K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2016

Gia đình là nơi cho em tình yêu thương của ông bà, cha mẹ. Dù đi đâu xa, em cũng nhớ về mái ấm thân thương của mình.

Gia đình em gồm bốn người, đó là ba mẹ, em và bé Na. Người trụ cột chính trong nhà đó là ba. Ba tên là Lâm, 36 tuổi. Ba là nhân viên ở công ty Uchiyama. Ba có thân hình cao to. Ở nhà, ba rất vui tính nhưng đôi lúc cũng thật nghiêm khắc khi em làm sai điều gì đó. Ba rất thương em và bé Na. Người tiếp theo đó là mẹ. Mẹ em tên là Huyền, cùng tuổi với ba. Mẹ làm giám đốc công ty sắt thép Nam Vy. Hằng ngày, mẹ đi làm vất vả để kiếm tiền lo cho chị em em. Mẹ luôn đem lại cho gia đình những bữa cơm ngon và ấm cúng. Mỗi buổi tối, mẹ đều dành thời gian hướng dẫn bài cho em. Người tiếp đến là em. 

Em là học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Nguyễn Văn Hưởng. Ngoài giờ học ở trường, em còn học thêm võ Teawondo để rèn luyện sức khỏe. Người nhỏ nhất trong gia đình là bé Na. Bé Na được bảy  tháng tuổi và đang trong thời kì tập trườn. Ở nhà bé Na là thiên thần nhỏ của em. Đôi mắt của bé long lanh như hai hạt trân châu. Nhìn bé ngủ mới đáng yêu làm sao! Bé Na có cái má lúm đồng tiền trông rất xinh. Mỗi buổi tối, sau khi đã xong mọi việc, gia đình em lại quây quần bên nhau để xem ti vi, thường là xem hài để giúp đầu óc thoải mái. Bé Na không hiểu gì nhưng cũng cười theo.

Gia đình là một mái ấm thân yêu của em. Em yêu gia đình của mình. Em sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ đã dạy dỗ em nên người.

 


 

16 tháng 10 2016

dc,chep de~~

13 tháng 12 2017

- Tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng gia đình văn hóa:

 + Thực hiện kế hoạch hóa gia đình

 + Kinh tế gia đình ổn định

 + Gia đình hòa thuận, hạnh phúc

 + Tránh xa tệ nạn xã hội

 + Thực hiện nghĩa vụ công dân

Em đã cố gắng học thật giỏi,nghe lời ông bà bố mẹ để xây dựng gia đình văn hóa

13 tháng 12 2017

c) Theo em, thế nào là gia đình văn hóa?

  • Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

d) Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì?

  • Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu, chăm sóc nhau, có nề nếp gia phpng: Kính trên nhường dưới, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận.
  • Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh: Mọi thành viên trong gia đình có nhu cầu, sở thích, văn hóa lành mạnh, tích cực học tập, không sa vào các tệ nạn xã hội, không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.
 Dàn Ý Ghi Lại Cảm Xúc Về Bài Thơ Những Cánh Buồm:1. Mở đoạn:- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.2. Thân đoạn:a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:- Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con...
Đọc tiếp
 Dàn Ý Ghi Lại Cảm Xúc Về Bài Thơ Những Cánh Buồm:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.
* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:
- Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con đi trên bãi cát "dưới ánh mai hồng". => Cha luôn nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc bên con.
- Đối với con, cha luôn âu yếm, nhẹ nhàng:
+ Cha xoa đầu, mỉm cười nhìn con.
+ Cha từ tốn giải thích cho con sự bao la, rộng lớn của đất trời: "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".
- Cha giống như cánh buồm, luôn che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai.
- Người cha dâng lên niềm hạnh phúc, vui sướng khi thấy ước mơ của mình ngày trước trong khát vọng, hoài bão của con hiện tại.
* Tình cảm sâu sắc và niềm tin yêu của con dành cho cha:
- Cha là người có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của con: "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".
- Con mong "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." => Lời nói đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Yếu tố miêu tả được kết hợp hài hòa với tự sự.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...
- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".
3. Kết đoạn:
Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

0
28 tháng 8 2016

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng     văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.  

Thế nào là gia đình hạnh phúc? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Hạnh phúc gia đình biểu hiện như thế nào? Biểu hiện đầu tiên là các thành viên trong gia đình phải thương yêu, thấu hiểu và thông cảm cho nhau; tình cảm thiêng liêng ấy là chất keo gắn kết các thành viên thành một khối bền chặt. Biểu hiện thứ hai đó là gia đình ấy phải là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi thành viên, nhất là khi ta phải đương đầu với những  sóng gió cuộc đời.

Và biểu hiện  cuối cùng là gia  đình  ấy phải  có  đời  sống  vật  chất  phù  hợp;  đây không phải điều kiện quan trọng nhất nhưng lại rất cần thiết để một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn. Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường.  

 

30 tháng 8 2016

đúng nhưng dài quá, mk vừa ms học hôm qua xong, ns bậy cx đúng, hay chưa

31 tháng 8 2016

Hai câu hỏi này đề thuộc lớp 8: Bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1: Câu hỏi đâu?

Câu 2: 

- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

- Mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vần đề chính mà được đề cập đến trong văn bản. Các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào của đề.

- Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong mối quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

29 tháng 8 2016

khó nhỉ khocroi

 

29 tháng 12 2017

Em sẽ giới thiệu là :

- Xin chào các bạn mình tên là... Vì mình mới chuyển từ nơi khác tới nên chưa quen được ở đây . Mong các bạn giúp đỡ mình và kết bạn với mình nha ! Cảm ơn các bạn nhiều ! 

18 tháng 8 2023

Tham khảo, dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.

(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.

Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

21 tháng 8 2023

bạn ơi có phải đúng là bài văn nghị luận không

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 9 2023

Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

Thơ của Xuân Quỳnh thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. “Tiếng gà trưa” được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu. Bài thơ Tiếng gà trưa đưuọc viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.