Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những thành tựu văn hóa ấn tượng của các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI là kiến trúc Angkor Wat ở Campuchia. Angkor Wat là một ngôi đền Hindu-Buddha được xây dựng vào thế kỉ XII và được coi là biểu tượng của văn hóa Khmer. Angkor Wat được xem là một trong những công trình kiến trúc tuyệt đẹp và phức tạp nhất trên thế giới. Với kiến trúc độc đáo và tinh tế, ngôi đền này đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách từ khắp nơi trên thế giới. Với diện tích rộng lớn và kiến trúc độc đáo, Angkor Wat không chỉ là một ngôi đền mà còn là một thành phố cổ đầy đặc sắc. Nó được xây dựng bằng đá vôi và đá grès, với các tòa tháp, các hình ảnh tượng trưng và các bức tranh tường tuyệt đẹp. Các tòa tháp cao và các cầu nối tạo nên một cảnh quan tuyệt vời và tạo nên một không gian linh thiêng. Angkor Wat không chỉ là một di sản văn hóa quan trọng của Campuchia mà còn là một biểu tượng của văn hóa Đông Nam Á. Nó đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Với sự kỳ vĩ và độc đáo của nó, Angkor Wat là một thành tựu văn hóa đáng ngưỡng mộ của các nước Đông Nam Á trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai.Quê gốc ở Chi Ngại (Chí Linh,Hải Dương).Ông là con của Nguyễn Phi Khanh và vợ Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi là một nhà quân sự,chính trị tài ba và kiệt xuất đồng thời trở thành khai quốc công thần của triều đại Hậu Lê.Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của Việt Nam cùng với Hùng Vương,Hai Bà Trưng,Lý Nam Đế,..
Ngay từ khi còn bé,ông đã rất thông minh và ham đọc sách,điều này được cha ông là Nguyễn Phi Khanh nhắc đến trong hai câu thơ:" Cố viên loạn hậu hữu tiên lư/Lục tuế nhi đồng phả ái thư"Không chỉ vậy,ông có đóng góp rất lớn trong nhiều lĩnh vực,để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí,Chí Linh sơn phú,Quốc âm thi tập,..và tác phẩm nổi tiếng được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta " Bình Ngô đại cáo".Tư tưởng nhân nghĩa,yêu nước,thương dân luôn được ông đề cao và trân trọng.Đặc biệt cách đánh vào tinh thần cuả giặc (tâm công kế) cũng được ông sử dụng một cách hiệu quả.
Vụ án Lệ Chi Viên là vụ án oan nổi tiếng thời Lê Sơ khiến cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc.Năm 1464 sau 22 năm oan khuất,vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu minh oan cho ông.
Lưu ý : Có những phần tham khảo tư liệu trong sách và trên mạng
Tham khảo:
– Nguyễn Trãi không những Ɩà một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn Ɩà một danh nhân văn hoá thế giới.Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
– Tư tưởng c̠ủa̠ ông tiêu biểu cho tư tưởng c̠ủa̠ thời đại.cả cuộc đời c̠ủa̠ Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.Ông thường suy nghĩ ѵà mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.
Lê Thánh Tông:
-Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn Ɩà một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba c̠ủa̠ dân tộc ta ở thế kỉ XV.Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
– Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn ѵà Ɩàm chủ soái.Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
-Thơ văn c̠ủa̠ ông chứa đựng tinh thần yêu nước ѵà tinh thần dân tộc sâu sắc.Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh…, tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
– Ông Ɩà nhà sử học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta ở thế kỉ XV.Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.– Ông Ɩà một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
4.Lương Thế Vinh (1442 – ? )
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua ѵà dân coi trọng.Ông còn Ɩà nhà toán học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta thời Lê sơ.Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).Ông được người đương thời ca ngợi Ɩà nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi Ɩà “Trạng Lường”.
Em thích nhất lĩnh vực về giáo dục khoa cử thời Lê Sơ:
- Sau khi lên ngôi vua,Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long,mở trường học ở các lộ,mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi.
