K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phía xa, tiến lại // hai cậu bé con.

Ở cánh rừng phía xa, um tùm một màu xanh của // cây, cỏ.

Trên mặt biển, lấp ánh // ánh mặt trời.

Trên cành cây, lao xao // vài chú chim chích bông.

Trên trời, lòa nhòa những đám mây đen nhỏ.

23 tháng 11 2021
     Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

 
16 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

 

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

12 tháng 5 2021

- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

- Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

- Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân.

- Bánh tráng Mỹ Lồng,

Bánh phồng Sơn Đốc,

Măng cụt Hàm Luông.

- Bến Tre biển cá sông tôm

Ba Tri Muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.

12 tháng 5 2021

tk 

Bắc Cạn có suối đãi vàng. Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh​ ...Bình Định có núi Vọng Phu. Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh. ...Cổ Đô tốt đất cao nền. Ai đi đến đó cũng quên ngày về.​ ...Cổ Loa là đất Đế Kinh. ...Chẳng vui cũng thể hội Thầy. ...Chuồn chuồn bay thấp bay cao. ...Bóng đèn là bóng đèn hoa. ...Cát Chính có cây đa xanh
11 tháng 12 2016

Ba câu truyện cười về trường học là :

  • Học sinh thời nay
  • Đến thầy cũng phải điên
  • Thi vấn đáp
10 tháng 3 2019
  • Câu TỤC NGỮ: - Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. - Học ăn học nóihọcgói học mở. - Học hay cày biết. - Học một biết mười. - Học thầy chẳng tầy học bạn. - Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu. - Ăn vóc học hay. - Bảy mươi còn học bảy mươi mốt. ...
10 tháng 3 2019

Những câu ca dao tục ngữ hay về học tập, ham học hỏi

1.

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.


Câu này có ý nghĩa rất sâu sắc, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.


2.

Học ăn học nói, học gói học mở.


Đây là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho tế nhị, văn minh


3.

Học hay cày biết.


Câu này nói về những người học giỏi mà lao đông cũng giỏi


4.

Học một biết mười.


Câu này có ý nghĩa là thông minh, sáng tạo không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự phát minh phát triển, mở rộng được những điều đã học.


5.

Học thầy chẳng tầy học bạn.


Câu tục ngữ này có nghĩa học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thầy cô giáo.


6.

Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.


7.

Ăn vóc học hay.


Câu tục ngữ có nghĩa có ăn mới có sức khỏe, vóc dáng, có học mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống

8.

Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.


9.

Có cày có thóc, có học có chữ.


Câu này muốn nói phải làm lụng thì mới có cái để ăn mà sống, còn muốn có chữ thì bắt buộc phải học tập.


10.

Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.


Lỏng chữ, còn có chỗ để chen, để thêm cho nó hết lỏng.Dốt đặc thì không thể thêm bất cứ cái gì vô đó cả.

11.

Dốt đến đâu học lâu cũng biết.


Câu này nó cũng giống câu cần cù bù thông minh, ý nghĩa là nếu bạn chăm chỉ chịu khó học thì dù ko thông minh lắm như bạn cũng sẽ gặt hái được một số kiến thức kĩ năng nào đó.

12.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.


Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

13.

Hay học thì sang, hay làm thì có.


Đại ý của câu này là Chăm học thì. làm nên quan sang, chăm làm thì trở nên giàu có. Khuyên người ta nên chăm chỉ.


14.

Học để làm người.


Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ, khuyên chúng ta nên học tập để trở thành người có ích cho xã hội, đất nước.


15.

Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.


Câu này rất đơn giản, nghĩa là làm việc vất vả thì nhất định được kết quả như mong muốn

16.

Học khôn đến chết, học nết đến già.


Câu tục ngữ khuyên chúng ta không ngừng học hỏi dù ở bất kỳ độ tuổi nào đi chăng nữa.

17.

Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.


Câu ca dao với đại ý là muốn khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu.


18.

Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.


Hai chữ “anh hùng” trên dùng để bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của việc học tập, không chỉ học hiểu mà còn học để trung thành.

19.

Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.


Việc học tập phải đi đôi với thực hành thì kết quả mới tốt được.

