K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

Con của những ngày lên ba chập chững những bước đầu đời. Con coi Mẹ là một bầu trời rộng lớn, là vị tiến sĩ tài ba. Thắc mắc gì, dù lớn, dù nhỏ, mẹ của con đều lần lượt giúp con tháo gỡ. Lớn lên chút nữa, nhà mình khấm khá hơn, bố mẹ mua máy tính cho con học hành. Từ đó, dường như con quên mất thói quen hỏi” “Mẹ ơi, tại sao…?” mà con tưởng nó đã ngấm vào máu thịt con và trở thành phần không thể thiếu. Con bây giờ chỉ việc mở máy tính lên, gõ vài từ khóa là mọi điều đều được giải thích. Nhưng mẹ ạ, hôm nay con đã ngồi thật lâu, tìm kiếm thật lâu mà chẳng thể nào có được câu trả lời thỏa đáng: “Mẹ ơi, tại sao con người có đôi vai, là hai bên vai mẹ ạ, chứ chẳng phải một cái miệng, một bộ não hay một trái tim?”

Con người, cứ mặc định những điều gần gũi, quen thuộc là hiển nhiên và mặc định là đúng mà chẳng mảy may thắc mắc. Con cũng vậy, cho tới khi hình ảnh đôi vai cứ nhảy múa trong đầu con. Mẹ sinh con ra là con nhóc hay nghĩ ngợi, con nghĩ chuyện quá khứ, nghĩ việc hiện tại, nghĩ cả sự tương lại. Nhưng con chẳng hề nghĩ tại sao bố mẹ thương con. Con nghĩ đó là điều con đáng được nhận, nhận vô điều kiện nên không chút đắn đo, suy nghĩ mà coi đó là hiển nhiên. Cũng như con chẳng hề nghĩ, tại sao bố con, mẹ con, con và mọi người đều có “đôi vai”? Là vì con người có thể đi bằng hai chân, di chuyển khắp mỏi nẻo đường, nên cần đôi vai để là bộ khung thật vững chắc, cần bằng trọng lượng cơ thể phải không mẹ? Hay “đôi vai” cũng như đôi bàn tay, đôi quang gánh đi vào thơ ca, âm nhạc, gánh gồng cả cuộc đời, cuộc sống mưu sinh? Không, hơn cả vậy, đôi vai là điểm tựa cho con người trong những phút giây yếu đuối, mệt mỏi bởi giông tố cuộc đời. Đôi vai, miền đất bình yên cho tâm hồn được thỏa sức tự do tắm mát trong tĩnh lặng, ngủ vùi trong tươi vui và lau đi giọt nước mắt.

Vai mẹ con không gầy, mẹ con là người phụ nữ có đôi vai rộng. Nhưng ai bảo vai gầy là vất vả, và bờ vai rộng lớn là được sống yên bình? Vai mẹ con gánh mạ trưa hè nóng, gánh những reo vui khi mùa về, và gánh những giấc mơ con bên câu hát ru: “À ơi… Cái cò mày ngủ cho ngoan…”. Nhìn mẹ ru em con, con hình dung ra con ngày bé được nâng niu dường nào. Chắc con cũng áp má vào vai mẹ, ngủ vùi yên bình như em con bây giờ mẹ nhỉ? Thế là ngay từ bé, khi con còn chưa nhận thức đúng sai, phải trái thì đôi vai đã là bến bờ bình yên rồi…

Vai bố con xương xương, bố con gầy lắm. Bố nhỏ bé, hai má hóp lại. Nhưng dù gầy, dù nhỏ nhưng đôi vai bố đã biến tuổi thơ con với ước mơ được bay như con chim trên bầu trời. Bố con làm giả ngựa để con ngồi trên vai. Bố cõng con chạy quanh sân, và ru con vỡ òa trong giọng con trong vắt. Sân nhà mình ngày ý rộng hơn bây giờ nhiều, chiều chiều bố tắm cho con, cho con tập bơi trong cái chậu nhôm to đùng. Đôi vai bố con che cho con giả vờ ngủ để trốn mẹ không đi lớp mẫu giáo. Cũng từ hồi còn nhỏ, đôi vai đã khiến con được chắp cánh những ước mơ, nướng giòn lên con cười mỗi ngày, trong tổ ấm nhà mình bố nhỉ…

