Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm tham khảo
Trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” em đặc biệt ấn tượng với chi tiết gấu con kiêu hãnh vào khu vườn dạo chơi và hét thật to “ – Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo). Chi tiết này đã thể hiện sự tư tin và mãnh mẽ của bạn gấu. Sau khi bị bạn sáo và thỏ trêu chọc vì đôi chân vòng kiềng xấu xí, hậu đậu. Gấu con vô cùng tức giận, chú chạy về nhà khóc lóc, mách mẹ. Nhưng sau khi được mẹ giải thích rằng đôi chân vòng kiềng này không hề xấu, nó rất khỏe mạnh và mẹ rất tự hào vì nó. Mẹ còn lấy ra những ví dụ như đôi chân của bố của mẹ và đôi chân của ông nội đều vòng kiềng nhưng rất khỏe mạnh và giỏi. Gấu con đã hiểu ra và chú tự tin đi dạo quanh khu vườn rất vui vẻ với đôi chân của mình. Câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu đã mang đến cho em rất nhiều bài học, bài học về sự tự tin với cơ thể mình, đừng vì bất cứ điều gì mà buồn bã, chán nán vì không ai có quyền lựa chọn ngoại hình mà chúng ta mong muốn, hãy yêu thương và luôn tự hào về nó. Đồng thời qua câu chuyện còn nhắc nhở em không bao giờ được chê giễu, kì thị ngoại hình của người khác vì đó là một việc làm không tốt, sẽ gây ra những tổn thương cho người khác.
Refer
“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng dũng cảm của nhân vật Lượm.
Tham khảo
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.
Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc". Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi hùa theo rồi hét thật to "đến xấu". Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ "Con thà chết còn hơn". Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào. Cả mẹ, bố chân đều cong và ông nội - con gấu giỏi nhất vùng - cũng vậy. Gấu con nghe vậy thì bình tâm trở lại, ăn bánh mật và bước ra kiêu hãnh, vui vẻ hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!".
Câu 7. Bài thơ “Nàng tiên Ốc” khác với bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” (SGK Văn 6)
ở điểm nào?
A. Là thể thơ năm chữ
B. Là ngôi kể thứ ba
C. Có yếu tố tự sự, miêu tả
D. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
Câu 8. Bà già đã không bán con ốc, điều đó đã mang đến điều kì diệu trong cuộc sống của
bà. Từ đó bài thơ gửi gắm bài học giá trị gì tới chúng ta?
A. Hãy chăm chỉ mò cua, bắt ốc
B. Hãy chăm chỉ trong công việc mình đang làm
C. Hãy nâng niu đón nhận mọi điều bình dị đến với mình
D. Hãy sống nhân ái với mọi vật, mọi người trên đời
Câu 9. Đoạn thơ (1) có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Nhân hóa và so sánh
D. Ẩn dụ, so sánh
( chị chưa hình dung được đoạn thơ 1)
đoạn thơ 1 đây
1. Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum.