Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay, dịch bệnh Covid đang ngày càng hoành hành ngang dọc trong đất nước ta thậm chí là cả thế giới. Ai cũng cảm thấy lo sợ vì nó. Nhưng cũng vì vậy mà tinh thần yêu nước,yêu thương đồng bào của nhân dân ta trỗi dậy mạnh mẽ.Ngày trước, thành phố Hồ Chí là một điểm nóng của của toàn đất nước Việt Nam với số ca nhiễm tăng nhanh. Nhưng cũng không vì vậy mà mọi người lại thờ ơ, bỏ qua để mặc thành phố, ngược lại tất cả các y bác sĩ không sợ cái chết đã xung phong đến đó giúp nhân dân chống dịch, các anh chiến sĩ đã dũng cảm xông pha để cứu giúp người dân, những nhóm đoàn từ thiện cùng với mọi người quyên góp giúp đỡ người dân gặp khó khăn vì dịch, trên toàn quốc ai cũng hướng về thành phố Hồ Chí Minh. Và đến thời điểm hiện tại, tình hình đã được cải thiện nhiều hơn. Nhưng lại có nhiều nơi lại bùng phát mạnh mẽ, người dân thành phố Hồ Chí Minh cũng ngược lại giúp đỡ những người ở các tỉnh bùng phát. Qua đây, chúng ta đã thấy được tinh thần đoàn kết, yêu nước, thương yêu đồng bào của mình trong thời buổi dịch Covid khó khăn.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-tinh-canh-nguoi-dan-trong-song-chet-mac-bay
em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu (trong đó có sử dụng câu bị động) để trình bày suy nghĩ về những người hùng thầm lặng trong bối cảnh đất nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh covid 19
Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, nhất là những diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay do viruss COVID 19 gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe , kinh tế của nước ta và toàn thế giới. Với tốc độ lây lan khủng khiếp, dịch bệnh COVID 19 là tình trạng chung của nhiều nước. Đó cũng là lúc mà những " Siêu anh hùng thầm lặng" xuất hiện. Họ là những người bác sĩ, những chiến sĩ công an, bồ đội .... đang ngày đêm thúc trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó vs dịch bệnh. Không quản khó khăn, hiểm trở họ vẫn đều đặn làm việc. Nhìn hình ảnh những chiến sĩ công an, những chú bồ đội nhường chỗ ngủ cho người dân lòng tôi lại cảm thấy biết ơn họ vô bờ. Nhưng người làm việc mệt nhọc nhất vẫn là những y bác sĩ, những điều dưỡng viên đang cố gắng để cứu nhưng người bị nhiễm. Họ là những con người tận chung vì dân vì nước mà quên mình. Tôi thầm cảm ơn nhưng " Anh hùng" , những người đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh. Để góp 1 phần mình vào đó, tôi nghĩ chúng ta hãy nên chung tay cùng họ " Chống giặc Covid" để lại có thể sống trong bầu không khí trong lành. Tôi đã và đang làm, còn bạn thì sao?
Chúc bạn học tốt!
Như bao cuộc chiến trong lịch sử đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, toàn dân cùng một ý chí, đoàn kết một lòng coi "Chống dịch như chống giặc". Ngành Y với đội ngũ các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đang giữ vai trò nòng cốt, xung kích đi đầu và đối mặt với hiểm nguy, vô cùng gian khó, ngày đêm bảo vệ tính mạng cho đồng bào. Những chiến sỹ áo trắng đã phải thực hiện cùng một lúc đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nhiều giải pháp, là nòng cốt tham mưu cho Đảng, Chính phủ để lãnh đạo, chỉ đạo đất nước trước dịch bệnh.
Các y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế gác lại cuộc sống thường nhật. Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu với đại dịch, nhiều y bác sĩ không thể có một "nụ hôn" với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư,… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ,... Nguy hiểm là vậy, gian khó là vậy nhưng những “chiến sĩ mặc áo trắng” của dân tộc Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ ở tuyến đầu của trận chiến chống đại dịch vẫn luôn nêu cao ý trí, bản lĩnh, kiên cường, ngày đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài… Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.
Mấy ngày qua, cả nước hướng về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mong mỏi trông chờ từng tin có được từ bệnh viện. Mỗi một thông tin bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh, xuất viện là niềm vui của người dân cả nước lại vỡ òa. Đó là những món quà tinh thần vô giá mà ngành y tế, các y bác sĩ dành cho Tổ quốc và nhân dân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn dân đã chấp hành, ủng hộ công tác phòng chống dịch, bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.
Tổ chức y tế thế giới WHO và dư luận quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao, cho rằng Việt Nam đã xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Có được kết quả như vậy, phải kể đến sự nỗ lực của ngành y, tinh thần quyết chiến quyết thắng của đội ngũ y bác sĩ những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng, với kẻ thù vô hình nhưng đầy hiểm nguy. Lịch sử sẽ ghi nhận tinh thần dũng cảm, sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống Đại dịch Covid-19 vô cùng gian khó và hiểm nguy này.
