Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Tự nhận thức bản thân là gì? Vì sao phải tự nhận thức đúng đắn bản thân mình?
- Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ về bản thân mình, bao gồm tính cách, cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, giá trị, mục tiêu,... Người có khả năng tự nhận thức tốt có thể đánh giá bản thân một cách khách quan, biết được mình cần gì, muốn gì, hiểu được những tác động của bản thân đến người khác.
- Tự nhận thức đúng đắn bản thân là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta:
+ Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
+ Hiểu được những mong muốn, nhu cầu của bản thân để đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
+ Tự tin và thành công trong cuộc sống.
Câu 2: Một câu chuyện về sự tự nhận thức bản thân
Bài làm
Em từng đọc một câu chuyện về một chàng trai có tên là Nam. Nam là một học sinh giỏi, luôn được bạn bè và thầy cô yêu quý. Tuy nhiên, Nam lại có một nhược điểm là rất tự cao, luôn cho rằng mình giỏi nhất. Một ngày nọ, Nam tham gia một cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Nam rất tự tin vào khả năng của mình và nghĩ chắc chắn sẽ giành giải cao. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi. Nam chỉ đạt giải khuyến khích. Lần đầu tiên trong đời Nam phải đối mặt với thất bại, Nam cảm thấy rất thất vọng và xấu hổ. Nam bắt đầu suy nghĩ lại về bản thân và nhận ra rằng mình đã quá tự cao, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Sau đó, Nam đã thay đổi bản thân. Nam trở nên khiêm tốn hơn, luôn lắng nghe ý kiến của người khác và cố gắng học hỏi thêm. Kết quả là trong những năm học tiếp theo, Nam đã đạt được nhiều thành tích cao hơn và trở thành một người thành công trong cuộc sống. Câu chuyện của Nam là một minh chứng cho tầm quan trọng của sự tự nhận thức bản thân. Khi chúng ta biết nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, chúng ta sẽ có thể thay đổi và phát triển bản thân theo hướng tích cực.
Tự nhận rõ bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, hiểu rõ ước mơ, khát vọng, mục đích hướng đến, môi trường sống và làm việc phù hợp, nhận thức được cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời. Mỗi người cần phải rèn luyện kỹ năng tự nhận thức rõ ràng về bản thân mình. Người thấu hiểu mình, luôn có giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế của bản thân mình, phát huy điểm mạnh, đặt mình đúng vị trí, hiểu mình hiểu người nên thường dễ thành công và sống cuộc đời có ý nghĩa. Người không thấu hiểu bản thân mình sẽ sống mù quáng, thường hay đố kị với người khác, đánh mất cơ hội, mơ ước hão huyền, đặt mục tiêu sai lầm nên rất dễ thất bại. Rèn luyện kỹ năng tự nhận rõ bản thân không khó. Trước hết, chúng ta phải tôn trọng bản thân mình, không ngừng nỗ lực học tập và hoàn thiện bản thân. Chính tri thức và khát vọng là những chiếc chìa khoá vàng giúp bạn mở ra kho tàng giá trị của bản thân. Và những đam mê của chúng ta nói lên chính bản thân ta. Hay biết sống vì người khác vì chỉ khi sống vì người khác, bạn mới nhận thấy sự tồn tại của bản thân là có ý nghĩa, là hữu ích, là rất cần thiết. Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng vẻ vang nhất. Để có thể làm được điều đó, không gì quan trọng và cần thiết hơn, đó là bạn phải tự nhận thức rõ bản thân mình.
Bài làm
Đó là vào một hôm tôi đang học thì cảm thấy chán nản vì chả có gì để tôi cảm thấy vui lên cả ,khi mẹ vào xem tôi học như thế nào thì mẹ thấy tôi ngồi mà chả học nên mẹ bảo tôi đi làm việc thì tôi ko được vui nên tôi nói một câu ko hề suy nghĩ lời nói của mình làm mẹ buồn.Tôi bỏ đi chơi tới trưa làm mẹ tôi lo lắng.Tôi nhìn lén đứng nhìn mẹ thì thấy mẹ đang rơi nước mắt cùng với nét mặt lo lắng của mẹ tôi chạy òa vào xin lỗi mẹ , tôi hỏi mẹ rằng:
- Chắc mẹ cảm thấy buồn vì có người con hư hỏng nhỉ? Mẹ thấy con có tốt ko ạ?
