Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,… Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.
Tham khảo!
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư
Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.
Tham khảo!
Đề 1:
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.
Tham khảo:
Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề tự học của học sinh hiện nay.
Thân đoạn:
- Nguyên nhân:
+ Lười biếng, ham chơi, mê cái trò giải trí.
+ Bị bạn bè rủ rê sa đà vào tệ nạn xh.
+ Quen vào lối học thụ động, không có tinh thần tự giác.
+ ....
- Hậu quả:
+ Không có sự tư duy, sáng tạo trong đầu óc.
+ Đem lại cảm giác học không thú vị.
+ Hình thành nên thói quen ỷ lại vào thầy cô, học thêm.
+ ...
- Giải pháp:
+ Khuyên nhủ nhắc nhở các bạn học sinh.
+ Thầy cô cần dạy dỗ, căn dặn thêm các bạn cần phải có tính tự học.
+ ..
- Đánh giá:
+ Học sinh hiện nay học thụ động từ nhỏ đến lớn, ít ai có tinh thần tự học.
+ Sự tự học của học sinh hiện nay là hiếm thấy.
+ ...
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân em.
- Tổng kết vấn đề.
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tự học là một trong những thói quen tốt trong học tập mà bất kì học sinh nào cần có...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tự học là gì?
Vai trò của tự học:
+ Giúp ta biết chủ động trong việc học
+ Giúp ta dễ dàng củng cố được kiến thức, ghi nhớ bài học
+ Rèn luyện tính tự giác
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Tự học trong mùa dịch Covid vừa qua.
Bàn luận mở rông:
Trái với tự học là gì?
Bản thân em đã bao giờ tự học chưa?
Bài học em rút ra cho bản thân về vai trò của tự học?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa vai trò của tự học.
_mingnguyet.hoc24_
Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta
Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta
“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.
Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.
Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.
Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.
Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.
các bạn ơi giúp mình với!
Mình chỉ có bài văn thôi, bạn tham khảo lấy ý nhé
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Bài văn cảm nghĩ về đồ dùng học tập - Ảnh minh họa
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.