như thế là hạ thấp bản thân mình.
"Học ở trường" là học những kiến thức phổ thông, bao quát, là cái cần, cái nền cho tri thức. Nhưng nếu dừng ở đó thì chưa là gì cả. "Học ở sách vở" là đào sâu, xới kĩ, mở rộng và nâng cao hơn một bước những kiến thức thu nhận được từ "Học ở trường". Nhưng nếu dừng lại ở đây thì cũng chưa đủ. "Học lẫn nhau" là học từ bạn bè, thông qua bạn bè; đây là việc bổ trợ, tương tác cho nhau những khiếm khuyết của việc tự học và thu nhận kiến thức ở trường. Như thế liệu đã đủ chưa nhỉ? Chắc chắn là chưa.
Hơn tất cả (từ việc học ở nhà trường, học ở sách vở đến học lẫn nhau) là học ở nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo ra văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, phong tục, tập quán... Nói chung là cả một kho tàng tri thức khổng lồ. Học ở nhà trường, sách vở, bạn bè mới chỉ là một phần, là cái hữu hạn; chỉ có học ở nhân dân mới chính thức bước vào cái vô hạn, bất tận. Học ở nhân dân là quay về với cái bắt đầu, sự vận hành phát triển, đồng thời cũng là đích đến. Bao la, vô cùng là ở đó.
a) e thấy Minh là người không có trách nghuêmj về việc học
b) Nếu là Kiên e sẽ giảng cho bạn hiêu rồi cùng bạn học bài
đó là suy nghĩ của mình nhé bạn ^^
CHÚC BẠN HJC TỐT
a. Em thấy việc làm này là sai, suy nghĩ của Minh là suy nghĩ lệch lạc
b.Em sẽ khuyên bạn rằng: Bạn không nên có suy nghĩ như vậy,đó là suy nghĩ không đúng đắn
- Vì có học tập chúng ta mới có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho xã hội và gia đình
- vì học tập giúp chúng ta có kiến thức, cho chúng ta biết chữ, có nghề nghiệp sau này...
- em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập rất tốt như: khi đi học về em đều soạn bài trước, vào buổi tối em thường học bài, khi đến trường em đều có sách vở đầy đủ, trong lúc học bài em đều nghe cô giảng bài...
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
" Tiên học lễ, hậu học văn" câu nói ý chỉ: Con người muốn trưởng thành bước đầu là phải học lễ nghĩa hay còn gọi là lễ phép đúng đắn sao cho chuẩn mực xã hội còn học được cái "lễ" cha mẹ sẽ dạy ta học văn hóa sau.