Câu trả lời của mẹ khiến tôi xúc động:
- Ko .Mẹ rất thương yêu con .Con biết nhận lổi là tốt rồi
Sau chuyện đó tôi tự xem thử mình tốt ở đâu và còn xấu ở điểm nào để tôi thay đổi . Sau chuyện ấy tôi cảm thấy tôi trưởng thành hơn nhiều.
Sự căng thẳng từ thời thơ ấu có thể góp phần vào sự phát triển của rối loạn nhân cách ranh giới. Một tiền sử thời thơ ấu về lạm dụng thể chất và tình dục, bị bỏ rơi, tách biệt với người chăm sóc, và/hoặc mất cha mẹ là phổ biến ở những bệnh nhân có rối loạn nhân cách ranh giới.
Một số người có thể có khuynh hướng di truyền những phản ứng bệnh học đối với những căng thẳng trong môi trường cuộc sống, và rối loạn nhân cách ranh giới dường như có một thành tố di truyền. Những họ hàng bậc 1 của bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 5 lần so với dân số chung. Sự rối loạn trong chức năng điều hòa của hệ thống não bộ và các hệ thống neuropeptide cũng có thể đóng góp vào nguyên nhân gây bệnh nhưng không xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới.
Triệu chứng và Dấu hiệu
Khi bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới cảm thấy rằng họ đang bị bỏ rơi hoặc bỏ mặc, họ cảm thấy sợ hãi hoặc tức giận cao độ. Ví dụ, họ có thể trở nên hoảng sợ hoặc giận dữ khi ai đó quan trọng đối với họ đến muộn vài phút hoặc hủy bỏ cam kết. Họ nghĩ rằng việc bỏ rơi này có nghĩa họ là những người xấu. Họ sợ bị bỏ rơi một phần vì họ không muốn bị cô đơn.
Những bệnh nhân này có xu hướng thay đổi quan điểm của họ về những người khác một cách tức thời và đột ngột. Họ có thể lý tưởng hóa một người chăm sóc tiềm năng hoặc người yêu trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, đòi hỏi dành nhiều thời gian bên nhau, và chia sẻ mọi thứ. Đột nhiên, họ có thể cảm thấy rằng người đó không dành đủ sự quan tâm, và họ trở nên vỡ mộng; sau đó họ có thể coi thường hoặc trở nên tức giận với người đó. Sự chuyển đổi từ sự lý tưởng hóa sang sự coi thường phản ánh lối suy nghĩ đen trắng (phân chia, phân cực giữa tốt và xấu).
Bệnh nhân có rối loạn nhân cách ranh giới có thể thấu cảm và chăm sóc cho một người nhưng chỉ khi họ cảm thấy rằng một người khác sẽ luôn bên họ bất cứ khi nào cần thiết.
Bệnh nhân bị rối loạn này khó kiểm soát sự tức giận của họ và thường trở nên không thích hợp và tức giận dữ dội. Họ có thể biểu lộ sự tức giận của họ bằng cách mỉa mai, cay nghiệt, hoặc đả kích tức giận, thường hướng đến người chăm sóc hoặc người họ yêu thương vì đã bỏ bê hoặc bỏ rơi họ. Sau sự bùng nổ, họ thường cảm thấy xấu hổ và có lỗi, củng cố cảm giác xấu xa của họ.
Bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới cũng có thể đột ngột thay đổi hình ảnh của họ, thể hiện bằng cách đột ngột thay đổi mục tiêu, giá trị, ý kiến, sự nghiệp, hoặc bạn bè của họ. Họ có thể thấy đau khổ trong một phút và ngay sau đó trở nên tức giận vì bị đối xử tệ bạc. Mặc dù họ thường thấy mình xấu, đôi khi họ cảm thấy rằng họ không còn tồn tại nữa-ví dụ như khi họ không có ai chăm sóc. Họ thường cảm thấy trống rỗng bên trong.
Những thay đổi về tâm trạng (ví dụ như sự khó chịu, kích thích, lo lắng) thường kéo dài chỉ vài giờ và hiếm khi kéo dài hơn một vài ngày; họ có thể phản ánh sự nhạy cảm cực độ đối với những căng thẳng giữa các cá nhân ở những bệnh nhân có rối loạn nhân cách ranh giới.
Bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới thường hủy hoại bản thân khi họ sắp đạt được mục đích. Ví dụ, họ có thể bỏ học ngay trước khi tốt nghiệp, hoặc họ có thể làm hỏng một mối quan hệ đầy hứa hẹn.
Xung động dẫn đến việc tự gây tổn thương là phổ biến. Những bệnh nhân này có thể đánh bạc, tham gia vào các hoạt động tình dục không an toàn, ăn vô độ, lái xe một cách thiếu thận trọng, lạm dụng chất hoặc tiêu xài quá mức. Các hành vi, cử chỉ và sự đe dọa tự sát, tự cắt xén (ví dụ như cắt, đốt) rất phổ biến. Mặc dù nhiều hành động tự hủy hoại này không nhằm để chấm dứt cuộc sống, nhưng nguy cơ tự sát ở những bệnh nhân này gấp 40 lần so với dân số chung; Khoảng 8 đến 10% số bệnh nhân này tử vong do tự sát. Những hành vi tự hủy hoại này thường được kích hoạt bởi sự từ chối, có thể bị bỏ rơi bởi, hoặc sự thất vọng bởi một người chăm sóc hoặc người yêu. Bệnh nhân có thể tự cắt xén để bù đắp cho cảm giác tồi tệ của họ hoặc để khẳng định lại khả năng cảm nhận của họ trong giai đoạn phân ly.
Các giai đoạn phân ly, ý nghĩ paranoid, và đôi khi các triệu chứng giống như loạn thần (ví dụ, ảo giác, ý tưởng liên hệ) có thể được kích hoạt bởi sự căng thẳng quá mức, thường là sợ bị bỏ rơi, cho dù là thật hay tưởng tượng. Những triệu chứng này là tạm thời và thường không đủ nghiêm trọng để được coi là một rối loạn riêng biệt.
Triệu chứng giảm đi ở hầu hết bệnh nhân; tỷ lệ tái phát rất thấp. Tuy nhiên, tình trạng chức năng thường không được cải thiện đáng kể.
Chẩn đoán
Tiêu chuẩn lâm sàng (Diagnos and Statisal Manual of Mental Disorders, Tái bản lần thứ năm [DSM-5])
Đối với chẩn đoán rối loạn nhân cách ranh giới, bệnh nhân phải có hình thái dai dẳng của các mối quan hệ không ổn định, hình ảnh về bản thân và cảm xúc không ổn định (rối loạn điều chỉnh cảm xúc) và xung động, được biểu hiện bởi ≥ 5 trong số những điều sau:
Những nỗ lực tuyệt vọng để tránh bị bỏ rơi (thực tế hoặc tưởng tượng)
Những mối quan hệ căng thẳng không ổn định thay đổi giữa sự lý tưởng hoá và sự coi thường người khác
Một hình ảnh không ổn định về bản thân hoặc cảm giác về bản thân
Xung động trong ≥ 2 tình huống có thể gây hại cho bản thân (ví dụ, tình dục không an toàn, ăn uống vô độ, lái xe thiếu thận trọng)
Hành vi, cử chỉ, hoặc đe dọa tự sát lặp đi lặp lại hoặc tự làm tổn thương
Thay đổi nhanh về tâm trạng, kéo dài thường chỉ vài giờ và hiếm khi hơn một vài ngày
Cảm giác trống rỗng dai dẳng
Sự tức giận dữ dội không thích hợp hoặc các vấn đề kiểm soát sự tức giận
Ý tưởng paranoid tạm thời hoặc các triệu chứng phân ly trầm trọng gây ra bởi stress
Ngoài ra, các triệu chứng phải bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kì trưởng thành, nhưng có thể xảy ra trong thời kỳ thanh thiếu niên.
Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn nhân cách ranh giới thường được chẩn đoán nhầm là rối loạn lưỡng cực vì những biến động lớn về tâm trạng, hành vi và giấc ngủ. Tuy nhiên, trong rối loạn nhân cách ranh giới, tâm trạng và hành vi thay đổi nhanh chóng đáp ứng với những căng thẳng, đặc biệt là với những người có mối quan hệ, trong khi rối loạn lưỡng cực, tâm trạng bền vững hơn và ít phản ứng.
