Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Nhân dân cả hai miền cực khổ
-Đất nước chia cắt
-Gia đình li tán
-Kìm hãm sự phát triển của đất nước
- Năm 1786, sau khi đánh bật họ Nguyễn ra khỏi lãnh thổ Đại Việt, Tây Sơn tính đến việc đánh chiếm Thuận Hóa. Theo đề nghị của hàng tướng Nguyễn Hữu Chỉnh, thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy, cùng các tướng Nguyễn Lữ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm tiến đánh Phú Xuân. Ngày 16 tháng 6 năm 1786, quân Tây Sơn chiếm được thành Phú Xuân. Kế hoạch chiếm Thuận Quảng để nắm toàn bộ lãnh thổ Nam Hà do chúa Nguyễn cai quản trước đây của Nguyễn Nhạc hoàn thành.
Nguyễn Huệ định cho quân tu sửa trường lũy Động Hải, vẫn giữ địa giới cũ với Bắc Hà ở La Hà. Lúc đó Nguyễn Hữu Chỉnh đưa ra đề nghị. Nguyễn Huệ cho là phải, bèn quyết định không dừng binh mà phát động cuộc tấn công mới ra Thăng Long
- Vua quan: ăn chơi sa đọa.
- Nhân dân (nông dân, nô tì): cuộc sống khổ cực và ách áp bức, bóc lột tàn tệ của kẻ thống trị.
- Quân giặc (ở phía nam, phía bắc): lăm le xâm lược.
- Vua: bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện.
- Quan lại: chia thành phe phái, đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lợi.
- Đất nước: Rơi vào cảnh loạn lạc
Thời gian | Các cuộc khởi nghĩa |
Năm 40 | Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
Năm 248 | Khởi nghĩa Bà Triệu |
Năm 542 | Khởi nghĩa Lí Bí |
Năm 550 | Khởi nghĩa Triệu Quang Phục |
Năm 722 | Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
Năm 766 | Khởi nghĩa Phùng Hưng |
Năm 905 | Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ |
Năm 931 | Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ |
Năm 938 | Khởi nghĩa Ngô Quyền |
-Thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...
-Người dân biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức, làm gốm, đan rổ, dụng cụ gia đình,...
-Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,...
Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn(1010 - 1028)
Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc).Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm ba tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.
Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và ái Châu là trại.
Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.
Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.
Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.
Tháng 9/1984 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi chính thức được thành lập với tên gọi Trường Phổ thông Năng khiếu Hải Hưng đặt tại khi Trường Trung học phổ thông Hồng Quang cũ trên đường Nguyễn Văn Tố, với các lớp chuyên Toán, chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Lý... và một số lớp chuyên cấp 2.
Trong những năm đầu thành lập, các lớp khối chuyên phải học ghép. Nhiều tiết, học sinh phải di chuyển sang trường Hồng Quang để học nhờ do cơ sở vật chất của trường còn quá khó khăn. Thời kì đầu, đội ngũ giáo viên chủ yếu từ Hồng Quang chuyển về. Sau đó dần dần hình thành đội ngũ giáo viên mới, một số là từ trường khác chuyển tới, một số là học sinh cũ của trường đã tốt nghiệp Đại học nối nghiệp thầy cô xây dựng tiếp sự nghiệp trồng người, một số thầy cô giáo của trường đã đạt trình độ Thạc sĩ. Về học sinh, số lượng lúc đầu còn khiêm tốn, căn bản được kế thừa từ các lớp chuyên Toán. Ban đầu, trường chỉ có các lớp chuyên Toán, Văn, Lý và Tiếng Nga.
Năm 1994 trường được chuyển sang địa điểm mới nằm trên đường Thanh Niên. Đây là cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với ngôi trường cũ, và ngôi trường mới này cũng là nơi đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Do nhu cầu giáo dục đa dạng, toàn diện, mô hình các lớp chuyên ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Năm học 1995-1996 nhà trường đã có 28 lớp với 556 học sinh bao gồm các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Nga, Pháp. Giáo viên trực tiếp dạy là 45 thầy cô trong đó có 13 Thạc sĩ. Tập thể nhà trường đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng và trước đó nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tháng 4/1994 nhà trường đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm trường. Trong thời kì này, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân, Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã về thăm và động viên thầy và trò nhà trường.
a)
-Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
-Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…
-Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.
b)
Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:
-Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.
-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.
-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.
Kết quả
-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.
c)
Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:
-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.
-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.
-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:
-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Bị nước ngoài xâm lược. | |
Nhân dân ở mỗi địa phương nổi lên tranh giành đất đai. | |
X | Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lợi |
- Đất nước: bị chia cắt
- Nhân dân: đàn ông ra trận chém giết.
- Sản xuất: đình trệ
- Thanh niên: phải đi lính
- Gia đình: vợ phải xa chồng, con không thấy bố.