K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2018

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hương vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

10 tháng 1 2018

Quê nội của em đẹp bởi có con sông chảy qua làng. Quanh năm cần mẫn, dòng sông chởnặng phù sa bồi đắp cho ruộng lúa. Buổi sớm tinh mơ, dòng nước mờ mờ phẳng lặng chảy. Giữa trưa, mặt sông nhấp nhô ánh bạc lẫn màu xanh nước biếc. Chiều tà, dòng nước trở thành màu khói trong, hơi tối âm âm. Hai bên bờ sông, luỹ tre làng nối vai nhau che rợp bóng mát cho đôi bờ. Sông đẹp nhất vào những đêm trăng. Bóng trăng lồng vào nước, luỹ tre làng in bóng trên dòng sông, vài chiếc thuyền neo trên bờ cát. Cảnh vật hữu tình đẹp như tranh vẽ.

13 tháng 4 2020

Xin lỗi vì mk sao chép

Lúc chiếc xe chở du khách còn đang bon bon trên đường, em đã nhận ra làn gió mát mang hương vị mặn mà của biển.

Mùa hè năm ngoái, trong chuyến đi nghỉ mát ở Nha Trang cùng gia đình, em đã được thưởng thức những vẻ đẹp diệu kì của biển. Thành phố Nha Trang trước mặt là biển, sau lưng là núi nên phong cảnh đẹp vô cùng! Bãi biển Nha Trang được xếp loại là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới.

Lúc chiếc xe chở du khách còn đang bon bon trên đường, em đã nhận ra làn gió mát mang hương vị mặn mà của biển. Có ai đó reo lên mừng rỡ: Biển kìa! Nhìn ra phía chân trời, em chỉ thấy một vệt xanh mờ mờ xa tít. Đến lúc xe dừng lại thì mặt biển bao la đã hiện ra trước mắt em. Bờ biển cong cong mềm mại, thoai thoải dần xuống mép sóng. Bãi cát trắng phau, mịn màng dưới chân. Ven bờ, hàng dừa nghiêng nghiêng. Tàu dừa giống như những cánh tay dài vẫy gió.

Chưa bao giờ em được nhìn thấy một vùng trời nước mênh mông nhường ấy. Phóng tầm mắt ra xa, em thấy biển có màu xanh thẫm. Nhìn xuống mặt nước gần ngay bờ cát, em lại thấy nước biển màu xanh da trời. Từng đợt, từng đợt sóng trắng nối nhau ào ạt vỗ bờ rồi lại rút ra xa, chẳng khác chi đám trẻ mê mải nô đùa không biết mệt. Mặt trời trên cao toả nắng vàng rực rỡ xuống biển xanh. Hàng ngàn người vui vẻ, ồn ào trên bãi tắm, tận hưởng không khí trong lành và làn nước mát lạnh của đại dương. Những chiếc phao nhiều màu dập dềnh trên sóng biếc.

Đến chiều, em được cha mẹ cho đi thăm các đảo bằng ca-nô. Chiếc ca-nô sơn hai màu xanh trắng, trước buồng lái cắm một lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay. Bốn năm chục du khách thích thú cười vang giữa tiếng sóng xô dào dạt. Chiếc ca-nô lướt như bay, đuôi rẽ nước thành hai luồng rẻ quạt, bọt tung trắng xoá.

Khung cảnh thiên nhiên ở đảo nào cũng đẹp! Em như choáng ngợp trước một không gian toàn một màu xanh: xanh trời, xanh biển và xanh cây lá hoà quyện vào nhau, tạo nên thế giới thần tiên. Em thích nhất là khu đảo cá Trí Nguyên với những chiếc hồ nhân tạo được xây ngay trên mặt biển. Trong đó có rất nhiều loài cá quý hiếm của biển khơi: hàng chục loại cá heo, cá mập, cá kiếm, cá song, hàng trăm loại cá cảnh biển đủ màu sắc và hình thù lạ mắt khiến cho người xem mê mải. Em mua một túi bỏng ngô rồi bước xuống bậc tam cấp dẫn xuống hồ nuôi vích. Những chú rùa biển khổng lồ và hiền lành nhẹ nhàng đớp từng hạt ngô từ lòng bàn tay em rồi đủng đỉnh bơi đi.

Ngày hôm sau, đoàn du khách được đưa đi thăm Tháp Bà, bãi biển Hòn Chồng và Viện Hải dương học. Lần đầu tiên, em được tận mắt nhìn thấy những sinh vật kì lạ của đại dương. Trước khi về, em đứng cạnh bộ xương chú cá voi dài như chiếc thuyền, chụp một kiểu ảnh làm kỉ niệm.

