Chuyện bộ đội công binh làm đường, đào hầm, tạo bến vượt phục vụ các đơn vị chiến đấu hẳn chẳng mấy người không biết tới, nhưng lính công binh hộ tống xe tăng chiến đấu thì quả thật không nhiều và lần đầu tiên xuất hiện trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh năm 1968.
Trong giai đoạn thực hành chiến đấu, để bảo đảm cho đại đội tăng tiến công Huội San, bộ đội công binh đã sửa chữa cấp tốc 17km đường, 8 cầu, 8 bến lội và mở cửa mở cho xe tăng vượt qua bãi mìn. Do hỏa lực của địch quá mạnh, trong khi xe tăng chưa vượt qua được cửa mở, đồng thời bộ binh vẫn còn ở phía sau, để tận dụng tốt thời cơ có lợi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, phó trung đội trưởng công binh Bùi Ngọc Dương đã trực tiếp chỉ huy hai tiểu đội công binh hộ tống xe tăng đánh sâu vào căn cứ địch, kết thúc trận đánh. Bước vào đợt chiến đấu thứ hai (6-2 đến 31-3-1968), mà trước hết là để bảo đảm cho hai đại đội xe tăng PT-76 tiến công cứ điểm Làng Vây, bộ đội công binh đã mở 18km đường, sửa chữa tăng cường 13 cầu, phối hợp với bộ đội xe tăng bí mật, khảo sát, thăm dò dòng sông Sê Pôn, xác định đường cơ động, bến và các biện pháp khắc phục vật cản dưới nước như: Cây cối, đá ngầm... Đặc biệt, ở nhiều đoạn sông khối lượng đá ngầm lớn, không có thời gian tiến hành khắc phục, bộ đội công binh đã ngâm mình dưới nước lạnh làm cọc tiêu chỉ đường cho xe tăng hành tiến bảo đảm thời gian cơ động. Với kinh nghiệm từ trận đánh trước, khi bộ đội thực hành xung phong đánh chiếm các mục tiêu của địch, bộ đội công binh tiếp tục hộ tống xe tăng tiến công phát triển vào tung thâm, phối hợp với các lực lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đánh giá khái quát về việc bảo đảm công binh phục vụ chiến đấu trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh, Đại tá Phạm Quang Xuân, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh cho rằng: Do chủ động nghiên cứu, nắm chắc địa hình, có biện pháp thực hiện phù hợp, nhất là khắc phục vật cản dưới nước và lợi dụng địa hình để xe tăng bí mật cơ động dọc sông Sê Pôn đã tạo nên sự bất ngờ lớn đối với địch. Việc mở đường sông dẫn đường cho xe tăng ta tiến công địch ở Làng Vây là nét độc đáo, thể hiện tính sáng tạo trong nghệ thuật bảo đảm công binh. Đó cũng chính là bước ngoặt phát triển mới về khả năng hiệp đồng quân, binh chủng nói chung và bộ đội công binh nói riêng trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Chuyện bộ đội công binh làm đường, đào hầm, tạo bến vượt phục vụ các đơn vị chiến đấu hẳn chẳng mấy người không biết tới, nhưng lính công binh hộ tống xe tăng chiến đấu thì quả thật không nhiều và lần đầu tiên xuất hiện trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh năm 1968.
Trong giai đoạn thực hành chiến đấu, để bảo đảm cho đại đội tăng tiến công Huội San, bộ đội công binh đã sửa chữa cấp tốc 17km đường, 8 cầu, 8 bến lội và mở cửa mở cho xe tăng vượt qua bãi mìn. Do hỏa lực của địch quá mạnh, trong khi xe tăng chưa vượt qua được cửa mở, đồng thời bộ binh vẫn còn ở phía sau, để tận dụng tốt thời cơ có lợi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, phó trung đội trưởng công binh Bùi Ngọc Dương đã trực tiếp chỉ huy hai tiểu đội công binh hộ tống xe tăng đánh sâu vào căn cứ địch, kết thúc trận đánh. Bước vào đợt chiến đấu thứ hai (6-2 đến 31-3-1968), mà trước hết là để bảo đảm cho hai đại đội xe tăng PT-76 tiến công cứ điểm Làng Vây, bộ đội công binh đã mở 18km đường, sửa chữa tăng cường 13 cầu, phối hợp với bộ đội xe tăng bí mật, khảo sát, thăm dò dòng sông Sê Pôn, xác định đường cơ động, bến và các biện pháp khắc phục vật cản dưới nước như: Cây cối, đá ngầm... Đặc biệt, ở nhiều đoạn sông khối lượng đá ngầm lớn, không có thời gian tiến hành khắc phục, bộ đội công binh đã ngâm mình dưới nước lạnh làm cọc tiêu chỉ đường cho xe tăng hành tiến bảo đảm thời gian cơ động. Với kinh nghiệm từ trận đánh trước, khi bộ đội thực hành xung phong đánh chiếm các mục tiêu của địch, bộ đội công binh tiếp tục hộ tống xe tăng tiến công phát triển vào tung thâm, phối hợp với các lực lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đánh giá khái quát về việc bảo đảm công binh phục vụ chiến đấu trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh, Đại tá Phạm Quang Xuân, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh cho rằng: Do chủ động nghiên cứu, nắm chắc địa hình, có biện pháp thực hiện phù hợp, nhất là khắc phục vật cản dưới nước và lợi dụng địa hình để xe tăng bí mật cơ động dọc sông Sê Pôn đã tạo nên sự bất ngờ lớn đối với địch. Việc mở đường sông dẫn đường cho xe tăng ta tiến công địch ở Làng Vây là nét độc đáo, thể hiện tính sáng tạo trong nghệ thuật bảo đảm công binh. Đó cũng chính là bước ngoặt phát triển mới về khả năng hiệp đồng quân, binh chủng nói chung và bộ đội công binh nói riêng trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.