- Ở các đạo,phủ có trường công.Những người giỏi và có đạo đức được tuyển chọn làm thầy giáo
- Nội dung thi cử là các sách nhà Nho.Ở thời đại Lê Sơ,Nho giáo chiếm vị thế độc tôn
- Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 989 tiến sĩ,20 trạng nguyên.Riêng thời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 501 tiến sĩ,9 trạng nguyên
- Đặc biệt vào thời vua Lê Thánh Tông còn cho dựng bia đá đặt ở Văn Miếu-Quốc tử giám,gọi là Bia tiến sĩ nhằm tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.Và 82 bia tiến sĩ được đặt tại Văn Miếu-Quốc tử giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới
\(\Rightarrow\) “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung đã khẳng định rất rõ tầm quan trọng của hiền tài với đất nước.Giáo dục phát triển là tiền đề cho một quốc gia phát triển thịnh trị. Có thể thấy những điều này được các đời vua thời Lê Sơ rất chú trọng,đề cao.
Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long.Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác. Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới, và trở thành địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội.
Lịch sử dân tộc Lào ngày nay, mà trước kia là Vương quốc Lạn Xạng có nhiều thăng trầm, sự thăng trầm đó có ảnh hưởng từ các nước lân bang của Lào. Ngay từ khi bắt đầu thành lập nên vương triều của mình nó cũng là sự mâu thuẫn, xung đột vũ trang để đi đến thống nhất quốc gia. Sự ra đời của Vương quốc Lạn Xạng là một quá trình chinh phục các tiểu quốc lân cận của một vị anh hùng, vị anh hùng đó là Phà Ngừm .
Chúng ta phải nhận thấy rằng vào thế kỷ XI – XIII, trong các thung lũng của con sông Mê kông chảy qua miền bắc Lào đã hình thành nên những tiểu quốc như Mường Xinh, Mường Xay, Mường Hun… tại miền trung lưu song Mê kông có một số tiểu quốc lớn hơn như Mường Xoa, Mường Cam kớt, Bát Xắc… đa số các tiểu quốc này đều bị lệ thuộc vào vương quốc Campuchia ở phía Nam, còn ở phía đông là Đại Việt và tình hình ở các nước láng giềng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự thống nhất của nước Lạn Xạng lúc bầy giờ. Vào giữa thế kỷ XIV, trên bán đảo Đông Dương đã có nhiều biến đổi đáng kể.
Vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Rama Khamheng (1280 – 1318) đã ra sức mở rộng biên giới của nước Xukhôthai và xây dụng đất nước thành một quốc gia hung mạnh, cùng lúc này còn tồn tại một đất nước khác tồn tại và phát triển đó là Ayutthaya đây chính là quốc gia đối đầu với Xukhôtthai sau đó thì Ayutthaya đã chinh phục được Xukhôtthai, đây chính là hai quốc gia phong kiến của Thái được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII và XIV.
Và suốt thế kỷ XIV vương quốc Ayutthaya đã thi hành chính sách ngoại giao phản động, bành trướng đánh chiếm và gây chiến tranh với nhiều quốc gia trong khu vưc lúc bấy giờ như: bán đảo Mã Lai, rồi vương quốc Khơ Me, phía băc xâm lược Xukhôtthai và Xiêng Mai. Cũng vào cuối thế kỷ XIII thì Mông Cổ với cuộc xâm lược vào vương quốc Pagan sự thất bại của Pagan trước quân Mông Cổ đã làm cho Pagan đi vào thời kỳ chia cắt lãnh thổ kéo dài non ba thế kỷ. Đất nước phân ra thành nhiều tiểu quốc đới địch nhau.
Tóm lại, tình hình chung của các nước xung quanh Lạn Xạng không yên ổn, Xukhôtthai đi đến giải thể, Khơ Me suy yếu, Pagan bị chia cắt, Ayutthaya lao vào các cuộc chiến tranh liên miên, nhưng đây cũng lại là điều kiện khách quan thuận lợi, mở đường cho sự ra đời nhà nước thống nhất độc lập của Vương quốc Lạn Xạng.
Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lạn Xạng chiên đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Xiềngđông – Xiềngthông ( sau này Xiềng đông – Xiềng thong là Luông Phabang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang.