Sau hai ngày tham quan Nha Trang, em biết thêm được bao điều mới mẻ và thú vị. Thiên nhiên xung quanh ta quả là đẹp đẽ, hấp dẫn vô cùng! Tạm biệt Nha Trang với biển xanh, cát trắng, voi những con đường vàng rực màu hoa Nữ hoàng và lồng lộng làn gió đại dương, em thấy trong lòng dâng lên một cảm xúc rưng rưng khó tả. Tạm biệt nhé Nha Trang! Hẹn mùa hè sang năm, ta sẽ gặp lại nhau!

14 tháng 11 2017

Quê em là một làng nhỏ ven sông cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em.

Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập tràn hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới.
 

14 tháng 11 2017

Quê tôi là một vùng quê tuyệt đẹp nhưng có lẽ cái làm tôi nhớ nhất vẫn là sự thanh bình ở nơi đây.

Vào buổi sáng sớm , những chú gà trống đứng trên đống rơm trước nhà cất tiếng gáy ò…ó...o…Tiếng gáy như một chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc gọi mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu.

Từ các ngôi nhà , những làn khói bếp bay ra hòa quyện cùng không khí làm cho mọi người có cảm giác ấm cúng. Xa xa, mặt trời từ từ hiện lên sau lũy tre làng tỏa từng tia nắng ấm áp làm sương tan dần. Lúc ấy, tôi thường đưa tay đón lấy từng giọt sương như đón lấy những điều may mắn, tốt đẹp cúa một ngày mới. Sương đã tan dần, con đường làng trở nên nhộn nhịp bởi các bác nông dân đang ra đồng gặt lúa.

Trên cánh đồng, lúa đã chín rộ báo hiệu cho một vụ mùa bội thu. Những bông lúa nặng trĩu hạt như trả công cho người nông dân sau bao nhiêu ngày tháng vất vả “dãi nắng dầm sương”. Ánh nắng chiếu rọi làm cánh đồng như một thảm lụa vàng khổng lồ. Đó là cảnh thanh bình giản dị ở quê ngoại em

1 tháng 3 2021

Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.

Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.

Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.

Cái này mik ko biết gạch chân như thế nào nên chỉ viết ra : dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh.

2 tháng 1 2019

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

Trả lời:

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):

1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?

2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.

3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.

Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):

1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?

3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

1.Chế độ ăn uống:

- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…

- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.

2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

- Đội nón (mũ) khi ra nắng.

- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

3.Trời lạnh cần:

- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.

4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?

Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Trả lời:

- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.

- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.

Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:

- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

- “Rét run cầm cập”.

Trả lời:

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

- Đi nắng cần đội mũ nón.

- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Khi trời nóng không nên lao động nặng.

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:

1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau

 a) Tắm ngay khi người đang nóng nực.
 b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh.
 c) Hạ nhiệt một cách từ từ.
 d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa.
xe) Gồm c và d.

2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau

 a) Mặc thật nhiều quần áo.
 b) Mặc đủ ấm.
 c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng.
xd) Gồm b và c.
 e) Gồm a và c.
6 tháng 6 2018

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

5 tháng 6 2018

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Gửi em :

Trong lần tham quan vừa rồi, cả lớp chúng em đã được dã ngoại tại một khu rừng hoang vu, hẻo lánh của địa đầu tổ quốc. Cảnh trong rừng thật tĩnh lặng làm sao ! Tiếng gió cây vi vu như những làn sóng trên biển. Tiếng chim hót lảnh lót như tiếng đàn cầm. Rồi những khóm cây um tùm mọc quanh ven đường như những người lính xếp hàng trong quân đội. Mọi thứ đều mang một vẻ âm u, tối tăm. Đây thật là một không gian thích hợp để thư chúng em thư giãn vào dịp cuối tuần.

2 tháng 2 2021

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

21 tháng 1 2018

làng em có 1 con sông chảy qua.nước sông trong vắt.dòng chảy rất êm dịu..............em rất yêu dòng sông

bạn tham khảo nha : (xong thì k cho mình nhé )

   Sông Hàn như một dải lụa dài, xinh đẹp, thơ mộng vắt ngang qua Đà Nẵng. Đã từ lâu, Sông Hàn đã trở thành một biểu tượng của thành phố đáng sống của Việt Nam bởi sự kì bí của nó. Sông Hàn tuyệt đẹp như cái tên mĩ miều mà người dân đã ban tặng cho nó vậy. Nhờ dòng sông, người dân Đà thành có thể khai phá ngành du lịch, tạo nên mĩ quan tuyệt đẹp cho thành phố và cũng như tô vẽ bức tranh muôn màu cho cuộc sống.

Quê tôi nằm trên 1 triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo , ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai . Hai bên bờ sông, người gánh nước, người giặt giũ, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống của tôi yên bình, nên thơ và êm ả biết bao !