Vai em con mềm mềm, mỗi chiều đi học về con thường cắn yêu vài miếng. Em con là tương lai của con, của bố mẹ, của cả nhà mình. Đôi vai em con sau này, sẽ là chỗ dựa cho bố mẹ những tháng ngày cuối đời, cũng sẽ là động lực để con phấn đấu…
Và thế là, chẳng cần bất cứ công cuộc tìm kiếm nào, những kí ức từ chính tuổi thơ con giúp con được hiểu vì sao con người có đôi vai. Cuộc sống là những trạng thái cân bằng, mà đôi khi bị lệch vì bất cứ lí do gì, thì người ta có xu hướng tìm cho mình một điểm tựa. Điểm tựa ấy sẽ là chốn xua đi mệt mỏi, u buồn, giúp ta lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Giây phút con người yếu lòng nhất chính là lúc họ cần một đôi bờ vai sẻ chia, một đôi vai thấu hiểu. Đôi vai ấy chẳng cần biết nói đâu, chỉ cần lặng yên thấm đi giọt nước mắt là đủ. Im lặng đôi khi tốt hơn nhiều lần sự an ủi với những câu sáo rỗng.

Đôi vai, không chỉ là điểm tựa của mỗi cá nhân, mà nhìn rộng ra là điểm tựa của cả một dân tộc. Đáng chính là đôi vai của nhân dân ta, trong thời chiến cũng như thời bình, tạo cho nhân dân một chỗ dựa vững chắc, an tâm. Ngoài đảo xa kia, khi mà chủ quyền có nguy cơ bị xâm phạm, con nhìn thấy các anh bộ đội ngày đêm ôm súng trên vai, vững tay súng chắc niềm tin bảo vệ nước nhà. Và biên giới xa xôi heo hút, con thấy anh bộ đội biên phòng, với đôi vai khỏe khoắn dãi nắng dầm sương, anh bảo vệ bình yên cho quê hương. Những đôi vai ấy dù hữu hình hay vô hình, vừa là khung xương vững chắc cũng là điểm tựa đáng tin cậy cho nhân dân mình bố mẹ nhỉ?

Con rồi sẽ lớn, và đôi vai con cũng là điểm tựa cho người khác. Con cũng sẽ tìm được nhiều điểm tựa khác, nâng đỡ con trên từng bước đường đời. Con sẽ nhớ lời bố mẹ rằng tự lập là tốt. Con sẽ chỉ mượn tạm bờ vai để nghỉ ngơi, để cân bằng cuộc sống của con thôi, chứ tuyệt nhiên không dựa vào mãi mà theo đó thành thói quen phụ thuộc. Những con người sống cứ mãi phụ thuộc như vậy sẽ yếu ớt và mãi chẳng thể tự mình đứng lên bằng sức lực của mình. Cuộc sống như vậy thì đâu còn ý nghĩa. Con bắt gặp nhiều lắm, những thanh niên dựa dẫm thế lực gia đình, dựa dẫm cha mẹ mà không tự thân vận động, ỉ lại sự trợ giúp mà lười biếng cố gắng. Và tất nhiên “lửa thử vàng gian nan thử sức”, cái cây trải qua giông tố trên miền đất khô cằn sẽ có sức sống mãnh liệt phi thường. con sẽ là một đôi vai đáng tin cậy cho ai đó mệt mỏi có thể an tâm mà dựa vào. Con cũng sẽ không tùy tiện, cứ mệt mỏi là tìm kiếm ngay một chỗ để dựa vào đó. Giữa nhịp sống hối hả con sắp đối mặt, con sẽ luôn nhớ gia đình luôn là điểm tựa, là sợi dây và là đôi vai vô hình nhưng chất chứa yêu thương để con ngả vào, cảm nhạn hơi ấm tình thương máu mủ quen thuộc đã nuôi con trưởng thành.

Mỗi vấn đề bao trùm nhiều khía cạnh, và mọi cách hiểu chỉ mang tính chất tương đối. Cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn khi con biết đặt mình vào vị trí của người khác. Khi ấy, đôi vai con dù không to lớn, nhưng đều có thể là chỗ đáng tin cậy cho những người cần thiết, và cũng là đòn bẩy cho ước mơ của con, của người khác được bay cao, bay xa. Và con người, dù chẳng hoàn hảo, nhưng thật tốt khi sống theo cách hoàn hảo nhất

Tham khảo :