Đôi nét về Phà Ngừm, Ông sinh năm 1316, con của Thao Pha Ngiêu. Vì sự bất hòa trong triều đình, Phà Ngừm và cha của mình đã phại tạm lánh sang Angco ngày nay là Camphuchia ngay từ thời thơ ấu. Đến tuổi trưởng thành ông cũng trở thành phò mã của Vương quốc này, sau đó Phà Ngừm trở về đấtt Lào, nuôi chí lớn thống nhất đất nước. Ông đã khéo léo lợi dụng tình hình khách quan đương thời để đấu tranh cho Lạn Xạng thoát ly khỏi sự lệ thuộc vào Xukhôthai và Campuchia, đồng thời xây dựng một nhà nước thống nhất đầu tiên.
Vào giữa thế kỷ XIV, nhân lúc Campuchia và Ayuthaya (Thái Lan ngày nay) đang có mâu thuẫn gay gắt với nhau, Phà Ngừm đã chỉ huy một đạo quân “ 10 vạn người” từ Campuchia tiến về đất Lào. Đạo quân của Phà Ngừm đã thâm nhập được vào thung lũng sông Mê kông và chinh phục được hàng loạt các tiểu quốc như: Mường Paccôt, Mường Caboong, Mường Phanamhưng, Mường Phuông, rồi tiến lên Đông Bắc Lào sát tận Phông Xalỳ, sau đó trở xuống Pạc U sát kinh thành Xiêngđông – Xiềngthông.
Phanha Khămhiếu, chú của Phà Ngừmđang làm vua ở Xiềng đông – Xiềng thông, cho quân tiến đánh Phà Ngừm ba lần tại Pạc U nhưng đều thất bại. Sau khi biết không thể nào chống được đội quân hùng mạnh của Phà Ngừm, Khămhiếu cùng vợ phải uống thuốc độc tự tử còn các Xêna Amát, tức các triều thần, sau khi làm lễ an táng cho vua và hoàng hậu liền kéo tất cả đi đón chào Phà Ngừm tại Pạc U. Phà Ngừm vào Xiềng đông – Xiềng thông và được tôn lên làm vua. Ông lên ngôi năm 1353, vào lúc 37 tuổi.
Sau khi làm vua được một năm thì Phà Ngừm trao quyền nhiếp chính cho hoàng hậu Noongkéo thay mặt nhà vua xử lý việc triều chính, nắm giữ binh quyền, còn Ông lại cất quân đi chinh phục Lạn Na ( một vương quốc Thái ở phía bắc Thái Lan ngày nay). Hầu hết các Mường phía Bắc đều bị Pà Ngừm chinh phục cả.
Qua hai năm chinh phạt, Phà Ngừm trở về Xiêng đông – Xiêng thông . Đến năm 1356 ông cho quân tiến đánh Viêng-chăn. Nhưng chính ở đây Phà Ngừm đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Thành phố nằm giữa một hàng rào tre đầy gai góc, lũy tre là bức tường kiên cố để bảo vệ thành phố một cách hiệu nghiệm. và để tiến sâu vào thành phố thì Phà Ngừm đã tiến hành việc công thành hết sức mưu trí. Ông ra lệnh cho các tướng găm những vòng vàng và bạc vào các mũi tên và cứ thế bắn liên tiếp trong ba ngày, sau đó rút quân về gặp nhà vua để nhận lệnh. Dân thành phố bắt đầu đẵn tre để lấy vật quý. Lợi dụng tình hình ấy, quân đội của Phà Ngừm đã nhanh chóng tấn công công và chiếm được Viêng-chăn, để ghi nhớ chiến thắng này, thành phố lấy tên là Viêngkhăm. Sau khi chiếm được Viêng- chăn thì Phà Ngừm cho quân tiến xuống cao nguyên Cọrạt dọc theo bờ song Mê kông và buộc nhà vua Ayuthaya, lúc này đang bận chiến tranh với vương quốc Campuchia, phải thừa nhận Lạn Xạng có quyền hạn đối với lãnh thổ phía tây sông Mê kông.
