Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hông điệp mà tác giả gửi gắm tới mỗi người là câu chuyện xúc động về tình mẫu tử, là lòng hiếu thảo của người con. Lòng hiếu thảo vượt lên mọi chông gai và tạo kì tích tuyệt vời
Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.
Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.
Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…
Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.
Ví dụ:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
– Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.
+ Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào ? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu ? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào ?…).
+ Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).
– Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?
b. Trường hợp 2
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
– Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?
+ Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…).
– Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.
Bài 1: Em hãy viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) , trong đó có sử dụng từ láy và từ hán Việt, nêu ý nghĩa của các từ đó.
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào đi.
Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào.
Từ hán việt:hoàng hôn
Nghĩa
nhạt nhòa: rất nhạt
ồn ào: có nhiều âm thanh hỗn độn làm náo động lên.
hoàng hôn : chỉ thời gian chiều tà,nhá nhem tối
Bài 1 : Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Bài 2 : Thủy tinh tượng trưng cho bão lũ thiên tai hằng năm xảy ra lưu vực ở sông Hồng
Sơn tinh tượng trưng cho phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta đắp đê chống lại bão lũ
Bài 3 : Em thấy truyện Em bé thông minh hấp dẫn vì : Đây là câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc,về một em bé đã trả lời biết bao câu hỏi của vua,nào là bắt trâu đực đẻ chín con,...nhưng em đã trả lời dễ dàng,thế hiện sự trí tuệ,tài năng của dân tộc.
Bài 4 : https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html ( Bạn chép ở đây nha,nhiều lém,mk viết mỏi tay )
Cảm ơn bạn,bạn nha!
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Gia đình được coi là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời mỗi người...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Vai trò của gia đình:
+ Giúp cho trẻ em cảm nhận được hơi ấm của gia đình, của tình yêu
+ Làm cho không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, các thành viên được kết nối với nhau
+ Là nơi bình yên để ta trở về sau mỗi phong ba
+ Mang đến cho con trẻ nhiều ta niềm tin, điểm tựa để ta vững bước vào đời
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Có thể lấy dẫn chứng về gia đình nổi tiếng hạnh phúc trên mạng.
Bàn luận mở rông:
Trái với sự coi trọng gia đình là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với gia đình?
Kết đoạn.
Trình bày vai trò của gia đình thêm một lần nữa.
_mingnguyet.hoc24_
tiếng đàn thần
chi tiết tiêng đàn thần lá một chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa.tiếng đàn đã dược vang lên hai lần nhưng mỗi lần đều mang một ý nghĩa riêng.tiếng đàn vang lên khi thạch sanh ở trong nguc:giúp công chúa nói được,nhận ra ân nhân đã cứu mình và giúp thạch sanh thoát khỏi tù ngục.cũng nhờ tiếng đán mà lí thông bị vạch mặt.tiếng đàn chính là tiếng nói của công lý.tiếng đàn thể hiện tài năng và tấm lòng của thạch sanh.nó con tương trưng cho công lí lẽ phải.đó là ước mơ của nhân dân.tiếng đàn vang lên trong trận chiến với quân mời tám nước chư hầu,làm cho quân mười tám nước chư hầu bủn rủn chân tay, không còn nghĩ đến truyện đánh nhau.tiếng đàn là biểu hiện cho cái thiện,tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.tiếng đàn là nghệ thật,vũ khí đặc biệt đẻ chống lại kẻ thù
niêu cơm thần
chi tiết niêu cơm thần là một chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa.niêu cơm thần cứ ăn hết lại đầy làm cho quân sĩ mười tám nước che hầu lúc đầu khinh thường,chế giễu nhưng sau đó thì lại khâm phục.niêu cưm thần kì với lời thách đố của thạch sanh và sự thua cuộc của quân mười tám nước chư hầu chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của thạch sanh.niêu cơm thần tượng trưng cho tấm long nhân đạo,yêu hoà bình của nhân dân ta,thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no,hạnh phúc,góp phần làm tăng sức hấp dẫn li kì cho truyện
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Chúc bn học tốt!!
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Tham khảo
Để đạt đượcc thành công trong cuộc sống, con người cần đến rất nhiều đức tính. Một trong những đức tính rất cần để tạo nên thành công chính là tính chăm chỉ. Tính chăm chỉ được hiểu là nỗ lực, là cố gắng hoàn thành một công việc gì đó mà không đợi ai nhắc nhở, thúc ép. Chăm chỉ được biểu hiện qua việc làm bài tập đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Tấm gương của các bác sĩ đêm ngày chống dịch Bắc Giang, tấm gương của những chiến sĩ công an trên mặt trận bảo vệ đất nước đều là nghĩa cử cao đẹp của sự chăm chỉ, cần cù. Dù là học tập hay lao động thì con người cũng cần chăm chỉ. Nhờ có sự chăm chỉ mà ta đạt được nhiều thành tựu trong công việc của mình. Nó còn tôi luyện ta trở thành người có bản lĩnh, có ý chí, có trách nhiệm. Đồng thời, tính chăm chỉ còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nếu không chăm chỉ mà lười biếng, ỷ lại thì con người sẽ rất khó để phát triển bản thân mình. Họ cũng dần dần bị ghét bỏ, xa lánh. Hãy chăm chỉ và nỗ lực. Không vì gì cả, chăm chỉ tốt cho ta và giúp ta tiến bộ hơn mỗi ngày.
Tham khảo:
Cần cù bù thông minh, nhiều người trong cuộc sống này không thông minh nhưng họ vẫn trở thành những người có ích cho xã hội, họ vẫn thành đạt là do học chăm chỉ cần cù, sự siêng năng cần cù đó đã tạo nên những giá trị riêng cho chính bản thân mình. Siêng năng cần cù đó là một phẩm chất tốt của con người, chúng ta luôn luôn phải kiên trì và bền bỉ đẻ đạt được những điều đó, mỗi chúng ta đều phải cố gắng để vượt qua được tất cả mọi điều trong cuộc sống này, sự kiên trì bền bỉ sẽ tạo nên những điều tuyệt vời nhất cho mỗi bản thân chúng ta, sự kiên trì của chúng ta sẽ giúp chúng ta vượt qua được tất cả mọi thứ trong cuộc sống này, mỗi niềm yêu thương của chúng ta sẽ tạo dựng lên nhiều niềm yêu thương và hạnh phúc của chúng ta sẽ tạo dựng lên niềm yêu thương và hạnh phúc của mình.