K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2021

– Không ăn chơi đua đòi, ăn diện.

– Ăn mặc giản dị phù hợp với hoàn cảnh.

– Biết giúp đỡ bố mẹ, gia đình, chăm sóc bố mẹ khi ốm đau.

– Sống lành mạnh, hợp pháp.

– Tham gia bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…

21 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Hiện nay, bệnh HIV/AIDS vẫn còn tăng ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Mỗi năm, hàng triệu sinh mạng con người đã bị cướp đi vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đường lây truyền HIV hiện nay đang thay đổi qua quan hệ tình dục không an toàn trong cả các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm và bạn tình của các nhóm đối tượng trên. Từ đó cảnh báo dịch HIVcó nguy cơ ngày càng trở nên khó kiểm soát.

Thời gian vừa qua, nước ta đã trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19 và dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, do việc hạn chế đến những nơi công cộng, những nơi tập trung đông người đã làm cản trở người dân đến các cơ sở y tế. Việc thực hiện dãn cách xã hội cũng làm gián đoạn các hoạt động can thiệp giảm tác hại đối với người nhiễm HIV, không những khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV cho người khác.

Hậu quả là số người nhiễm HIV ngay một gia tăng, theo báo cáo từ các địa phương, số người nhiễm HIV trên cả nước được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái.  Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết tháng 10 năm 2021 lũy tích trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 3.073 người nhiễm HIV. Trong đó 2.862 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 2.135 người tử vong do AIDS và các bệnh liên quan. Số nhiễm HIV còn sống hiện tại là 938 người, trong đó đang điều trị thuốc ức chế vi rút (ARV) là 760 người.

Người nhiễm vi rút HIV có sức đề kháng thấp hơn so với người bình thường, chính vì vậy mà nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng sẽ cao hơn so với những người khác. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại, Tổ chức Y tế thế giới  trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 ở những người nhiễm HIV nhập viện cho thấy nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong ở người có HIV cao hơn 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Những bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường và tăng huyết áp cũng thường gặp ở những người có HIV, do đó khi mắc COVID-19 nguy cơ thường nặng hơn.

Chính vì vậy bản thân người nhiễm HIV cần phải cảnh giác cao hơn so với người bình thường, để chủ động đề phòng dịch bệnh COVID-19 cho bản thân mình và phòng lây nhiễm HIV cho những người xung quanh, người nhiễm HIV cần chủ động đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt.  Đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp để giúp sống khỏe nhất có thể như: tiếp cận sớm và điều trị bằng thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị; ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp.

Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch COVID-19 như xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;  đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)...Dự báo dịch COVID-19 có thể còn kéo dài và chúng ta có thể sẽ sống chung với dịch COVID-19 trong  tình  hình  mới,  do  vậy  song  song  với  phòng,  chống  dịch COVID-19, các  địa  phương  cần  tăng  cường  các  hoạt  động  phòng,  chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19.

Năm nay, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021, Việt Nam chọn chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịchCOVID-19” nhằm tích cực duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chủ động ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường.

Tích cực phòng chống HIV/AIDS, mỗi tổ chức, các nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình vì sức khỏe cộng đồng, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương. Kịp thời phát hiện sớm phát hiện các trường hợp nhiễm HIV mới và đảm bảo 100% trường hợp nhiễm HIV đều được điều trị ARV cũng như các hoạt động can thiệp giảm tác hại khác để từng bước hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Thực hiện phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, mỗi người dân và bạn trẻ hãy tự bảo vệ mình trước đại dịch HIV/AIDS vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, của tỉnh Lạng Sơn.

21 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

hiện nay, bệnh HIV/AIDS vẫn còn tăng ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Mỗi năm, hàng triệu sinh mạng con người đã bị cướp đi vì căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đường lây truyền HIV hiện nay đang thay đổi qua quan hệ tình dục không an toàn trong cả các nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người sử dụng ma túy, người bán dâm và bạn tình của các nhóm đối tượng trên. Từ đó cảnh báo dịch HIVcó nguy cơ ngày càng trở nên khó kiểm soát.

Thời gian vừa qua, nước ta đã trải qua 4 làn sóng dịch COVID-19 và dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia, do việc hạn chế đến những nơi công cộng, những nơi tập trung đông người đã làm cản trở người dân đến các cơ sở y tế. Việc thực hiện dãn cách xã hội cũng làm gián đoạn các hoạt động can thiệp giảm tác hại đối với người nhiễm HIV, không những khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV cho người khác.

Hậu quả là số người nhiễm HIV ngay một gia tăng, theo báo cáo từ các địa phương, số người nhiễm HIV trên cả nước được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái.  Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết tháng 10 năm 2021 lũy tích trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 3.073 người nhiễm HIV. Trong đó 2.862 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 2.135 người tử vong do AIDS và các bệnh liên quan. Số nhiễm HIV còn sống hiện tại là 938 người, trong đó đang điều trị thuốc ức chế vi rút (ARV) là 760 người.

Người nhiễm vi rút HIV có sức đề kháng thấp hơn so với người bình thường, chính vì vậy mà nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cũng sẽ cao hơn so với những người khác. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại, Tổ chức Y tế thế giới  trên dữ liệu giám sát lâm sàng từ 37 quốc gia về nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 ở những người nhiễm HIV nhập viện cho thấy nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng hoặc tử vong ở người có HIV cao hơn 30% so với những người không bị nhiễm HIV. Những bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường và tăng huyết áp cũng thường gặp ở những người có HIV, do đó khi mắc COVID-19 nguy cơ thường nặng hơn.

Chính vì vậy bản thân người nhiễm HIV cần phải cảnh giác cao hơn so với người bình thường, để chủ động đề phòng dịch bệnh COVID-19 cho bản thân mình và phòng lây nhiễm HIV cho những người xung quanh, người nhiễm HIV cần chủ động đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 càng sớm càng tốt.  Đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp để giúp sống khỏe nhất có thể như: tiếp cận sớm và điều trị bằng thuốc ARV sớm, tuân thủ điều trị; ngăn ngừa và quản lý các bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, tăng huyết áp.

Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch COVID-19 như xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;  đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc cho người bệnh mang về và điều trị ARV (cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh)...Dự báo dịch COVID-19 có thể còn kéo dài và chúng ta có thể sẽ sống chung với dịch COVID-19 trong  tình  hình  mới,  do  vậy  song  song  với  phòng,  chống  dịch COVID-19, các  địa  phương  cần  tăng  cường  các  hoạt  động  phòng,  chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19.

Năm nay, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021, Việt Nam chọn chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịchCOVID-19” nhằm tích cực duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chủ động ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường.

Tích cực phòng chống HIV/AIDS, mỗi tổ chức, các nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình vì sức khỏe cộng đồng, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của địa phương. Kịp thời phát hiện sớm phát hiện các trường hợp nhiễm HIV mới và đảm bảo 100% trường hợp nhiễm HIV đều được điều trị ARV cũng như các hoạt động can thiệp giảm tác hại khác để từng bước hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

Thực hiện phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội, mỗi người dân và bạn trẻ hãy tự bảo vệ mình trước đại dịch HIV/AIDS vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự an toàn xã hội của đất nước, của tỉnh Lạng Sơn.

8 tháng 11 2021

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đại Từ về việc tuyên truyền tới các em học sinh trong trường các kiến thức, những kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích và phòng tránh đuối nước cho trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em,

4 tháng 5 2018

- Tuân theo Hiến pháp, pháp luật.

- Tham gia bảo vệ Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội.

- Bảo vệ bí mật quốc gia.

- Chấp hành các quy định nơi công cộng.

Giải giùm mk mấy câu này nha!!!1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao...
Đọc tiếp

Giải giùm mk mấy câu này nha!!!

1, Là trẻ em phải làm gì để thực hiện tốt quyền của mình?

2, Công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

3, Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với nhà nước? Lấy ví dụ.

4, Để đảm bảo an toàn khi đi đường em cần phải làm gì? nêu nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở.

5, Hãy nêu một số vd về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết. Em sẽ ứng xử như thế nào trog trường hợp bị người khác xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe?

6, Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Trách nhiệm của công dân trog việc thực hiện quyền này.

7, Quyền được bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại. Hành vi như thế nào là phi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện tín, điện thoại? Người vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?

8, Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?

9, Em hãy nhận xét tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương em, ở trường em. Hãy nêu những hoạt động, việc làm cụ thể để hưởng ứng tích cực an toàn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

4
18 tháng 4 2016

2 . Công dân là người dân của 1 nc'

Công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Là người có quốc tịch VN

- Mọi công dân nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN điều có quyền và quốc tịch 

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN điều có quốc tịch VN

3 . Công dân VN có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN

- Nhà nc' cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN bảo về và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật 

- Nhà nc' cộng hoà xã hôpị chủ nghĩa VN tạo mọi điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN có quốc tịch VN

4. Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông 

+ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 

+ Tín hiệu đèn giao thông : biển báo vạnh kẽ đường , hàng rà chắn

23 tháng 4 2016

3.Quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền được hưởng nền độc lập... 
Nghĩa vụ: trung với Đảng, bảo vệ quốc gia, bảo vệ quýền của người khác. Có hiếu với cha mẹ, ông bà...