Phà Ngừm kéo quân trở về Viêng- chăn tổ chức ăn mừng chiến thắng. cuộc liên hoan kéo dài trong bảy ngày bảy đêm. Nhân dân Lạn Xạng đã nói với Phà Ngừm rằng: “ nhà vua mới làm cho chúng tôi được quang vinh, chiến thắng được tất cả các nước, chúng tôi đội ơn người, và chúng tôi muốn đón người lên làm vua Lạn Xạng một lần nữa”.
Trước quân sĩ và dân chúng kéo về nhà vua đã đọc lời huấn thị kêu gọi mọi người phải giữ gìn công lý, chăm lo giữ gìn bờ cõi đất nước.
Đây cũng là sự kiện đánh giấu bước ngoặt trong lịch sử nước Lạn Xạng nói riêng và của lịch sử Dân tộc Lào, đất nước Lào nói chung, kể từ đây thì lịch sử Lào chấm dứt thời kỳ phong kiến cát cứ, thời kỳ bị phụ thuộc lệ thuộc vào các quốc gia khác, vì một nhà nước thống nhất, độc lập đã ra đời vào giữa thế kỷ XIV trên đất nước Lào đo chính là nhà nước Lạn Xạng, do Phà Ngừm là người có công lao to lớn xây dựng nên.
Sau khi đất nước độc lập, thống nhất thì Phà Ngừm băt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhà vua luôn quan tâm đến việc thiết lập một chính quyền tập trung vững mạnh, vì thế, ngay trong quá trình tiến đánh các mường , Phà Ngừm đã bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới tại đó, ở một số mường thí nhà vua vẫn sử dụng các đại biểu cũ đã thần phục chính quyền mới, những kẻ nào không chịu khuất phục đều được thay bằng những người thân tiến của nhà vua.
Nhờ vậy mà, ngay sau khi lên ngôi vua 1353 tại Xiềng đông – Xiêng thông, Phà Ngừm đã thiết lập được một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà vua Lạn Xạng mang danh hiệu Châuxivit-“ chủ nhân của những sinh mệnh”. Sau khi bị Phà Ngừm loại bỏ những lãnh chúa còn sống sót chịu thần phục Phà Ngừm , họ phải mang nợ suốt đời với nhà vua, và họ đều là thần dân của nhà vua. Trên danh nghia thì của cải, dất đai đều thuộc của nhà nước nhưng trên thực tế nó tập trung vào tay nhà vua và các hoang thân. Vậy nên vua được coi như là người chủ tối cao của đất nước và của hoàng gia.
Sự thống nhất đất nước Lạn Xạng vào thời kỳ Phà Ngừm là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển lịch sử của đất nước Lào. Từ đây, nước Lạn Xạng đã bước vào một thời kỳ tiến triển mạnh mẽ, và đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang. Tuy nhiên so với các quốc gia phong kiến tập quyền phương đông khác thì nhà nước Lạn Xạng thống nhất ít tính chất tập trung hơn. Các tiểu quốc hợp thành vương quốc này vẫn giữ khá nhiều tính độc lập của nó. Các mâu thuẫn vẫn duy trì trong nội bộ của vương quốc Lạn Xạng, tính độc lập của các tiểu quốc ngày càng mạnh mẽ hơn, cụ thể là các mường vẫn duy trì quyền thế tập của mình. Vì thế chưa có sự thống nhất vững chắc, cho nên những người kế vị Phà Ngừm phải dựa vào một trong những nhóm quý tộc này hay nhóm quý tộc khác để trừng phạt các nhóm quý tộc có tư tưởng chống đối. Ngoài ra yếu tố địa hình tạo thêm điều kiện để duy trì tình trạng cát cứ địa phương trong hoàn cảnh kinh thế chưa được thật phát triển. Trong lịch sử thì ở Lạn Xạng luôn diễn ra tình trạng mâu thuẫn của các châu mường tự trị, vì vậy muốn xây dựng đất nước phát triển thống nhất, các vua Lạn Xạng đều rất quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để răn đe các tiểu quốc nếu có tư tưởng tưởng chống đối, sự hùng mạnh cũng là cái uy quyền. Sau hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển đất nước, quốc gia Lạn Xạng trở thành một vương quốc khá hung mạnh ở vùng bán đảo Đông Dương và nhờ vậy đã tự bảo vệ, chống lại quân xâm lược.
hình như dài quá