Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.
Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".
ns sách ngữ văn 6 mà nó (cái đề) nằm ở trang mấy đi rồi mik giải cho
ok nha!
1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh
2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.
3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....
4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.
5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:
- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.
- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....
Bài làm
Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân.
# Chúc bạn học tốt #
Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,… con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.
Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,… mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển cùa thế giới.
Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.
Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,.. thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.
Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.
k mk nhé
Chuyện kể rằng ,ở đời Hùng Vương thứ sáu ở làng gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn lại có tiếng la phúc đức .Nhưng ông bà luôn ao ước có một đứa con .
Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to lấy làm lạ bà ướm thử xem thua kém bao nhiêu . Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng ,bà sinh được một đứa bé khôi ngô.Nhưng kì lạ thay,đứa bé lên ba không biết nói cười .Ông bà lo lắm.Bấy giờ,có giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta ,nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi .Dứa bé nghe thấy tiếng, liền bảo mẹ:
"mẹ ra mời sứ giả vào đây ".Sứ giả vào, cậu bé nói:
Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt ,một cái roi sắt,một tấm áo giáp sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này".Sú giả vui mừng bèn về tâu với vua ,vua cho ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn .sau khi gặp sứ giả Giongs lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chả no ,áo vừa may xong đã đứt chỉ.Hai ông bà làm ra bao nhiêu cũng không đủ,dành nhờ bà con giúp ,bà con ai cũng gom gạo chỉ mong chú đánh giặc .hôm sau, vua mang những vật chú bé đã dặn .Giongs mang áo giáp vào nhảy lên ngựa tiến về phía giặc . Giongs Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Đến chân núi sóc sơn , Giongs bèn cởi áo giáp và bay lên trời .
vua nhớ công ơn gióng bèn lập đền thờ ngay tại quê nhà và phong là phù đổng thiên vương .
Chuyện kể rằng ,ở đời Hùng Vương thứ sáu ở làng gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn lại có tiếng la phúc đức .Nhưng ông bà luôn ao ước có một đứa con .
Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to lấy làm lạ bà ướm thử xem thua kém bao nhiêu . Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng ,bà sinh được một đứa bé khôi ngô.Nhưng kì lạ thay,đứa bé lên ba không biết nói cười .Ông bà lo lắm.Bấy giờ,có giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta ,nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi .Dứa bé nghe thấy tiếng, liền bảo mẹ:
"mẹ ra mời sứ giả vào đây ".Sứ giả vào, cậu bé nói:
Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt ,một cái roi sắt,một tấm áo giáp sắt ta sx phá tan lũ giặc này".Sú giả vui mừng bèn về tâu với vua ,vua cho ngà đêm làm gấp những vật chú bé dặn .sau khi gặp sứ giả Giongs lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chả no ,áo vừa may xong đã đứt chỉ.Hai ông bà làm ra bao nhiêu cũng không đủ,dành nhờ bà con giúp ,bà con ai cũng gom gạo chỉ mong chú đánh giặc .hôm sau, vua mang những vật chú bé đã dặn .Giongs mang áo giáp vào nhảy lên ngựa tiến về phía giặc . Giongs Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Đến chân núi sóc sơn , Giongs bèn cởi áo giáp và bay lên trời .
vua nhớ công ơn gióng bèn lập đền thờ ngay tại quê nhà và phong là phù đổng thiên vương .
Đại đội TNXP 915 được tặng danh hiệu Anh hùng
(ANTĐ) - Sáng 24-12, tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đại đội 915 thuộc Đội 91 TNXP Bắc Thái tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong phường Gia Sàng (TP Thái Nguyên). Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi vòng hoa kính viếng hương hồn các liệt sỹ TNXP.
Trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Đại đội 915 TNXP |
37 năm về trước, đúng vào đêm Giáng sinh 24-12-1972, tại nơi đây đã chứng kiến một sự kiện lịch sử bi tráng: Hơn 60 đội viên TNXP của Đại đội 915 đã anh dũng hy sinh trong cuộc tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ. Tất cả họ đều ngã xuống khi làm nhiệm vụ cứu hàng quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Đại đội 915 được thành lập từ tháng 6-1972, với đại đa số đoàn viên là thanh niên các dân tộc thiểu số tuổi đời mới chỉ 17-18.
Ở thời điểm 12 ngày cuối năm 1972, cùng với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, quân và dân Thái Nguyên đã anh dũng đánh trả các đợt ném bom dữ dội của không quân Mỹ. Lúc đó, tại ga Lưu Xá và ga Quán Triều vẫn còn hơn 2 vạn tấn hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. Nơi đây cũng được coi như một cảng nổi của miền Bắc, nơi tiếp nhận và tập kết hàng hóa, vũ khí. Sáng 24-12-1972, hàng trăm toa tàu chở hàng đã bị kẹt tại ga Lưu Xá, Quán Triều do tuyến đường sắt về Hà Nội bị không quân Mỹ oanh tạc. Nhu cầu giải tỏa hàng hóa tại đây trở nên cấp thiết.
Nghe tin đó, cả đại đội xung phong lên đường đi cứu hàng dù ai cũng biết, sớm muộn gì máy bay Mỹ cũng sẽ quay lại tấn công vị trí trọng yếu này. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ, 66 đoàn viên được chọn nhanh chóng rời điểm đứng chân là xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ hành quân xuống Lưu Xá. Công việc bốc dỡ hàng hóa từ xe lửa chuyển sang ôtô được tiến hành đến 19h30 tối thì cả Đại đội được lệnh nghỉ ăn cơm. Bữa cơm chưa kịp dọn thì còi báo động hú lên từng chặp, hàng đàn máy bay Mỹ ào tới thi nhau trút bom xuống khu vực này. Và một quả bom trong số đó đã rơi trúng dãy hầm trú ẩn của cả đại đội. Cả 60 đoàn viên của Đại đội 915 đã hy sinh anh dũng…
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Sự hy sinh của những đội viên TNXP Đại đội 915 là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bản anh hùng ca bất khuất của dân tộc Việt Nam, đi vào lịch sử như một kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng trao bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia cho địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 915 tại ga Lưu Xá, phường Gia Sàng.
Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đồng chí Phạm Xuân Đương - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác đền ơn đáp nghĩa, đồng thời để tri ân, tôn vinh sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ Thanh niên xung phong, đoàn công tác Báo An ninh Thủ đô đã trao món quà xây dựng 5 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng cho UBND tỉnh với mục đích bảo tồn những giá trị tinh thần, ký ức và truyền thống rất đỗi tự hào của thế hệ cha anh.
Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.