Ôi! Lời ru của ai từ đâu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi, được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên. Cả hai bài thơ đều là cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ. Lời ru của mẹ đưa em vào giấc ngủ thần tiên rồi trở thành bản trường ca theo suốt dấu chân em. Em xin làm thiên ca mang lời ru của mẹ bay vào cuộc sống loài người.Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ , dù được sinhra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều trải qua một thời “à ơi…” tiếng mẹ đưa em vào giấc ngủ . Mẹ là người thầy đầu tiên dạy em bài học vỡ lòng , qua lời ru ngọt ngào, trìu mến mẹ đưa em vào thế giới mơ mộng thần tiên, chấp cánh cho tâm hồn em bao ước mơ tươi đẹp. Em cảm nhận được điều đó bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ . Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào , nguồn nước trong mát chảy theo em trên suốt cuộc hành trình, để khilớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lo toan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn em. Bởi thế mà: Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru.Như lời ru của mẹ đã thấm vào trong huyết quản, chỉ đợi đến khi chínmùi là cất lên , Nguyễn Khoa Điềm và Chế Lan Viên đã viết lên những khúc ru bất hủ theo từng năm tháng . Mỗi khi lời ca của “ Khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò được cất lên là em như đón nhận được hơi gió mát trong lành và lạ lẫm bởi sự cách tân đổi mới về hình thức lẫn nội dung . Cả hai đều mang âm hưởng của khúc hát dân ca nhưng đã được hình thức hóa thành khúc ca hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được tính chất Việt Nam thuần túy nguyên vẹn.Điểm giống của hai bài là đều có kết cấu ba phần chặt chẽ , cấu trúc như một khúc ru trải dài một mạch cảm xúc . Thế nhưng mạch cảm xúc từng bài lại được cất lên theo từng cung bậc tình cảm khác nhau .“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc ru nồng nàn cảm xúc yêu thương của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào lao động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn ngân vang trong tim mẹ : “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” . Thật đặc biệt mẹ không đưa em bằng chiếc võng đung đưa, kẽo kẹt mà mẹ đưa em bằng chính đôi lưng của mình khi đang giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ không ru em bằng tiếng “À ơi….gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm”Mà mẹ ru em bằng chính lời ca của trái tim “Ngủ ngaon a-kay ơi, ngủngoan a-kay hỡi” Chính lời ca này đã đưa em khôn lớn từng ngày trên lưng mẹ để rồi trong từng nhịp chày nghiêng em nhận ra được nỗi gian lao, vất vả mà mẹ đang phải gánh chịu . Em cảm nhận đượcđiều đó khi “mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”. Như một sự sẻ chia, giấc ngủ của em cũng nghiêng theo nhịp chày của mẹ. Cảm nhận được tình yêu mạ dành cho em để rồi “Từ trên lưng mẹ em đến chiếntrường/ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”. Em đi theo tiếng gọi của dân tộc để thực hiện ước mơ của mẹ . Dẫu em chưa biết gì là “Tự do-Hạnh phúc” nhưng em nhận ra được dự hối thúc trong lời ca của mẹ. Em sẽ chóng lớn, sẽ trở thành công dân của một đất nước tự do, em sẽ đi đánh thằng Mĩ, khi đi em cũng không quên mang theo lời ru của mẹ. Bởi nó chính là vũ khí , là niềm tin, là sức mạnh, là động lực để em có thể vượt qua mọi chông gai , lửa đạn của chiếntrường mà hoàn thành ước vọng của mẹ. Thật đặc biệt, chỉ một lời ruthôi nhưng nó lại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ như thế.Ru con là một điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng. Hát ru là một truyền thống văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc . Thế nhưng không phải bài hát ru nào cũng đều giống nhau. Tùy từngvùng miền khác nhau, mà mỗi bài mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Nếu bà mẹ miền tây Thừa Thiên Huế trực tiếp gọi tên con qua lời ru thiết tha, dỗ dành con vào giấc ngủ “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi” thì bà mẹ miền Nam lại thích dùng những hình ảnh biểu tượng tượng trưng gửi gắm những tâm tình tình cảm của mình qua lời ru trầm bỗng, thiết tha và lai láng.Cái cò….sung chat…đào chuaCâu ca mẹ hát gió đưa về tới Mẹ ru cái lẽ ở đời.

18 tháng 8 2019

Tham khảo:

Lời ru của mẹ là nơi chắp cánh cho ta bay xa. Lời ru có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, trong vòng tay mẹ, đứa trẻ đã dần hình thành ý thức từ chính những câu hát đó. Lời ru không chỉ có ý nghĩa ru con ngủ, bộc lộ tình yêu thương với đứa trẻ, gửi gắm nỗi niềm mà quan trọng hơn, lời ru là giọt sữa tinh thần có tác dụng bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn đứa trẻ trong quá trình nhận thức cuộc sống, hướng đứa trẻ tới con đường tốt đẹp.