20.

Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.


Lời ca dao đưa ra hình ảnh viên ngọc. Nói đến viên ngọc ta phải hiểu đây là đồ vật trang sức rất quý, có giá trị, đẹp lóng lánh. Nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ước muốn. Nhưng có ai biết đâu rằng trước kia nó chỉ là một viên đá thô sơ, tầm thường được người thợ mang về đục đẽo, mài gọt, giũa từng li từng tí mới được như vậy. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì viên ngọc đó sẽ không sáng chói, rực rỡ 

21.

Học là học biết giữ giàng 
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.


Đây là một trong những câu ca dao nói về học tập, khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người.


22.

Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.


Bài thơ nói về việc học tập sẽ giúp chúng ta có được kiến thức, và sử dụng kiến thức đó để mưu sinh.Những câu ca dao tục ngữ hay về học tập, ham học hỏi
 

6 tháng 1 2018

Vào đây để xem thông tin về nguyễn trã nhé

https://yeusuviet.wordpress.com/giai-tri/nhung-mau-chuyen-danh-nhan/nguyen-trai-khai-quoc-cong-than/

6 tháng 1 2018

Tài đức và danh tiếng của thầy Chu Văn An vang đến kinh đô Thăng Long, vua Trần Minh Tông (lên ngôi năm 1314) mời ông ra kinh thành dạy học tại Quốc Tử Giám, ngôi trường lâu đời, chuyên đào tạo các hoàng tử, con các vị quan lại với mong muốn thầy Chu sẽ truyền đạt những giáo lý Nho giáo của mình cho họ, những người rất có thể sẽ trở thành những bậc đại quan trong triều đình sau này.

Vua Trần Minh Tông đã giao cho thầy Chu Văn An chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám (tương đương chức Phó Hiệu trưởng) và dạy học cho Thái tử Trần Vượng (sau này là vua Trần Hiến Tông), đào tạo một vị vua mới cho nước Đại Việt. Người đứng đầu Quốc Tử Giám lúc này là quan Tể tướng Trần Nguyên Đán (ông ngoại của danh nhân Nguyễn Trãi, cũng là ông nội của danh tướng Trần Nguyên Hãn), ông rất quý mến tài đức của Chu Văn An, hay tin thầy Chu đồng ý về kinh thành Thăng Long dạy học nên đã hết lòng giúp đỡ.

Đồng thời với nhiệm vụ dạy học cho vua, thầy Chu Văn An còn ra sức phát triển trường Quốc Tử Giám. Thành tựu lớn nhất của thầy Chu khi dạy học tại đất Thăng Long chính là bộ Tứ thư thuyết ước (bộ sách tóm lược nội dung của 4 cuốn sách của Nho gia là Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử), đây chính là giáo trình dạy học chính của thầy Chu Văn An tại Quốc Tử Giám.

Chu Văn An và những sự tích về thầy giáo Chu Văn An 6

Tiếc thay tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy mất. Nếu còn bộ sách, chúng ta sẽ hiểu cụ thể quan điểm của ông. Ơở miếu thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung còn ghi lời của Bùi Huy Bích (1744 - 1802) có đoạn, tạm dịch: Kính nghĩ phu tử, tinh thông về lý học, khi ra đời (xuất thế) cũng vì Lễ, khi ở ẩn (thoái ẩn) cũng vì nghĩa. Những học trò của ngài đã đem bày tỏ rõ ràng được đạo Nho, chống lại tà thuyết, gạt bỏ mê tín. Phong thái và ảnh hưởng của ngài dù đến trăm năm sau cũng cảm thấy như chính mình đang ở gần ngài. Trong Kinh thi, chẳng đã có câu: Núi cao, ngửa trông thấy càng cao, đường lớn càng đi càng thấy xa...

Chu Văn An là chủ xướng 4 quan điểm sau:

Cùng lý: bàn cãi cho biết lý lẽ của sự vật. Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm điều gì trái với lương tâm. Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí. Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhân tâm. Ở bốn quan điểm này, chúng ta thấy Chu Văn An quan tâm đầy đủ cả hai mặt trí dục và đức dục, học và hành.