Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:
- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc
+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở
+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)
- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang
+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”
+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.
Bài thơ không đơn thuần là bày tỏ ý kiến. Vì nó cũng có thể phản ánh giống như một tác phẩm nói lên cảm xúc.Nếu có biểu cảm thuộc trạng thái ẩn kín. Ẩn kín tức là lấy đồ vật hoặc sự vật xung quanh chúng ta để phản ánh ngay lập tức về vấn xã xã hội đó. Còn lộ rõ thì muốn cho nhân dân biết được tình thế của vấn đề xã hội mà người xưa đã phản ánh lại truyền từ đời này sang đời khác.
Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu.
Nội dung bài thơ thiên về biểu ý (nghị luận, trình bày ý kiến), bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ chủ quyền độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm, nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. Ở đây, cảm xúc mãnh liệt, ý chí sắt đá ẩn trong từng chữ, từng câu. Người đọc nghiền ngẫm sẽ thấy cảm xúc trữ tình đó là rất dạt dào, sâu sắc.
- Giống nhau: Hai bài thơ đều thể hiện thể hiện bản lĩnh, khí phách hào hùng của dân tộc. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng, ý thơ hàm súc, ẩn chứa tình cảm kín đáo của tác giả, là niềm tự hào về non sông, đất nước.
- Khác nhau: Nam quốc sơn hà làm theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, Phò giá về kinh làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
a) bài thơ được làm lúc ông đi đón thái phượng hoàng Trần thánh tông và vua Trần nhân tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
b) ND: sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
NX: tác giả đã thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng của dân tộc.
c) cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài đều giống nhau. nghĩa của bài Phò giá về kinh được bộc lộ 1 cách kín đáo. vì tác giả muốn người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy được cảm xúc mãnh liệt thể hiện trong bài.
a) Bài thơ được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng, Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm1258
b) Nội dung : sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên và sự bền vững muôn đời của đất nước.
Nhận xét :tác giả thể hiện sự quyết chiến , quyết thắng và niềm khát vọng của dân tộc
a, Bài thơ ''Phò giá về kinh ra đời'' trong hoàn cảnh:
+ Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285.
+ Phò giá 2 vua Trần về Thăng Long là cảm hứng sáng tác bài thơ này.
Bài thơ được viết theo thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt ( 4 câu, mỗi câu 5 chữ ).
b, Nội dung chính của bài thơ:
+ Thể hiện hào khí chiến thắng.
+ Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
- Nhận xét cách thể hiện nội dung bài thơ:
+ Được thể hiện qua thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng cảm xúc.
+ Giọng điệu: hào hùng, tự hào, vui sướng, hân hoan.
+ Hình thức: cô đúc, dồn nén cảm xúc bên trong ý tưởng.
c, - Điểm giống nhau của hai bài thơ :
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.
+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.
- Sự khác nhau :
+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
a, Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) được sáng tác trong hoàn cảnh thượng tướng cùng đoàn tùy tùng đi đón hai vua Trần (vua cha Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông) về Thăng Long sau khi kinh đô được giải phóng.
b, bài thơ là háo khí chiến thắng, là khát vọng thái bình thịnh trị của quân dân nhà Trần
c, Giống nhau: _ Hào khí, khí phách dân tộc
_ Tự hào, truyền thống chống giặc
Khác nhau:
_ Chủ quyền: lãnh thổ
_ Tự hào: khát vọng hòa bình.
Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....
Nana thân mến!
Mình muốn bạn biết về tổ quốc muôn vàn yêu quý của mình,đẹp đẽ thân thương ko gì sánh nổi!
Việt Nam - quê hương mình có rất nhiều phong cảnh đẹp kì vĩ cùng với đó cũng có nhiều nguồn tài nguyên quý giá
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là:
Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc)
Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long di sản thế giới (Quảng Ninh). Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Đông Bắc: 2 431m.
Vùng núi Tây Bắc
Kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1 500m so với mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó...
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan - Xi - Păng, cao 3 143m
Vùng núi Trường Sơn Bắc
Từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có động Phong Nha di sản thế giới (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân... Đặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.
Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc bộ)
Rộng khoảng 15 000km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ)
Rộng khoảng 36 000km2, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi.
Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là Cửu Long) ở miền Nam.
Việt Nam có 3 260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi núi ăn lan ra biển tạo thành vẻ đẹp kỳ thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,...
Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên "ban tặng" cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Đồng Nai), rừng Côn Đảo v.v..
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v..
Bài thơ không đơn thuần là bày tỏ ý kiến.Vì nó cũng có thể phản ánh giống như một tác phẩm nói lên cảm xúc.Nếu có biểu cảm thuộc trạng thái ẩn kín.Ẩn kín tức là lấy đồ vật hoặc sự vật xung quanh chúngt a để phản ánh ngay lập tức về vấn ãã xã hội đóCòn lộ roc thì muốn chop nhân dân biết được tình thế của vấn đề xã hội mà người xưa đã phản ánh lại truyền từ đời này sang đời khác
Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
– Sự khác nhau giữa hai câu đầu và hai câu sau : Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng, hai câu sau nói về khát vọng hòa bình.
– Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm.
Biểu ý : + Hai câu đầu : Hào khí chiến thắng. Hai câu đầu kể về hai chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức… chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử. Đoạn, Cầm là động từ biểu thị hành động mạnh mẽ dứt khoát, ‘Đoạt’’ : cướp – cướp vũ khí ngay trên tay giặc, ‘cầm’’ : bắt – bắt sống giặc ngay giữa trận tiền. Có hành động nào mạnh hơn, hùng hơn, đẹp hơn thế ?
+ Hai câu sau : khát vọng hòa bình. Tu trí lực : tu dưỡng tài năng, trí tuệ – bồi dưỡng và rèn luyện sức lực đó là hai yếu tố tiên quyết của một con người và của một dân tộc muốn làm nên chiến thắng, muốn xây dựng hòa bình. Đây là lời tự dặn mình của vị Thượng tướng, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ với toàn thể quân dân : Chúng ta khôn được phép ngủ quên trong chiến thắng = > tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Để cho non nước được nghìn thu, hòa bình bền vững muôn đời – không chỉ là khát vọng của một người mà là khát vọng, quyết tâm của cả dân tộc.
Biểu cảm : + Bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội lẫy lừng.
+ Niềm tin, niềm thương yêu lo lắng đến khôn cùng cho đất nước của Thượng tướng tài ba.
+ Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.