25 tháng 3 2021

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

25 tháng 3 2021

Tham khảo:

Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi.Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.

8 tháng 11 2021

tham khảo

 

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

23 tháng 4

1

29 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Có ai thành công mà không có ước mơ. Bởi nếu không có nó thì đâu sẽ là mục tiêu để chúng ta đạt đến. Mục tiêu ấy chính là đích của ước mơ hay thậm chí xa hơn nữa. Ước mơ không chỉ giúp cuộc sống của chúng ta thú vị hơn còn làm nó có ý nghĩa hơn vì ta biết ta sống vì thực hiện ước mơ của ta. Mỗi người đều có một ước mơ cho riêng mình nhưng phải biết ước mơ những thứ thực tế chứ không được viển vông hoang đường, là ao ước thì phải làm bằng được chứ không phải ước là được: “Thử một lần làm hết sức mình để đến chết cũng không hối hận”- đó là câu nói tôi đọc được. Để thực hiện ước mơ ấy ta cũng cần phải trau dồi tích lũy kiến thức, học hỏi mọi người xung quanh chứ không được lười nhác làm biếng, ngồi đó “há miệng chờ sung”. Hãy tự mình nuôi dưỡng một ước mơ và cố gắng vì nó nhé.

Câu chứa thành phần BL+ Câu cầu khiến: In đậm nghiêng

16 tháng 5 2021

Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,... được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,... để tồn tại, để chung sống và để phát triển."Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại

banh

    
26 tháng 10 2020

Đoạn trường tân thanh nghĩa là tiếng kêu mới đau khổ xé lòng :bày tỏ sự thương cảm với những người phụ nữ bị vùi dập trong kiếp đoạn trường đầy đau khổ,truyện kiều :lấy tên nhân vật chính dễ hiểu ,dễ nhớ

8 tháng 3 2021

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, mottj thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.

Phương tiện liên kết (In đậm) : Liên kết hình thức - phép nối

8 tháng 3 2021

Tham khảo:

Trong thế kỷ XXI- thời kỳ chuyên giao công nghệ và hội nhập kinh tế, mỗi quốc gia đều phải gắng sức chuẩn bị cho nhân lực của mình để thích ứng và bắt kịp để không bị lạc hậu. Thật vậy, thanh niên hay thế hệ trẻ chính là nhân tố chủ lực, lực lượng nòng cốt trong tiềm lực phát triển của mỗi quốc gia. Cho nên, thanh niên và thế hệ trẻ đều cần những yếu tố và trang bị cho mình để có thể bước vào thế kỷ mới này. Đầu tiên, thanh niên cần chuẩn bị kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực mình làm việc. Con người phải có kiến thức nền tảng sâu rộng kết hợp với kiến thức chuyên môn thì khả năng làm việc sẽ không bị hạn chế và khai thác được hết tiềm năng trong chính mình. Chao ôi, có kiến thức thì mới có thể làm việc, kiến thức càng vững và càng sâu rộng thì khả năng sáng tạo và phát triển càng cao. thứ hai, thứ mà thanh niên cần chuẩn bị đó chính là các kỹ năng làm việc. Thế hệ trẻ VN đang dần tiếp thu và lĩnh hội những kỹ năng mềm hơn các thế hệ trước đó rất nhiều. Để có thể thích ứng với xã hội hiện đại, những kỹ năng mềm bắt buộc phải có đó chính là: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình,...Những kỹ năng này không chỉ làm con người trở nên hòa đồng mà nó là những kỹ năng tiên quyết để có thể xóa đi khoảng cách giữa các thành viên làm việc cùng nhau. Cuối cùng, yếu tố mà thanh niên hay người trẻ cần chuẩn bị trong xã hội hiện đại đó chính là những phẩm chất đạo đức sống văn hóa và thái độ sống văn minh. Thái độ sống và làm việc cần sự tích cực thì công việc mới có thể tiến triển thuận lợi còn phẩm chất sống cao đẹp, có đạo đức và văn minh thì con người mới hướng đến được cuộc sống hiện đại. Tóm lại, để chuẩn bị hành tranh bước vào thế kỷ mới thì những người trẻ cần: kiến thức, kỹ năng và thái độ sống-làm việc đúng đắn.

Phép liên kết: Cho nên, (phép nối)