Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng
- Tâm trạng băn khoăn, lo lắng và khát khao đem đến một cuộc sống ấm no, sung túc, đủ đầy cho dân tộc:
“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Về cuộc đời, Nguyễn Trãi đã dành cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Ngay cả khi đã rút về ở ẩn, nhà thơ vẫn dành một tình cảm sâu đậm đối với đất nước.