Các rối loạn nhân cách khác có cùng biểu hiện. Bệnh nhân có rối loạn nhân cách kịch tính hoặc là rối loạn nhân cách ái kỷ có thể tìm kiếm sự chú ý và sự lôi cuốn, nhưng những người có rối loạn nhân cách ranh giới cũng thấy mình tồi tệ và cảm thấy trống rỗng. Một số bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí cho nhiều hơn một rối loạn nhân cách.
Rối loạn nhân cách ranh giới có thể được phân biệt với rối loạn cảm xúc và lo âu dựa trên hình ảnh tiêu cực về bản thân, sự gắn bó không chắc chắn và sự nhạy cảm với sự từ chối là những đặc điểm nổi bật của rối loạn nhân cách ranh giới và thường không xuất hiện ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc hoặc lo âu.
Chẩn đoán phân biệt đối với rối loạn nhân cách ranh giới cũng bao gồm rối loạn lạm dụng chất và rối loạn stress sau sang chấn; nhiều rối loạn trong chẩn đoán phân biệt có thể cùng tồn tại với rối loạn nhân cách ranh giới.
Điều trị
Tâm lý trị liệu
Thuốc
Điều trị chung của rối loạn nhân cách ranh giới cũng giống như tất cả rối loạn nhân cách.
Xác định và điều trị các rối loạn đồng diễn là rất quan trọng để điều trị hiệu quả rối loạn nhân cách ranh giới.
Tâm lý trị liệu
Việc điều trị chính đối với rối loạn nhân cách ranh giới là liệu pháp tâm lý.
Nhiều can thiệp tâm lý trị liệu có hiệu quả trong việc giảm các hành vi tự sát, cải thiện tình trạng trầm cảm, và cải thiện chức năng ở bệnh nhân mắc rối loạn này.
Liệu pháp nhận thức-hành vi tập trung vào rối loạn điều chỉnh cảm xúc và thiếu kỹ năng xã hội. Liệu pháp bao gồm những điều sau đây:
Trị liệu hành vi biện chứng (kết hợp các buổi điều trị cá nhân và điều trị nhóm với các nhà trị liệu như một sự huấn luyện về hành vi và có sẵn qua điện thoại)
Đào tạo hệ thống để dự đoán cảm xúc và giải quyết vấn đề (STEPPS)
Các can thiệp khác tập trung vào những rối loạn trong cách bệnh nhân trải nghiệm cảm xúc về bản thân họ và những người khác. Những can thiệp này bao gồm:
Phương pháp trị liệu dựa trên tâm thần hóa
Tâm lý trị liệu tập trung vào sự chuyển di
Liệu pháp tập trung vào giản đồ
Tâm thần hóa đề cập đến khả năng của con người phản ánh và hiểu trạng thái tâm thần của chính bản thân họ và những người khác. Tâm thần hóa được cho là được học thông qua một sự gắn bó an toàn với người chăm sóc. Phương pháp trị liệu dựa trên sự tâm thần hóa giúp bệnh nhân làm những việc sau:
Điều chỉnh có hiệu quả cảm xúc của họ (ví dụ, bình tĩnh khi tức giận)
Hiểu việc bản thân họ góp phần gây ra vấn đề và vướng mắc của họ với người khác
Phản ánh và hiểu trạng thái tâm thần của người khác
Do đó giúp họ quan hệ với những người khác bằng sự đồng cảm và lòng trắc ẩn.