Một trong những yếu tố căn bản để Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19, số người nhiễm bệnh và tử vong không cao là nhờ vào sự chấp hành tốt các quy định phòng dịch của người dân. Khi cơ quan y tế khuyến cáo mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên thì đa số người dân thực hiện. Khi chính quyền ra lệnh cách ly xã hội, hầu như người dân tuyệt đối chấp hành. Ðó chính là thể hiện ý thức, trách nhiệm công dân trước mối nguy lớn từ đại dịch.
Chưa kể, việc chấp hành tốt các quy định phòng, chống dịch còn thể hiện trách nhiệm công dân toàn cầu. Mỗi một công dân biết tự bảo vệ mình là cộng đồng được an toàn, một quốc gia an toàn thì giúp cho thế giới được an toàn.
Không chỉ chấp hành phòng dịch, nhiều cá nhân, tổ chức đã thể hiện tinh thần công dân trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế. Những hoạt động như ATM gạo, tặng khẩu trang trên đường, góp thực phẩm cứu trợ người dân vùng sâu, vùng xa tạo nên một sinh khí dập tắt sự u ám của dịch bệnh. Cùng với việc giúp đỡ lẫn nhau, nhiều cá nhân, doanh nghiệp gửi quà tặng, nước uống, thực phẩm tặng y sĩ, bác sĩ ở các tâm điểm cứu người. Trên tuyến đầu chống dịch, các thầy thuốc cảm thấy ấm lòng, tự tin và quyết tâm hơn khi thấy bà con gửi gắm niềm tin và sự quý trọng đối với mình.
Chúng ta còn nhớ, nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng như Tùng Dương, Hà Anh Tuấn, Chi Pu, Pha Lê, Giang Hồng Ngọc, Ðại Nghĩa, Nhật Kim Anh, Khắc Việt, Lý Quý Khánh, Hồ Ngọc Hà, Tóc Tiên, Võ Tấn Phát, hoa hậu Khánh Vân… đóng góp tiền bạc, vật chất, mua sắm khẩu trang, đi vận động người dân hưởng ứng phòng, chống Covid-19 bằng việc chấp hành các khuyến cáo của ngành y tế. Số tiền đóng góp của giới nghệ sĩ cho xã hội rất lớn, hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động phòng dịch. Ðó là sự thể hiện tinh thần công dân của những người thuộc về công chúng.
Trong khi dịch bệnh đe dọa sinh mạng con người, thì nhiều y sĩ, bác sĩ tình nguyện bay vào tâm dịch ở các nước như Trung Quốc, Guinea Xích đạo để đón công dân Việt Nam trở về. Các y sĩ, bác sĩ dũng cảm của chúng ta thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của một thầy thuốc, nhưng đó cũng chính là thể hiện tinh thần công dân. Và đừng quên, đồng hành với các thầy thuốc là đội bay, các phi công, tiếp viên, họ cũng là những người dám hy sinh vì việc chung.
Nếu như có ai đó đặt câu hỏi "tiền nhiều để làm gì?", thì ngay trong đại dịch này, câu trả lời rất cụ thể. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và 100 tỷ đồng tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc - hóa chất xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Chưa kể trước đó, ngay từ tháng 2, Quỹ Ðổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - VINBDI (thuộc Tập đoàn VinGroup) đã ký kết tài trợ ba dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19. Ba đơn vị nhận được tài trợ gồm Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Ðào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết - Tập đoàn FLC trao tặng 5 tỷ đồng tiền mặt nhằm hỗ trợ Bộ Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Tỷ phú Trần Ðình Long - Tập đoàn Hòa Phát ủng hộ 5 tỷ đồng bằng tiền mặt chuyển tới Quỹ của Bộ Y tế và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ủng hộ 10 tỷ đồng thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn ủng hộ 30 tỷ đồng, trong đó 5 tỷ đồng giúp đỡ người dân miền tây, 25 tỷ đồng chung tay cùng Chính phủ chống dịch.
Những người giàu có, thành đạt sử dụng đồng tiền rất có ý nghĩa, đóng góp cho cộng đồng lúc cấp thiết, đó chính là tinh thần công dân của cá nhân tỷ phú, là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Không phải chỉ riêng đại dịch này, mà bất cứ lúc nào đất nước gặp khó khăn, họ vẫn thường xuyên có mặt.
Tham khảo:
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước
Em tham khảo:
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình. Tiếng gà trưa được tác giả khơi gợi lại những kĩ niệm khó phai. Tiếng gà trưa còn khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !
Câu bị động: Tiếng gà trưa được tác giả khơi gợi lại những kĩ niệm khó phai.