Tâm lý trị liệu tập trung vào sự chuyển di tập trung vào sự tương tác giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Chuyên gia trị liệu đưa ra các câu hỏi và giúp bệnh nhân suy nghĩ về phản ứng của họ để họ có thể kiểm tra hình ảnh phóng đại, méo mó và không thực tế của họ trong suốt buổi trị liệu. Thời điểm hiện tại (ví dụ, việc bệnh nhân có mối quan hệ với nhà trị liệu của họ như thế nào) được nhấn mạnh hơn là quá khứ. Ví dụ, khi một bệnh nhân nhút nhát, im lặng đột nhiên trở nên thù địch và tranh cãi, chuyên gia trị liệu có thể hỏi xem bệnh nhân có nhận thấy sự thay đổi trong cảm xúc và sau đó yêu cầu bệnh nhân suy nghĩ về việc bệnh nhân đang trải nghiệm về nhà trị liệu như thế nào và về bản thân như thế nào khi sự việc thay đổi. Mục đích là
Cho phép bệnh nhân phát triển một cảm giác ổn định và thực tế hơn về bản thân và người khác
Có mối quan hệ với những người khác một cách lành mạnh hơn thông qua sự chuyển di đến nhà trị liệu
Liệu pháp tập trung vào lược đồ là một phương pháp điều trị kết hợp giữa liệu pháp nhận thức-hành vi, thuyết về sự gắn kết, các khái niệm tâm lý động và các liệu pháp tập trung vào cảm xúc. Liệu pháp tập trung vào các hình suy nghĩ, cảm giác, hành vi không thích nghi và đối phó (gọi là lược đồ), kỹ thuật thay đổi cảm xúc, và mối quan hệ điều trị. Mục đích là giúp bệnh nhân thay đổi các lược đồ của họ. Liệu pháp có 3 giai đoạn:
Đánh giá: Xác định các lược đồ
Nhận thức: Nhận thức được các lược đồ khi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày
Thay đổi hành vi: Thay thế những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tiêu cực bằng những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi lành mạnh hơn
Một số biện pháp can thiệp này có tính đặc thù chuyên môn cao và đòi hỏi sự đào tạo và giám sát chuyên môn. Tuy nhiên, một số can thiệp không có tính đặc thù đó; một sự can thiệp như vậy, được thiết kế dành cho bác sĩ đa khoa, là
Quản lý tâm thần chung (hoặc tốt)
Can thiệp này sử dụng liệu pháp cá nhân mỗi tuần một lần và đôi khi là thuốc.
Liệu pháp tâm lý hỗ trợ cũng hữu ích. Mục tiêu là thiết lập một mối quan hệ về mặt cảm xúc, khích lệ, hỗ trợ bệnh nhân và do đó giúp bệnh nhân phát triển cơ chế phòng vệ lành mạnh, đặc biệt là trong các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Thuốc
Thuốc tác động tốt nhất khi sử dụng hợp lý và có hệ thống đối với các triệu chứng cụ thể.
SSRIs thường được dung nạp tốt; khả năng quá liều gây tử vong là tối thiểu. Tuy nhiên, các SSRI chỉ có hiệu quả nhẹ đối với chứng trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân có rối loạn nhân cách ranh giới.
Các thuốc sau đây có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng rối loạn nhân cách ranh giới:
Thuốc chỉnh khí sắc như lamotrigin: đối với chứng trầm cảm, lo âu, cảm xúc không ổn định, và xung động
Thuốc an thần kinh: Đối với lo âu, tức giận, và các triệu chứng nhận thức, bao gồm những rối loạn về nhận thức liên quan đến căng thẳng tạm thời (ví dụ như tư duy paranoid, tư duy đen - trắng, rối loạn nhận thức nghiêm trọng)
Benzodiazepin và chất kích thích cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhưng không được khuyến cáo vì sự phụ thuộc và tính đa dạng của thuốc là những rủi ro.
Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.
- Nói sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả cao và sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ.
- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải:
+ Tích cực phòng bệnh
+ Khi mắc bệnh, phải chữa cho khỏi bệnh
g ai sinh ra đã hoàn hảo. Bất cứ ai trở nên hoàn hảo đều phải trải qua rèn luyện mới có được. Bởi thế, ý thức tự hoàn thiện bản thân, thay đổi bản thân là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi con người. Hiểu đơn giản, tự hoàn thiện bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân mình; vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện; đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn. Người có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình luôn biết tự đánh giá mình, tích cực học hỏi ở người khác, rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực phù hợp. Để ngày càng tiến bộ cần bạn nhất định phải không ngừng nâng cao năng lực tri thức và hoàn thiện lỹ năng, nhân cách, phẩm chất đạo đức cho mình. Trước hết, phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân. Nhận rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh, không ngừng học hỏi để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân mình bởi mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
có bài nào ngắn hơn không ạ ?